Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 04/03/2024

Nổi mề đay là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nổi mề đay đặc trưng bởi việc xuất hiện các sẩn phù, nổi trên bề mặt da, các kích thước to nhỏ khác nhau, rất ngứa và đỏ gây phiền toái cho người bệnh. Tuy là triệu chứng rất thường gặp nhưng vẫn có nhiều câu hỏi xoay quanh mề đay. Hãy cùng tìm lời giải đáp cho những thắc mắc đó qua nội dung dưới đây.

I – Nổi mề đay là gì? Hình ảnh bị nổi mề đay

Mề đay hay mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì, da bị phồng lên kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Bị nổi mề đay là gìNổi mề đay dị ứng là gì

– Cơ chế phức tạp, đa số là thông qua kháng thể IgE; trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

– Là bệnh da phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, dễ nhận biết nhưng rất khó tìm được nguyên nhân chính xác.

Dựa trên tiến triển bệnh, bệnh nổi mề đay được phân chia thành 2 dạng chính là nổi mề đay cấp tính và nổi mề đay mãn tính.

II – Tại sao hay bị nổi mề đay vào ban đêm?

Hiện nguyên nhân nổi mề đay ban đêm chưa thật rõ ràng nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có vô số các loại tế bào của da như tế bào langerhans, tế bào hình thành chất sừng và tế bào lympho T… tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch.

Bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối thường do các nguyên nhân sau:

– Cơ thể bị dị ứng với thời tiết: Sự tiết ra các yếu tố miễn dịch có quy luật thay đổi suốt ngày đêm, phản ứng dị ứng trong cơ thể không thể khống chế nên gây ra bệnh.

– Thay đổi thời tiết đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng cũng gây ra dị ứng.

– Do virus, vi sinh vật: Giường, chiếu, chăn, màn khi không được vệ sinh thường xuyên hoặc ẩm mốc hoặc do lông vật nuôi vương vãi nhiều có thể là nơi trú ngụ của các vi khuẩn, virus gây ra phản ứng dị ứng mẩn đỏ của cơ thể.

Hay bị nổi mề đay vào ban đêmNổi mề đay vào ban đêm có thể do vi sinh vật trong phòng ngủ

– Nhiễm nấm, ký sinh trùng: Một số loại nấm điển hình như hắc lào, lang ben, nấm kẽ,.. Ký sinh trùng điển hình nhất là con ghẻ thường hoạt động về đêm. Đặc biệt nấm và ký sinh trùng có khả năng lây lan rất cao vào buổi tối khi chung chăn gối với người bệnh.

– Dị ứng phấn hoa, côn trùng đêm: Có một số loại hoa, côn trùng hoạt động vào ban đêm có thể khiến cơ thể bị dị ứng.

– Dị ứng với đồ ăn bữa tối: Nhiều người bị dị ứng khi ăn các loại hải sản như cua, mực, ăn tôm bị nổi mề đay.

Cũng có trường hợp uống quá nhiều bia rượu với nồng độ cồn cao vào buổi tối gây ảnh hưởng và tổn thương gan cũng dễ gây dị ứng.

– Bệnh về gan: Do suy giảm chức năng gan, hoặc do nóng trong.

III – Dấu hiệu của nổi mề đay

Triệu chứng dị ứng da nổi mề đay ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng về cơ bản nồi mề đay nói chung và nổi mề đay sắc tố nói riêng thường có các dấu hiệu sau:

– Xuất hiện các nốt hoặc mảng sần màu đỏ trên da.

– Kích thước và hình thái các nốt mề đay có thể to hoặc nhỏ, hình tròn, hình cung hoặc mọc thành từng mảng lớn.

– Bị ngứa da nổi mề đay, có cảm giác nóng rát và châm chích nhẹ.

– Cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.

– Phù mạch: Sưng nền các lớp dưới da hoặc vùng hạ bì.

– Ở giữa các mảng mề đay khi dùng tay ấn vào sẽ chuyển sang màu trắng.

– Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

– Sốt.

Các dấu hiệu mề đay tự phát, mề đay tiếp xúc nên đến gặp bác sĩ ngay:

– Các triệu chứng viêm da nổi mề đay không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn sau 2 ngày.

– Các mảng mề đay phát triển và lan rộng.

– Nổi mề đay và sốt .

– Cảm thấy không khỏe.

– Bị sưng phù dưới da (phù mạch).

Dấu hiệu của nổi mày đayXuất hiện các nốt hoặc mảng sần màu đỏ trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng điển hình khi bị nổi mề đay.

Các dấu hiệu nổi mề đay cần gọi cấp cứu ngay:

– Khó nuốt.

– Khó thở.

– Ngất xỉu, choáng váng.

– Nhịp tim tăng nhanh.

– Nôn mửa và buồn nôn.

– Sưng phù ở miệng, mặt và cổ họng nghiêm trọng.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo người bệnh có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như sốc phản vệ.

IV – Những vị trí thường nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, gồm cả nổi mề đay mặt, môi, tai, lưỡi, cổ họng, cổ, quanh mắt, tay chân, háng, khắp người, thậm chí cả bộ phận sinh dục.

1. Nổi mề đay ở mặt

Theo nghiên cứu của giới khoa học, hiện có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay trên mặt. Dưới đây là một số tác nhân gây nên bệnh này:

– Do dị ứng với các loại thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,…

– Những cơn ngứa hay phát ban đỏ có thể kéo dài xuống cổ và lên vai

Bị nổi mề đay ở mặtMề đay nổi trên mặt

– Da bị bong tróc do bị sưng

– Xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti

– Sốt cao, tùy vào từng đối tượng không hẳn đa số đều có triệu chứng này

2. Bị nổi mề đay quanh mắt 

Nổi mề đay quanh mắt là một bệnh lý thuộc viêm da dị ứng mãn tính. Bệnh có xu hướng bùng phát dữ dội và tự khỏi sau một thời gian nhất định nhưng lại dễ tái phát.

Triệu chứng điển hình là vùng da quanh mắt có dấu hiệu đỏ ửng, ngứa ngáy, nóng kèm theo tình trạng khô da và tróc vảy.

Khi nhận thấy triệu chứng khó chịu ở mắt, như dị ứng sưng mắt sưng môi, ngứa mắt dị ứng thời tiết, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và đưa ra điều trị thích hợp.

3. Nổi mề đay ở cổ

Hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Trên da cổ xuất hiện các nốt sần có nhiều kích thước khác nhau, từ dạng chấm nốt đến các đám có đường kính 1-2 cm, thậm chí nặng hơn thành từng mảng. Chúng có màu đỏ, hồng hoặc trắng xám ở giữa màu hồng.

Bị nổi mề đay ở cổCổ xuất hiện mề đay gây ngứa ngáy khó chịu

Bệnh nhân cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu, càng gãi sẽ càng thấy ngứa và mề đay tiếp tục lan rộng ra. Các nốt mề đay ở cổ xuất hiện nhanh chóng sau vài giờ đến vài ngày và có thể tự biến mất.

Nếu tình trạng lan rộng và không giảm thì đi khám bác sỹ ngay.

4. Nổi mề đay ở tay chân

Đây cũng chính là một trong những dạng tổn thương da thường gặp. Các nốt mẩn có thể là những đốm đỏ hồng với kích thước đa dạng khác nhau. Nổi mề đay có thể khởi phát ở tay, lòng bàn chân, cẳng chân, vùng đùi.

5. Nổi mề đay ở mông

Nổi mề đay ở mông có thể là do ngồi quá lâu, dị ứng quần, giấy vệ sinh, nước, hóa mỹ phẩm, do người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng, thời tiết, hoặc các bệnh ngoài da,…. Bệnh thường gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, đặc biệt là vùng da ở mông..

6. Nổi mề đay ở háng

Bệnh ghẻ, viêm nang lông, bệnh nấm háng, vệ sinh không sạch,… có thể một trong là nguyên nhân gây mẩn ngứa nổi mề đay ở háng.

7. Nổi mề đay khắp người

Mề đay có thể khu trú tại một số vùng da hoặc có thể lan rộng toàn thân, gây ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu và phiền toái cho người bệnh.

Hay nổi mề đay toàn thânMề đay lan rộng toàn thân

V – Nổi mề đay uống thuốc gì?

Người bệnh nổi mề đay nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

– Các trường hợp nhẹ kháng histamin H1 như: Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên; Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên; Acrivastin (Semplex) 8mg  x 3 viên

– Các trường hợp nặng: phối hợp kháng histamin H1 với corticoid

Corticoid (uống hay tiêm): chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng/hoặc có phù thanh quản, hoặc một số trường hợp mề đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường. Không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.

Nổi mề đay uống thuốc gìDùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

– Epinephrin (adrenalin) kết hợp kháng histamin liều cao: được chỉ định khi có phù mạch cấp tính.

– Đối với mề đay mạn tính: thường liên quan đến các bệnh lý bên trong nên người bệnh cần được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

– Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2.

>> Xem VIDEO B/S hướng dẫn cách xử lý trẻ bị mề đay <<
video bi nổi mề đay phải làm sao

VI – Những thắc mắc thường gặp khi bị nổi mề đay liên tục

Khi bị nổi mề đay cần thăm khám bác sỹ để có lời khuyên tốt nhất về hướng điều trị.

1. Nổi mề đay bao lâu mới hết?

Thời gian bị mề đay bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào mức độ, tính chất, nguyên nhân gây mề đay mà triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần hoặc mạn tính.

– Mề đay cấp tính: là phản ứng tức thì xảy ra trong vòng 24h hoặc có thể kéo dài tới 6 tuần.

– Mề đay mạn tính: Là mày đay tồn tại trên 6 tuần, có thể kéo dài hàng tháng, thậm trí hằng năm. Bệnh xảy ra với bất kỳ người nào, nhưng thường gặp ở độ tuổi 40-60 tuổi, hầu hết các trường hợp 80-90(%) không rõ căn nguyên.

2. Nổi mề đay có lây không? Lây qua đường nào?

Mề đay lây qua đường nào? Nhiều nghiên cứu cho thấy nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây lan từ người này sang người khác.

Ngoài ra chưa có bất cứ tài liệu nào công bố bệnh mề đay có lây nhiễm và thế giới cũng chưa ghi nhận bất cứ ca lây nhiễm bệnh mề đay nào từ trước đến nay. Do đó có thể khẳng định nổi mề đay không hề có tính lây lan

Trường hợp nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong một môi trường có các yếu tố gây dị ứng,…

3. Nổi mề đay không rõ nguyên nhân nguy hiểm không?

Thông thường mề đay khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt trong cuộc sống, lao động thường ngày.

Thậm chí, người bệnh mề đay còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn tới khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở.

Mề đay có thể xuất hiện ở đường tiêu hóa, gây đau quặn bụng, nôn ói, tiêu chảy. Khi mề đay xảy ra ở tổ chức não, dễ gây phù nề não, rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, đột ngột làm tụt huyết áp, gây choáng váng.

Trong những trường hợp đặc biệt, nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa. Một số trường hợp sử dụng thuốc đã bị sốc phản vệ và tử vong.

Nổi mề đay không rõ nguyên nhânMề đay gây ngứa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Khi phát hiện mề đay, cần đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.

4. Tại sao nổi mề đay lại ngứa?

Mề đay gây ngứa do phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây dị ứng, gây nên hiện tượng phù tại chỗ, làm da bị phồng lên, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

5. Nổi mề đay có ra gió được không?

Nổi mề đay cần kiêng gió trường hợp bệnh nhân do dị ứng thời tiết gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mề đay, nếu nổi mề đay khi ra gió thì bạn cần kiêng gió.

Tuy nhiên, kiêng gió không nhất thiết là bạn phải ở trong phòng kín và tách biệt hoàn toàn với môi trường bên ngoài.

Nếu bạn muốn ra ngoài, bạn chỉ cần che chắn cho làn da để tránh tiếp xúc trực tiếp với gió và ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nếu nguyên nhân bạn bị nổi mề đay là do yếu tố thời tiết thì bạn cũng nên chú ý hơn đến việc này.

6. Nổi mề đay có liên quan đến gan không?

Nổi mề đay có nhiều trường hợp nguyên nhân liên quan đến gan, nếu suy giảm chức năng thải độc của gan. Chức năng của gan không còn được hoạt động tốt, bao gồm cả việc lọc và thanh thải các độc tố.

Các chất có hại được tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần biểu hiện thành các dấu hiệu bất thường trên lâm sàng như các sẩn ngứa trên da.

Gan yếu nổi mề đay liên tụcNhiều trường hợp gan yếu nổi mề đay

7. Bị nổi mề đay thường xuyên phải làm sao?

Thường xuyên nổi mề đay cần thăm khám bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp điều trị và hạn chế tái phát.

8. HIV có nổi mề đay không?

Người bị nhiễm HIV có bị nổi mề đay. Bên cạnh mẩn ngứa, nổi mề đay HIV thông thường, triệu chứng điển hình là sốt.

Còn tùy vào mức độ xâm nhập của virus mà mề đay tiến triển và biểu hiện ở mức độ khác nhau.

VII – Bị nổi mề đay nên làm gì?

Điều trị phụ thuộc vào loại mề đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh. Để kiểm soát được bệnh thì việc kiểm soát bất cứ yếu tố nào gây ra các triệu chứng trên là điều rất quan trọng.

Theo đó bệnh nhân cần chú ý đến một số thói quen trong sinh hoạt như:

– Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng nghi ngờ gây dị ứng.

Bị nổi mề đay nên làm gìCẩn trọng khi sử dụng các loại xà phòng

– Có thể áp lạnh hoặc tắm lạnh, tránh tắm nóng và mặc quần áo cotton nhẹ nhàng, vừa vặn.hoặc dùng kem dưỡng da loại nhẹ

– Tránh các thức ăn, đồ uống nghi ngờ gây dị ứng.

–  Người bệnh cần tránh ánh nắng trực tiếp

– Cố gắng nghỉ ngơi & giảm stress,..

– Khi bị nổi mề đay, bạn có thể sử dụng một số kem bôi giúp làm dịu mát da, giảm ngứa ngáy khó chịu.

!Bạn đã biết: 

Kem yoosun rau má chiết xuất từ cây rau má với tính chất mát lành, có khả năng kích thích sự tổng hợp collagen của mô liên kết, giúp làm lành nhanh các vết thương và mau lên da non, mang lại hiệu quả với các vùng da bị mụn, mẩn ngứa,…

Các thành phần khác của Yoosun Rau má gồm vitamin E và các hoạt chất khác giúp làm dịu da, dưỡng ẩm rất tốt.

Bị nổi mề đay phải làm saoNổi mề đay phải làm sao? Thoa kem yoosun rau má để giúp giảm tình trạng ngứa ngáy do mề đay

Tuy không phải là sản phẩm đặc trị bệnh mề đay nhưng Yoosun rau má vẫn được nhiều người sử dụng nhờ khả năng làm dịu mẩn ngứa trên da khi bị mề đay.

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, sau khi vệ sinh da, lau khô, thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má, vỗ nhẹ nhàng để kem thấm vào da, không cần rửa lại với nước.

Một ưu điểm nữa của kem Yoosun rau má là chất kem mát lành, thẩm thấu rất nhanh, không gây nhờn dính, bí rít. Sản phẩm đã được sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Nếu mề đay dẫn tới mẩn ngứa nhẹ thì bệnh nhân có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để giảm ngứa.

Còn ngứa có tình trạng lan rộng & ngứa nhiều và kèm theo nhiều triệu chứng như sốt,.. thì bệnh nhân cần đi khám ở bệnh viện.

Để tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm, liên hệ tổng đài 18001125 (miễn cước) để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4/5 - (6 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục