Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/03/2024

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì? Thực đơn bố mẹ nên tham khảo

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rôm sảy là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do trời nóng dẫn đến việc bé ra nhiều mồ hôi, vi khuẩn dễ dàng phát triển tạo thành những nốt đỏ thành vùng trên da bé.

Để khắc phục kịp thời vấn đề này, bố mẹ có thể tham khảo nhiều cách khác nhau như tắm nước lá, dùng kem bôi hoặc bổ sung một số thực phẩm mát cho bé. Vậy, trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bé bị rôm sảy nên ăn gì và không nên ăn gì của các bố mẹ. Tình trạng rôm sảy của bé nếu chỉ ở mức nhẹ, không nghiêm trọng thì rôm sẽ tự lặn sau 7-8 ngày và không để lại hậu quả trên da bé.

Thế nhưng, khi rôm sảy không được giải quyết kịp thời mà chuyển sang thể nặng (rôm sảy có mủ) thì có thể ảnh hưởng đến làn da và sự phát triển của bé.

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì Với các vết rôm sảy có mủ, sẽ khó chữa, cần dùng các thuốc điều trị và khi lành sẽ để lại sẹo trên làn da của trẻ.

Rôm sảy khi nhiễm trùng quá nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ trường hợp này cần đi gặp bác sĩ để có giải pháp kịp thời.

I – Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với bệnh rôm sảy?

Chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Hoặc cũng có thể do trẻ tiết nhiều mồ hôi và không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.

Rôm sảy là bệnh ngoài da lành tính có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi rôm sảy xuất hiện thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ luôn mong muốn tìm được biện pháp cải thiện được tình trạng này nhanh chóng an toàn.

Để trị rôm sảy ở trẻ có rất nhiều cách khác như như: bôi kem trị rôm sảy, vệ sinh da sạch sẽ, cho bé ở nơi thoáng mát… Tuy nhiên, để các biện pháp trên phát huy tối đa công dụng bạn cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng.

trẻ bị rôm sảy ăn gì cho mátLựa chọn thực phẩm phù hợp giúp khắc phục tình trạng rôm sảy nhanh chóng.

Theo các bác sĩ cho biết: “Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm nên tình trạng rôm sảy sẽ nhanh chóng thuyên giản. Ngoài ra, các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất còn giúp cơ thể trẻ mau chóng hồi phục và có sức đề kháng tốt hơn.”

Ngược lại, nếu như trẻ bị rôm sảy có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Điều này còn khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, bên cạnh việc tìm hiểu các phương pháp điều trị rôm sảy cha mẹ cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống của con. Lựa chọn thực phẩm phù hợp sẽ giúp bệnh nhanh lành và hạn chế những biến chứng xảy ra.

II – Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì tốt nhất?

Để loại bỏ rôm sảy nhanh chóng cũng như phòng tránh tái phát mẹ có thể cho trẻ ăn một số thực phẩm dưới đây:

1. Ăn trái cây có tính mát

Để giảm nhanh tình trạng rôm sảy, giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, mẹ có thể bổ sung một số loại trái cây trong thực đơn ăn hàng ngày. Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng dồi dào giúp trẻ cải thiện sức khỏe, hệ thống các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, khi trẻ bị rôm sảy mẹ nên lựa chọn những loại cây có tính mát, chứa nhiều nước để giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng.

Dưới đây là một số loại trái cây tốt cho bé mẹ nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày:

– Cam

Cam là một loại trái cây bạn nên bổ sung cho bé khi bị rôm sảy. Bởi loại trái cây này chứa hàm lượng vitamin C cao, giàu chất xơ. Ngoài ra, vị ngọt tự nhiên đến từ một lượng lớn glucose và fructose.

bé bị rôm sảy ăn gì cho mátTrẻ bị rôm sảy nên ăn cam.

Phần vỏ cam sẽ cung cấp pectin, một loại chất xơ hòa tan và flavonoid có thể tốt trong việc ngăn ngừa cảm lạnh. Với những lợi ích tuyệt vời nêu trên mẹ nên khuyến khích trẻ ăn cam mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhanh tình trạng rôm sảy.

– Quả bơ

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Ngoài quả cam mẹ cũng có thể bổ sung quả bơ trong thực đơn của trẻ.

Bơ là loại quả có chứa ít chất béo tốt, có lợi cho trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một nguồn axit béo tương tự như chất béo lành mạnh có trong dầu oliu.

Bơ còn là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào có tác dụng duy trì những tế bào trong hồng cầu được khỏe mạnh. Ngoài ra, bơ còn chứa hàm lượng vitamin B6 lớn, giúp làn da khỏe mạnh.

– Quả chuối

Nếu trẻ bị rôm sảy bạn cũng có thể cho trẻ ăn chuối để giúp cải thiện tình trạng này. Chuối cũng giàu vitamin B6 tốt cho làn da và sản xuất năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Trẻ có thể thưởng thức loại trái cây này mà không cần lo lắng về bất cứ vấn đề gì. Để thêm chuối vào chế độ ăn của trẻ bạn có thể khuyến khích trẻ ăn chuối hoặc làm một số món ăn nhẹ từ chuối.

– Quả táo

Táo là loại trái cây được nhiều trẻ yêu thích bởi hương vị thơm ngon, dễ ăn. Các chất dinh dưỡng mà táo cung cấp thực sự giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Từ đó, thoải mái làm những việc mình yêu thích như chơi thể thao, chạy nhảy…

Táo cũng chứa nhiều vitamin C nên giúp con giảm tình trạng rôm sảy nhanh chóng. Việc bổ sung táo vào chế độ của bé cũng khá đơn giản. Bạn có thể thêm một ít táo như món ăn tráng miệng. Nếu không, bạn cũng có thể làm nước ép táo kết hợp cùng một số loại trái cây khác.

2. Các loại rau có tính mát

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì? Ngoài những loại trái cây nên trên bạn cũng nên chú ý bổ sung rau xanh trong chế độ ăn uống của trẻ.

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu do cơ thể bé nóng, tiết nhiều mồ hôi và không thoát được ra ngoài do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Do đó, để cải thiện tình trạng này mẹ hãy bổ sung thêm một số loại rau củ có tính mát, chứa nhiều vitamin để giải nhiệt.

Dưới đây là một số loại rau trẻ nên ăn khi bị rôm sảy:

– Rau mồng tơi

Theo y học cổ truyền, mồng tơi có tính hàn, vị hơi chua tốt cho máu. Khi ăn giúp thải độc, thanh nhiệt và nhuận tràng và cải thiện tình trạng rôm sảy nhanh chóng.

Bệnh rôm sảy ăn gìRau mồng tơi có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể.

Bạn có thể dùng rau mồng tơi nấu canh thịt băm vừa cung cấp chất dinh dưỡng vừa giúp giải nhiệt hiệu quả. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn bé bị rôm sảy nên ăn gì? Hãy bổ sung ngay loại rau này.

– Rau dền

Rau dền chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, chất xơ cùng một số chất khác giúp thanh nhiệt, mát gan. Vì vậy, loại rau này rất thích hợp cho những trẻ đang bị rôm sảy.
Trong thời gian trẻ bị rôm sảy mẹ có thể cho rau dền vào cháo của bé mỗi ngày một bữa. Không chỉ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu mà rau dền còn tốt cho sức khỏe của bé cả về trí não và hệ tiêu hóa.

– Rau ngót

Rau ngót là loại rau có tính hàn và sẽ âm hơn nếu được nấu chín. Khi dùng rau ngót cho bữa ăn sẽ giúp cơ thể trẻ được thanh lọc, bài trừ độc tố ra ngoài.

Mẹ có thể thêm món canh rau ngót vào trong bữa ăn hàng ngày của bé. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc giúp cải thiện tình trạng rôm sảy ở trẻ nhỏ. Ngoài các loại rau nêu trên, mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày bằng rau diếp cá, ra má, rau muống… để bữa ăn của con phong phú hơn.

3. Bổ sung nước uống giải nhiệt

Trẻ nổi sảy nên ăn gì? Ngoài những món ăn nêu trên mẹ có thể cho bé uống thêm một ít nước lạnh để giải nhiệt cơ thể như:

– Nước sắn dây

Theo đông y, sắn dây có tính mát, vị ngọt nên giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Ngoài ra, chúng còn được dùng để chữa một số chứng bệnh như sởi, mẩn đỏ, rôm sảy, tiêu chảy…

Với những công dụng nêu trên mẹ có thể cho con uống nước sắn dây để cải thiện tình trạng rôm sảy. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên pha một lượng nhỏ cho con uống. Bởi nếu sử dụng nhiều có thể gây đau bụng.

– Nước rau má

Bé bị rôm sảy nên ăn gìTrẻ bị rôm sảy có thể uống nước rau má.

Thêm một loại nước mẹ có thể cho con uống khi bị rôm sảy đó là nước rau má. Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, nước rau má không chỉ có tính mát mà còn có tính kháng khuẩn, chống viêm da, chữa lành da hiệu quả. Các thành phần có trong rau má có thể tái tạo vùng da bị tổn thương, tránh để lại sẹo ngay từ giai đoạn kết da non.

– Nước râu ngô

Nước râu ngô cũng là thức uống khá tốt cho trẻ nhỏ đang bị rôm sảy. Khi uống giúp giải nhiệt, chữa ngứa hiệu quả, nhờ đó các mảng rôm sảy cũng nhanh chóng biến mất.

III – Trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gì?

Để tình trạng rôm sảy nhanh chóng được cải thiện bạn cũng nên chú ý tới một số thực phẩm cần tránh.

1. Đồ hộp, chế biến sẵn

Trẻ bị rôm sảy không nên ăn gì? Mẹ nên cho trẻ tránh xa đồ hộp, bởi thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản.

Nếu như trẻ thường xuyên ăn đồ hộp có thể các chất độc tích tụ trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn mà còn có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé.

Trẻ bị rôm sảy kiêng ăn gìĂn nhiều thực phẩm chiên rán còn tăng nguy cơ bị rôm sảy ở trẻ.

Ngoài ra, trẻ khi bị rôm sảy cũng nên tránh xa đồ ăn chế biến sẵn. Những thực phẩm này thường chứa nhiều đường, muối và dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.

2. Thức ăn cay nóng, nhiều đường

Những thức ăn cay nóng, khi ăn vào sẽ khiến trẻ nóng hơn, gây táo bón, đau dạ dày và nổi rôm sảy nhiều hơn. Vì vậy, mẹ nên lưu ý không cho bé ăn những thực phẩm này.

Bị rôm sảy kiêng ăn gìTrẻ bị rôm sảy không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt nhiều đường.

Nước ngọt, bánh kẹo hay các loại thực phẩm chứa nhiều đường đều không tốt cho trẻ bị nổi rôm sảy. Bởi khi nạp thức ăn này vào cơ thể sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao có thể kích hoạt phản ứng viêm trên da, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng da.

3. Đồ uống có chứa chất kích thích

Nước ngọt, sô đa, trà sữa hay cà phê là những món đồ uống trẻ nên tránh xa khi bị nổi rôm sảy. Bởi chúng có thể gây nên tình trạng mất nước. Từ đó, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, trẻ cũng không nên ăn các loại trái cây có tính nóng, nhiều đường. Bởi khi ăn chúng sẽ làm tăng nhiệt độ khi sử dụng, khiến tình trạng rôm sảy xuất hiện nhiều hơn. Do đó, mẹ không nên cho con ăn xoài, mít, nhãn, vải, sầu riêng…

4. Hoa quả có tính nóng

Ăn hoa quả trái cây nhiều rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải loại quả nào cũng có lợi và đúng thời điểm có thể ăn được.

Cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều đường và có tính nóng như chôm chôm, vải, mít, nhãn, xoài, dưa hấu,.. khi bị rôm sảy bởi nó có thể tích tụ nhiệt, gây tăng thân nhiệt, khiến cơ thể tự sinh mụn nhọt, rôm sảy nhiều hơn.

Bé nổi sảy kiêng ăn gì

( >> Xem thêm những loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy TẠI ĐÂY)

Bên cạnh việc tăng cường các thực phẩm có lợi và tránh các loại thực phẩm không tốt cho trẻ trong quá trình điều trị rôm sảy.

Đối với những trẻ sơ sinh bị rôm sảy, thì bé bị rôm sảy mẹ nên ăn gì các mẹ đang cho con bú cũng phải hết sức cẩn trọng. Vì nếu mẹ ăn nhưng thực phẩm cay nóng, không tốt thì cũng sẽ khiến bé lên rôm sảy nhiều hơn

>> CLICK VIDEO cách trị rôm sảy hiệu quả cho bé <<
Video bé bị rôm sảy ăn gì

IV – Lưu ý khi chọn thực phẩm cho trẻ bị rôm sảy

Với những thông tin nêu trên chắc hẳn đã giúp bạn biết được trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng gì. Do đó, khi lựa chọn thực phẩm cho trẻ bạn nên lưu ý tới một số vấn đề dưới đây:

– Trước khi lựa chọn thực phẩm mẹ nên chú ý kiểm tra xem con bị dị ứng với loại nào không. Để thử dị ứng hãy để con thử từng loại thức ăn một. Nếu gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng nên thận trọng khi mua đồ ăn.

– Mẹ nên lựa chọn các thực phẩm tươi, đặc biệt là các loại rau. Bạn nên kiểm tra kỹ xem hoa quả có bị dập hay thối nát không. Nên chọn rau có hình dạng bình thường, màu sắc tự nhiên và đặc biệt không có mùi lạ.

– Đối với trái cây bạn cũng nên chọn loại quả tươi ngon, không dập nát. Nên chọn nơi đáng tin cậy để mua như siêu thị hoặc các cửa hàng hoa quả uy tín.

– Đồ ăn, uống của trẻ nhỏ cần phải đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này rất quan trọng, giúp trẻ tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn như ngộ độc, tiêu chảy, đau bụng…

– Sau khi lựa chọn xong thực phẩm cho trẻ mẹ cần bảo quản cẩn thận, đúng cách. Mẹ nên cho con ăn ngay sau khi vừa chế biến xong. Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn thừa từ hôm trước, ngay cả khi bạn bảo quản trong tủ lạnh.

– Không nên để lẫn lộn thức ăn sống và chín bởi những vi khuẩn ở thức ăn sống có thể xâm nhập vào thức ăn chín.

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, mẹ cũng nên tham khảo và sử dụng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má để xử lý tình trạng rôm sảy nhanh chóng. Sản phẩm đã có hơn 20 năm đồng hành cùng hàng triệu mẹ bỉm trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da cho trẻ.

Bộ đôi sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má gồm có Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má. Hai sản phẩm là sự kết hợp tuyệt vời trong việc chăm sóc và bảo vệ da trẻ nhỏ khỏi mẩn ngứa, rôm sảy.

Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gìGel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má giúp làm sạch da ngăn ngừa rôm sảy.

Gel tắm gội thảo dược được nghiên cứu, phát triển theo công thức 5 không: Không cồn, không paraben, không xà phòng, không silico, không sulfate. Vì vậy đảm bảo an toàn và phù hợp với mọi làn da của trẻ nhỏ.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất rau má, Bisabolol, chiết xuất củ gừng giúp:

– Làm dịu da, ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da hiệu quả.

– Giữ ẩm, giúp thông thoáng lỗ chân lông.

– Loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn giúp da bé sạch sẽ nhẹ nhàng.

rôm sảy nên kiêng ăn gìKem bôi da Yoosun Rau má giúp làm dịu các nốt rôm sảy.

Kem bôi da Yoosun Rau má giúp giải quyết những vấn đề thường gặp ở da như: Mẩn ngứa, rôm sảy, muỗi cắn… hiệu quả. Bảng thành phần của kem bôi da Yoosun Rau má lành tính với chiết xuất rau má, vitamin E, Chlorhexidine, D-panthenol đặc biệt không chứa paraben, không corticoid nên an toàn với làn da nhạy cảm của bé.

Cách dùng bộ đôi sản phẩm Yoosun Rau má rất đơn giản như sau:

– Bước 1: Trước tiên bạn dùng gel tắm gội Yoosun Rau má tắm cho bé để làm sạch làn da.

– Bước 2: Lấy khăn bông thấm khô rồi dùng một lượng kem bôi Yoosun Rau má vừa đủ thoa lên vùng da cần tác động.

Mẹ nên dùng gel tắm gội Yoosun Rau má hàng ngày kết hợp với thoa kem bôi da Yoosun Rau má 2-3 lần/ngày sẽ giúp xử lý nhanh chóng tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa.

Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết được trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và cần kiêng gì ? Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục