Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 22/06/2021

Bị nổi mề đay khi mang thai: Biểu hiện và cách chữa trị an toàn

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Khi không may bị nổi mề đay trong lúc mang bầu, tất cả các mẹ đều có chung câu hỏi nổi mề đay khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Có gây nguy hiểm cho bé không? Cách điều trị nào hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Yoosun giải đáp chi tiết ngay dưới đây!

Bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầuHình ảnh bà bầu bị nổi mề đay.

I – Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai

Nổi mề đay khi mang bầu là hiện tượng thai phụ gặp các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu trên da. Hiện tượng này xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể phóng thích quá mức Histamine vào mao mạch dưới trung bì, tăng tính thấm thành mạch và làm bùng phát triệu chứng.

Theo thống kê: “Có khoảng 60% thai phụ bị nổi mề đay khi mang bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đa phần các trường hợp mẹ bầu bị nổi mề đay thuyên giảm sau 3-7 ngày. Nhưng một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài trên 6 tuần  và chuyển sang giai đoạn mãn tính.”

Bị mề đay khi mang bầu do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính gồm:

– Do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố thai kỳ, đặc biệt là Progesterone và Prolactin.

– Tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, thời tiết, bụi bẩn, thực phẩm.

– Tâm lý căng thẳng và lo âu quá mức khi mang thai.

Nguyên nhân bị mề đay khi mang bầuNổi mề đay ở bà bầu do sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố thai kỳ, đặc biệt là Progesterone và Prolactin.

– Sức đề kháng suy giảm, hệ miễn dịch kém.

Cơ địa mẹ bầu nhạy cảm, thường có xu hướng bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu.

– Tiền sử gia đình có người bị các bệnh lý về da như nổi mề đay, rôm sảy.

– Các nguyên nhân khác: Da tiết nhiều mồ hôi; tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài; sinh sống trong môi trường ô nhiễm.

II – Biểu hiện nổi mề đay ở bà bầu

Nổi mề đay ở bà bầu có khá nhiều triệu chứng tương đồng với các bệnh da liễu khác. Nhưng vẫn có một số biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết như sau:

– Da nổi mẩn đỏ, sẩn phù, nổi cục thành từng mảng. Tập trung chủ yếu là mông, đùi, tứ chi, nhiều nhất là ở vùng bụng.

– Cảm giác ngứa nhẹ hoặc dữ dội, nhất là về đêm. Biểu hiện này càng thể hiện rõ khi cơ thể tăng tiết mồ hôi và vận động mạnh.

Da nổi mẩn đỏ, sẩn phù, nổi cục thành từng mảng kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội là triệu chứng điển hình khi bị nổi mề đay.

– Mẹ bầu bị hạ huyết áp, mệt mỏi, giảm chất lượng giấc ngủ.

– Bị mề đay khi mang thai nặng còn khiến thai phụ bị sưng phù ở mí mắt, môi và một số vùng da mỏng khác.

– Các triệu chứng khác mẹ bầu có thể gặp gồm tiêu chảy, ra khí hư, rối loạn nhịp tim…

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ sớm để được xử lý và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

( Xem thêm: Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết? Cách trị mề đay sau sinh mổ và sinh thường)

III – Mề đay khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai đều thuyên giảm khi được chăm sóc đúng cách. Nhưng ở một số ít trường hợp, nổi mày đay khi mang thai có thể kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

1. Đối với bé

– Em bé sau khi sinh ra có thể mắc các tật về mắt như lác, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc.

– Có thể bị thiếu máu lên não, mắc bệnh tim bẩm sinh.

– Mẹ nổi mề đay khi mang bầu trẻ có nguy cơ cao bị hở hàm ếch, thiếu tay chân sau khi sinh ra.

– Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ, bé bị dị dạng huyết quản cũng là biến chứng khi thai phụ bị nổi mề đay lúc mang bầu.

– Khả năng lây truyền nổi mề đay từ mẹ sang con là rất cao.

Bị nổi mề đay khi mang bầuNổi mề đay khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

2. Đối với mẹ

– Triệu chứng ngứa ngáy khi nổi mề đay khiến mẹ bầu thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi và mất sức.

– Nếu không phát hiện và điều trị sớm, mẹ có thể bị nhiễm trùng da, sinh non, nguy hiểm hơn là phù mạch, suy hô hấp cấp tính.

IV – Cách trị mề đay khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Tùy vào tình trạng và mức độ nổi mề đay ở từng mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Cụ thể như sau: 

1. Trường hợp nhẹ 

Trường hợp nổi mề đay ở phụ nữ mang thai nhẹ, mẹ bầu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số mẹo chữa mề đay cho bà bầu gồm:

– Có chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng: Tăng cường ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Hạn chế ăn các thức ăn nghi ngờ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng; không uống đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, trà đặc, bia rượu,…

– Uống nhiều nước lọc, bổ sung thêm nước hoa quả, nước chanh để thanh lọc cơ thể, thải độc và giảm mẩn ngứa.

Cách chữa mề đay khi mang thai bằng cách ngâm mình trong nước trà xanh hoặc bột yến mạch. 

– Chườm lạnh lên những vùng da bị nổi mề đay.

– Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm. Hoặc mẹ có thể đun nước lá khế, rau sam, khổ qua, kinh giới hay trà xanh để tắm.

– Thoa gel nha đam lên vùng da bị nổi mề đay sau khi tắm cũng là cách trị mề đay cho bà bầu an toàn, hiệu quả mẹ nên thử.

Những mẹo chữa mề đay cho bà bầuThoa gel nha đam giúp làm dịu ngứa ngáy do nổi mề đay.

– Trong quá trình chữa trị nổi mề đay, mẹ không nên dùng chất khử mùi, tắm bằng sữa tắm có hóa chất mạnh hoặc có mùi quá nồng; nên mặc quần rộng rãi và thoáng mát làm từ chất liệu cotton mềm.

2. Trường hợp nặng

Phụ nữ đang mang thai nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Nhưng với trường hợp nổi mề đay ở bà bầu nặng, bác sĩ có thể cân nhắc việc chỉ định sử dụng một số loại thuốc điều trị. Cụ thể:

Khi mang thai và cho con bú, phụ nữ cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phải có hoạt lực thấp, lành tính, không thẩm thấu vào máu, sữa để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi cũng như em bé đang bú mẹ. Cụ thể là:

– Một số loại thuốc kháng histamin cho phụ nữ mang thai như Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Cetirizine, Loratadine,…

– Thuốc mỡ và kem steroid tại chỗ.

– Steroid đường uống.

Khi áp dụng cách trị mề đay cho bà bầu bằng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ da liễu. Thai phụ không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi loại thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, tránh gây ảnh hưởng hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cách trị mề đay cho bà bầuUống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cơ thể phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, dễ bị nổi mề đay và mẩn ngứa. Cách trị mề đay cho mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé nên cần phải thật thận trọng khi sử dụng.

Tốt nhất, khi có dấu hiệu bị nổi mề đay khi mang thai tháng cuối hoặc bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, mẹ nên đi khám sớm tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng nổi mề đay khi mang thai, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục