Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 25/06/2021

(Viêm da nhiễm khuẩn) Viêm da mủ là gì? Cách trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

9 phút đọc Chia sẻ bài viết

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm da mủ có thể dẫn tới hoại tử da, lở loét và lan rộng rất nguy hiểm. Để nhận biết chính xác căn bệnh này, hãy cùng Yoosun.vn tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm da mủ qua bài viết dưới đây.

I – Viêm da mủ là gì? Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em

Viêm da mủ hay còn gọi là viêm da nhiễm khuẩn là tình trạng trên da xuất hiện các mụn mủ. Mụn mủ thường tập trung nhiều nhất ở các nếp kẽ, các vùng da nhiều mồ hôi và nhiều lông.

Viêm da mủ dẫn tới hình thành các ổ viêm chứa dịch, gây ngứa rát và đau nhức. Đáng nói, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm da nhiễm khuẩn có thể dẫn tới hoại tử da, lở loét và lan rộng rất nguy hiểm.

Dưới đây là hình ảnh viêm da mủ ở trẻ em:

Bệnh viêm da mủ là gì Viêm da mủ là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Hình ảnh viêm da mủ ở trẻ emTrẻ bị viêm da nhiễm khuẩn có thể dẫn tới hoại tử da, lở loét và lan rộng rất nguy hiểm

II – Nguyên nhân trẻ bị viêm da mủ

Làn da của con người là nơi ký sinh của rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Trong đó phổ biến nhất 2 vi khuẩn liên cầu và tụ cầu.

Ở điều kiện bình thường, các vi khuẩn không gây bệnh trên da, nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi (tình trạng vệ sinh da kém, cơ thể suy yếu, môi trường nóng nực, gãi, ngứa ngáy, chấn thương ở da…) thì các vi khuẩn này sẽ tăng độc tính và gây ra tình trạng nhiễm trùng trên da, điển hình nhất là viêm da mủ.

Viêm da nhiễm khuẩn thường được phân thành viêm da mủ do liên cầu khuẩn và viêm da mủ do tụ cầu khuẩn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn là do hai loại tạp khuẩn này kết hợp với nhau và gây ra các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây bệnh viêm da mủ ở trẻ gồm:

– Lỗ chân lông của trẻ chưa hoàn thiện nên bụi bẩn, bã nhờn, các tế bào da dễ dàng cư trú.

– Trẻ ra nhiều mồ hôi.

– Trẻ có cơ thể suy nhược, yếu còi, sức để kháng kém.

Trẻ bị viêm da muBệnh viêm da mủ do liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn gây ra.

– Mẹ tắm cho trẻ chưa đúng cách.

– Đóng tã/bỉm cả ngày khiến vùng da bị ẩm ướt và bí bách, tạo điều trị cho vi khuẩn sinh sôi.

– Quần áo của trẻ đang mặc thô cứng, gây kích ứng da.

– Phòng ngủ của trẻ bí bách và ngột ngạt.

III – Dấu hiệu bệnh viêm da mủ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm da mủ/viêm da nhiễm khuẩn thường có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Mọc mụn mủ trên cơ thể, nhất là ở đầu, mặt, chân.

– Xuất hiện các ổ viêm có chứa dịch ở bên trong. 

Trẻ bi viêm da nhiễm khuẩnMọc mụn mủ trên cơ thể, nhiều nhất là ở đầu, mặt, chân là triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm da mủ.

– Sưng đỏ, đau nhức.

– Ngứa rát, khó chịu.

– Rụng tóc.

– Da bị lở loét.

Khi phát hiện và nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị viêm da mủ, bố mẹ hãy đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận, hoại tử da.

IV – Những vị trí viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Viêm da mủ có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng nhiều nhất vẫn là ở mặt, đầu và chân. Cụ thể:

1. Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ ở đầu  

Viêm da nhiễm khuẩn tạo ở đầu tạo thành từng đám vảy vàng sâu, dính bết tóc, ở phía dưới lớp vảy da bị trợt đỏ và rướm dịch.

Viêm da mủ ở đầu trẻ sơ sinh có thể gây rụng tóc loang lổ và để lại sẹo nhỏ. 

2. Viêm da mủ ở mặt 

Trẻ sơ sinh bị viêm da mủ ở mặt, ban đầu sẽ xuất hiện các tổn thương là bọng nước, bùng nhùng, sau đó vài giờ sẽ có mủ vàng. Bọng mủ vỡ ra thành chợt đỏ nông rồi đóng vảy tiết vàng.

3. Bị viêm da mủ ở chân 

Viêm da mủ sơ sinh ở chân thường bắt đầu bằng một nốt phỏng mủ hoặc phỏng nước. Vùng da xung quanh vết loét tím tái, tổn thương dai dẳng và lâu liền sẹo. 

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh bị viêm da mủ ở chân

V – Bệnh viêm da mủ có lây không? 

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, viêm da nhiễm khuẩn là do các loại vi khuẩn gây ra. Vì vậy, bệnh có thể lây nhiễm từ người này sang người khác nếu sử dụng chung quần áo, khăn mặt và tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm da mủ. 

Đặc biệt, bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn do trẻ có sức đề kháng và thể trạng yếu kém.

Do đó, để phòng ngừa lây nhiễm viêm nhiễm khuẩn, không nên sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị bệnh, không sờ tay lên các vùng da bị mưng mủ, tổn thương để tránh tình trạng lây lan vi khuẩn gây bệnh viêm da mủ.

VI – Trẻ bị viêm da mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì? 

Viêm da mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề rất quan trọng bởi đồ ăn mà cơ thể dung nạp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả điều trị bệnh.

Việc ăn uống không đúng cách và hợp lý có thể khiến bệnh viêm da mủ nặng và nghiêm trọng hơn. Do đó, khi trẻ bị viêm da mủ, bố mẹ cần ghi nhớ các đồ ăn cần kiêng và những thực phẩm nên ăn dưới đây:

1. Trẻ bị viêm da mủ kiêng ăn gì?

Trẻ bị viêm da mủ nên kiêng các thực phẩm và đồ uống dưới đây: 

– Thực phẩm dễ gây dị ứng: 

Các thực phẩm dễ gây kích ứng và dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu tương, sữa, nấm có thể gây kích thích tổn thương da lan rộng, phù nề, viêm đỏ và ngứa ngáy dữ dội. 

Bên cạnh đó, dung nạp các thực phẩm này còn khiến vùng da tổn thương chậm lành và có nguy cơ bội nhiễm cao.

– Thực phẩm có hàm lượng đạm quá cao:

Việc ăn quá nhiều các thực phẩm có hàm lượng đạm cao có thể khiến trẻ bị đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và khó tiêu.

Hơn thế, lượng đạm không chuyển hóa hết còn có thể gây kích thích phản ứng quá mức của hệ miễn dịch, khiến tổn thương da và ngứa ngáy do viêm mủ nghiêm trọng hơn.

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao trẻ không nên ăn gồm: Thịt gà, thịt bò, thịt cừu, trứng, sữa, mực, trứng vịt lộn, bào ngư,…

– Thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ:

Gia vị và dầu mỡ rất khó chuyển hóa và bị ứng đọng lại trong cơ thể, gây kích thích hệ miễn dịch giải phóng các chất tiền viêm vào niêm mạc da. Ngoài ra, khi ăn các thực phẩm này, da sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn gây bít tắc lỗ chân lông và gia tăng mức độ ngứa ngáy. 

Do đó, khi bé bị viêm da mủ các mẹ không nên cho trẻ ăn các thức ăn nhiều gia vi và dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, đồ lên men, đồ muối, đồ ăn cay nóng…

Trẻ bị viêm da mủ kiêng ăn gìXúc xích, lạp xưởng, snack, thịt xông khói là những thức ăn trẻ bị viêm da mủ nên tránh xa

– Thực phẩm chế biến sẵn:

Xúc xích, lạp xưởng, snack, thịt xông khói…. là những thức ăn chế biến sẵn trẻ bị viêm da mủ nên tránh xa. 

Nitrite – thành phần hóa học được sử dụng trong sản xuất thức ăn chế biến sẵn với mục đích tăng hương vị. Những thành phần này lại rất khó đào thải, thậm chí còn tích tụ trong gan, gây kích thích viêm da mủ, mề đay khởi phát.

– Các loại nước ngọt có gas

Hóa chất sodium benzoate trong các loại nước ngọt có gas có thể gây viêm mủ trên da, phát ban da, khiến tổn thương da. vùng da viêm mủ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Trẻ bị bệnh viêm da nhiễm khuẩn nên ăn gì?

Trẻ bị viêm da mủ nên tăng cường ăn các thực phẩm dưới đây:

– Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B:

Vitamin nhóm B gồm có nhiều loại như vitamin B1, B2, B6, B12… Bổ sung vitamin nhóm B giúp giảm thiểu khô ra, bong tróc, da khỏe mạnh và phục hồi nhanh hơn. 

Các thực phẩm giàu vitamin B tốt cho bệnh viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ em như: chuối, quả óc chó, đậu đỏ, đậu phộng, gạo lứt, hạt điều,…

– Nhóm thực phẩm giàu vitamin A:

Vitamin A được mệnh danh là “người bạn” của làn da vì có khả năng nuôi dưỡng da khỏe mạnh, tăng sức đề kháng cho da, ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, hạn chế nhiễm trùng da…

Trẻ nhỏ bị viêm da mủ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A để da khỏe mạnh, cải thiện tình trạng đau rát, mẩn ngứa và chống lại các kích ứng da.

– Nhóm thực phẩm giàu vitamin E:

Đối với trẻ bị viêm da mủ, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin E giúp giảm ngứa rát, tình trạng khô da, đồng thời nuôi dưỡng và phục hồi làn da bị tổn thương hiệu quả.

Các thực phẩm có hàm lượng vitamin E dồi dào bé nên ăn gồm quả bơ, rau cải, quả đu đủ, hạt hướng dương, giá đỗ, quả ô liu,…

Trẻ bị viêm da nhiễm khuẩn nên ăn gìTrẻ bị viêm da mủ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin E

VII – Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào từng mức độ, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây viêm da mủ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp. Cụ thể: 

1. Thuốc bôi trị viêm da mủ 

  • Thuốc trị viêm da mủ do tụ cầu:

Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn có các thể bệnh sau: Viêm nang lông nông, viêm nang lông sâu, đinh nhọt, nhọt ổ gà. Tương ứng với mỗi thể bệnh lại sử dụng thuốc bôi khác nhau. Cụ thể:

– Viêm nang lông nông: Chấm dung dịch xanh methylen 1% hoặc cồn Iốt 1-3%. Bôi mỡ chlorocid 1%, mỡ Bactroban, kem Silver, mỡ Fucidin.

– Viêm nang lông sâu: Bôi thuốc mỡ kháng sinh Penixilin, mỡ Fucidin, mỡ Bactroban, oxyd vàng thuỷ ngân 10%, Chloroxid 1%.

– Đinh nhọt: Chấm cồn Iốt 3-5% hoặc bôi ichthyol nguyên chất. Khi nhọt đã vỡ mủ thì nặn hết ngòi ra, bôi  mỡ kháng sinh hoặc thuốc màu.

– Nhọt ổ gà: Bôi thuốc màu, mỡ kháng sinh.

  • Thuốc điều trị viêm da do liên cầu:

Viêm da mủ do tụ liên cầu khuẩn có các thể bệnh sau: Chốc lây, chốc loét, hăm kẽ, viêm quầng. Tương ứng với mỗi thể bệnh lại sử dụng thuốc bôi khác nhau. Cụ thể:

– Chốc lây: Mỡ kháng sinh Chlorocid 1%, kem Silver, kem Fucidin, mỡ Bactroban.

– Chốc loét: Rửa vết loét bằng  dung dịch rivanol 1%o hoặc dung dịch thuốc tím pha với tỉ lệ 1/4000. Chấm dung dịch Nitrat bạc 0,25- 0,50%. Tiếp đó bôi mỡ kháng sinh Neomycin 3%, mỡ Fucidin, mỡ Chlorocid 1% hoặc mỡ Bactroban.

Hăm kẽ: Bôi kem kháng sinh như Fucidin, Silver hoặc Bactroban.

– Viêm quầng: Không sử dụng thuốc phải, phải sử dụng kháng sinh mạnh ngay từ đầu.

Thuốc bôi trị viêm da mủ sơ sinhChỉ sử dụng thuốc bôi trị viêm da mủ khi có chỉ định của bác sĩ

**Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ sử dụng thuốc trị viêm da mủ khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn.

2. Cách trị viêm da mủ bằng Yoosun rau má

Làn da của bé rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương, nhất là khi đang bị viêm da mủ. Vì vậy, các mẹ nên sử dụng các sản phẩm kem bôi có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn và lành tính, giúp làm dịu các vết ngứa, sưng và đau nhức đồng thời ngăn chặn các triệu chứng của bệnh viêm da mủ tiến triển nặng hơn.

Một trong những loại kem bôi được đông đảo các mẹ tin chọn và sử dụng hiện nay đó là kem rau má Yoosun. 

Cách điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh Kem rau má Yoosun giúp làm dịu da, giảm ngứa rát và giảm sưng viêm hữu hiệu

Với thành phần 100% tự nhiên gồm dịch chiết rau má và vitamin E, kem rau má Yoosun vẫn có khả năng làm dịu da, giảm ngứa rát và giảm sưng viêm hữu hiệu. 

Ngoài ra, kem Yoosun rau má còn có khả năng kích thích tái tạo các tế bào da mới, giúp phục hồi làn da bị tổn thương và tránh để lại sẹo xấu.

Kem rau má Yoosun không chứa Corticoid  và đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng rất đơn giản như sau: Rửa sạch tay và làm sạch vùng da trẻ sơ sinh bị viêm da mủ. Dùng khăn sạch để thấm khô da.

Lấy một lượng kem Yoosun rau má vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da bị viêm da nhiễm khuẩn. Xoa nhẹ nhàng để kem ngấm sâu vào trong da phát huy tối đa tác dụng. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.

>> Xem VIDEO những công dung của Kem Yoosun rau má <<

video viêm da mủ là gì

VIII – Cách phòng tránh bị viêm da nhiễm khuẩn

Để phòng tránh bệnh viêm da nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ, bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

– Tắm rửa và vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho bé.

– Thay quần áo cho bé khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, giữ cho da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ.

– Hạn chế cho bé ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn có hàm lượng đường cao.

– Có chế độ ăn nhiều đạm, giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Có thể tắm cho bé bằng mướp đắng, sài đất, lá chè tươi để phòng ngừa viêm da mủ.

– Không để trẻ gãi hoặc cào xước các vùng da bị viêm, bị mụn, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập. 

– Thường xuyên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ, chăn ga gối đệm của bé sạch sẽ.

– Hình thành thói quen rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn cho bé, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là cách phòng ngừa bệnh viêm da mủ hiệu quả. 

Cách trị viêm da mủ ở mặtTắm rửa và vệ sinh cho bé sạch sẽ hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ giúp phòng ngừa viêm da mủ hữu hiệu. 

– Tránh mặc cho bé quần áo có chất liệu thô cứng, không thấm mồ hôi. Nên mặc quần áo rộng rãi, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. 

Thay tã/bỉm cho bé thường xuyên, trung bình khoảng 3-4 tiếng thay 1 lần.

– Khám sức khỏe định kỳ cho bé, khi thấy trẻ có biểu hiện lạ và bất thường, cần đưa đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp được về bệnh viêm da mủ, hy vọng sẽ hữu ích với các mẹ. Trong trường hợp bệnh viêm da mủ trở nặng hoặc không thuyên giảm, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục