Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 01/06/2021

Bệnh hăm da ở trẻ em – Nguyên nhân và cách trị hăm cho trẻ sơ sinh

9 phút đọc Chia sẻ bài viết

Những năm đầu đời, làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vô cùng mỏng manh, dễ bị mắc phải các bệnh về da, trong đó phổ biến nhất là bệnh hăm da. Tình trạng này khiến trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn làm bố mẹ mất ăn mất ngủ. Phải làm sao để chữa bệnh hăm da một cách nhanh nhất cho bé? Bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn.

I – Hăm da là gì? Hình ảnh hăm kẽ mông, kẽ tai

Hăm da là hiện tượng vùng da ở cổ, nách, háng, bẹn, mông, kẽ tay, chân, nếp gấp ở khuỷu tay, cổ tay, chân bị viêm gây đỏ, đau rát, thậm chí loét da.

Bệnh hăm da chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị hăm da, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…Nếu không có cách trị hăm da phù hợp có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị sau đó.

Dưới đây là một số hình ảnh trẻ bị hăm kẽ mông và kẽ tai:

Hăm kẽ môngTrẻ sơ sinh bị hăm kẽ mông

Trẻ sơ sinh bị hăm kẽ taiTrẻ sơ sinh bị hăm kẽ tai

II – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

– Nhiễm khuẩn: Da của trẻ sơ sinh và trẻ em rất mỏng, gấp khoảng 5 lần da của người lớn, dễ bị tổn thương khi vi khuẩn, chất độc hại xâm nhập khi da bị bí và ẩm.

– Do nấm: Nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.

– Các vùng da có nếp gấp và một số vùng da ẩm ướt có nhiều mồ hôi không được lau khô kịp thời gây bí da, tắc lỗ chân lông, tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động.

– Bé thường xuyên phải mặc bỉm nên khi bé tè nhiều mà không được thay bỉm kịp thời, hoặc bị ỉa chảy thì nước tiểu và phân sẽ gây kích ứng vùng da ở mông, bẹn, háng.

Vi khuẩn sinh sôi và tấn công làn da của bé gây viêm da, mẩn đỏ, đau rát. Bên cạnh đó, vùng háng của bé bị cọ xát với tã thường xuyên cũng gây hăm da trẻ sơ sinh.

– Việc bé phải mặc bỉm không đúng kích cỡ, dị ứng bỉm, quần áo quá chật, chất liệu không mềm mại, thông thoáng, gây bí da cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm da, nhiễm nấm.

– Ngoài ra, bị hăm da ở trẻ em còn có một số nguyên nhân khác như bé bị mặc tã sai cách, mẹ lạm dụng phấn rôm, bé bị tiêu chảy kéo dài…. 

III – Triệu chứng bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh

Hăm da trẻ sơ sinh có những triệu chứng điển hình sau:

– Ban đầu, các vùng da bị hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.

– Bệnh tiến triển nhanh khiến da nổi mẩn đỏ. Nếu không kịp thời điều trị da có thể bị sưng tấy, có mủ, thậm chí lở loét khiến bé cực kì đau rát. Chỉ cần chạm nhẹ vào cũng khiến bé đau đớn, quấy khóc.

– Trẻ sợ mẹ tắm rửa, chạm vào vùng da bị hăm như nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, các ngấn da và xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy). Đặc biệt là những bé bị hăm ở bẹn, háng, mông đều sợ mẹ vệ sinh cho trẻ, sợ mặc bỉm.

Bị hăm da ở trẻ sơ sinhNếu vùng hăm da bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch.

– Vùng da bị hăm ở trẻ sơ sinh thường nóng hơn các vùng da khác. Nếu vùng hăm da bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.

>> Xem VIDEO B/S tư vấn cách xử lý hăm da ở trẻ sơ sinh <<

Video trẻ sơ sinh bị hăm da

( Xem thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu khi bị hăm háng)

IV – Trẻ bị hăm da có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị hăm ban đầu chỉ gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách khiến tình trạng da viêm nhiễm nặng hơn thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bị giật mình khi ngủ: Bị hăm da khiến trẻ khó chịu và quấy khóc, nặng hơn là bị giật mình trong khi ngủ. Khi giấc ngủ không đủ chất lượng và số lượng bé dễ cáu gắt, đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút, chậm phát triển chiều cao và cân nặng.

Ăn không ngon: Bé bị hăm nặng gây đau rát khiến bé ăn không ngon miệng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Một số trường hợp trẻ bị hăm nặng còn bị sụt cân vì biếng ăn trong giai đoạn bị hăm da.

Trẻ bị hăm da có nguy hiểm khôngTrẻ bị hăm da kéo dài có thể gặp biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Hăm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lâu ngày không khỏi sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Không chỉ gây viêm nhiễm tại  chỗ, trẻ bị hăm da vùng kín còn có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do bị viêm ngược lên đường tiết niệu, khiến trẻ rất ngứa ngáy khó chịu. Biến chứng này thường gặp ở bé gái hơn so với bé trai.

Suy giảm chức năng thận: Hăm ở trẻ kéo dài gây viêm nhiễm đường tiểu dưới, sau đó lan lên đường tiểu trên gây biến chứng bể thận, viêm thận và suy thận.

Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Bé gái bị hăm da vùng bẹn do nấm c, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo. Trường hợp bé trai, hăm da tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh, làm tổn thương vùng sinh dục dẫn tới viêm hạch bẹn, đái buốt, viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính. Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của bé.  

Để phòng ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.

V – Hăm da có bị lây không?

Hăm da ở trẻ không phải là bệnh lý truyền nhiễm nên sẽ không lây lan qua bất kỳ con đường nào.

Tuy nhiên, một trong các nguyên nhân chính gây hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do việc vệ sinh kém nên mẹ cần tránh không cho các bé sử dụng chung quần áo hay đồ sinh hoạt cá nhân với nhau.

Hăm ở trẻ có lây khôngBệnh hăm da không lây lan

VI – Trẻ bị hăm phải làm sao? Cách chữa hăm ở trẻ sơ sinh

Điều trị hăm ở trẻ sơ sinh như thế nào? Bị hăm da ở trẻ sơ sinh nên làm gì để mau khỏi?

Đâu là cách trị hăm ở trẻ hiệu quả nhất? Đâu là cách trị hăm dâ nhanh nhất? … là những câu hỏi được rất nhiều các mẹ đặt ra khi thấy con bị hăm da. 

Dưới đây là một số cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh nhanh nhất các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

1. Thuốc trị hăm da cho trẻ sơ sinh

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị hăm da cho trẻ sơ sinh và thuốc chữa hăm da ở trẻ em. Tuy nhiên, các mẹ không nên tự ý đi mua thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, tốt nhất các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được tư vấn và chỉ định loại thuốc chữa hăm da ở trẻ sơ sinh phù hợp.

2. Cách chữa hăm da vùng kín tại nhà

Trẻ bị hăm da vùng kín thường có triệu chứng như cơ quan sinh dục đỏ ửng; trẻ sơ sinh thường xuyên quấy khóc và khó chịu, trẻ lớn hơn có thể đưa tay sờ bứt vùng kín; vùng kín mọc nhiều các mụn đỏ nhỏ li ti…

Nghiêm trọng hơn, nếu trẻ bị hăm da vùng kín kéo dài sẽ gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm đường tiết niệu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của trẻ.

Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị hăm da vùng kín, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bị hăm da vùng kínTrẻ sơ sinh bị hăm da ở vùng kín

(Xem thêm: Hăm ở cổ là gì?Bé bị hăm cổ bôi thuốc gì?Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh)

Cách chữa hăm da vùng kín ở trẻ sơ sinh tại nhà như sau:

Tốt nhất là mẹ ngưng đóng bỉm cho con khi con con có dấu hiệu bị hăm mông, bẹn, háng… Tránh tạo môi trường ẩm ướt, hiếm khi cho vi khuẩn phát triển.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần nắm được cách vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng trẻ bị đau và trầy xước vùng kín. Cụ thể:

     – Dùng khăn mềm sạch nhúng qua nước ấm rồi lau nhẹ nhàng vùng kín của trẻ. Mẹ nên lau từ trước ra sau, không nên lau từ sau về trước khi dễ kéo theo vi khuẩn từ hậu môn lên vùng kín khiến trẻ bị hăm nặng hơn.

     – Chỉ lau nhẹ nhàng bên ngoài cơ quan sinh dục, không dùng tay thụt rửa ở bên trong, không được chà xát mạnh tay. 

     – Vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày, sau khi lau bằng khăn ướt, mẹ nên dùng khăn mềm sạch thấm khô cho bé.

Cách chữa hăm ở trẻ sơ sinh hiệu quả tại nhà được nhiều mẹ sử dụng đó là tắm cho bé bằng các loại lá thảo dược tự nhiên.

Một số loại thảo dược phổ biến có thể kể đến như lá trầu không, lá trà xanh, nụ vối, lá mã đề, búp ổi non. Cách trị hăm ở trẻ sơ sinh này có ưu điểm là an toàn và lành tính như: 

      – Cách trị hăm ở trẻ sơ sinh bằng lá trầu không:

Mẹ lấy 3-4 lá trầu không, rửa sạch rồi đun sôi với 1 bát nước con, để nguội. Dùng nước đó rửa vùng kín cho bé một cách nhẹ nhàng.

Sau đó, thấm khô da bằng khăn cotton mềm rồi bôi kem chống hăm cho bé. Để da thông thoáng khoảng 1h đồng hồ, sau đó mới mặc tã hoặc quần.

Không nên mặc bỉm trong thời gian bé bị hăm. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để có kết quả tốt nhất.

     – Cách điều trị hăm ở trẻ sơ sinh bằng lá mã đề:

Dùng vài lá mã đề rửa sạch, ngâm nước muối rồi rửa lại một lần nữa cho sạch. Sau đó xay hoặc giã nát để lấy nước.

Dùng nước này thoa lên vùng da bị hăm của bé một cách nhẹ nhàng. Sau đó, dùng khăn bông thấm khô rồi bôi kem chống hăm cho bé.

Để da thông thoáng khoảng 1h đồng hồ, sau đó mới mặc tã hoặc quần. Không nên mặc bỉm trong thời gian bé bị hăm. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để có kết quả tốt nhất.

Cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinhLá mã đề trị hăm ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Nếu phát hiện dấu hiệu bị hăm da ở trẻ sơ sinh tại vùng kín, mẹ không nên tắm cho bé bằng xà phòng; không sử dụng các chất dung dịch vệ sinh để rửa ráy vùng kín. 

Một cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh hiệu quả khác tại nhà đó là không nên quấn tã cho bé sơ sinh quá chật. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lựa chọn loại tã có chất lượng tốt, vừa mềm mại vừa có khả năng thấm hút và chống trào ngược.

Mặc cho bé quần áo cotton, để vùng hăm của con thoáng mát,..

Nếu mẹ đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm da. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm da hơn.

Trường hợp vùng kín của trẻ có dấu hiệu bị hăm nặng như chảy mủ, có mùi hôi thì mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa điều trị kịp thời.

3. Kem bôi hăm da cho trẻ sơ sinh – Yoosun rau má

Trong rất nhiều loại kem trị hăm da cho trẻ sơ sinhkem bôi hăm da trẻ em trên thị trường, kem Yoosun rau má được nhiều mẹ trên cả nước tin dùng và đánh giá là một sản phẩm chống hăm hiệu quả với giá thành ở mức bình dân, ai cũng có thể mua được.

Cách trị hăm ở trẻ sơ sinh Kem bôi da Yoosun rau má giúp xoa dịu và làm mát da, giảm triệu chứng đau, sưng, ngứa do hăm da

Kem bôi da Yoosun rau má là sự kết hợp của nhiều thành phần gồm: chiết xuất từ rau má có chứa hoạt chất Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid giúp xoa dịu và làm mát da, giảm triệu chứng đau, sưng, ngứa, kích thích lên da non rất hiệu quả.

Vitamin E có tác dụng giữ ẩm cho da mịn màng, hoạt chất D-panthenol có khả năng giảm ngứa rát và dịu da. Hoạt chất Chlorhexidine giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.

Do được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên kem bôi da Yoosun rất an toàn và lành tính. Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm rồi dùng khăn bông mềm lau khô nhẹ nhàng.

Bôi một lớp mỏng, kem sẽ tạo thành một lớp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn, làm mát da, mềm mịn da, xoa dịu đau rát, khó chịu ở bé. Trước khi bôi kem, mẹ nên rửa tay sạch sẽ. Để đạt được kết quả tốt nhất, mẹ nên bôi kem đều đặn 2-3 lần/ngày.

VII – Cách phòng chống hăm ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngừa hăm da cho trẻ sơ sinh hiệu quả, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Nếu con có dấu hiệu bị hăm da, mẹ tạm thời ngưng đóng bỉm cho con.

– Thay tã/bỉm cho bé thường xuyên, tránh để làn da của trẻ tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu.

– Mặc tã, bỉm đúng kích cỡ và đúng cách, không mặc quá chật để đảm bảo không khí được lưu thông quanh vùng háng và mông của bé.

– Lựa chọn tã/bỉm có chất lượng tốt, thông thoáng và có khả năng thấm hút cao.

– Không dùng khăn ướt vệ sinh cho bé. Thay vào đó, nên sử dụng khăn mềm rồi thấm vào nước ấm sau đó lau rửa nhẹ nhàng cho bé. Cuối cùng dùng khăn khô thấm lau sạch.

– Dùng nước ấm để vệ sinh cho bé mỗi lần thay tã bỉm.

– Hạn chế ngâm quần áo, khăn sữa, khăn tắm của bé trong nước xả vải.

– Không nên dùng các loại sữa tắm, xà phòng quá mạnh. Nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Mặc cho bé các loại quần áo làm từ vải cotton mềm mại và thoáng mát.

– Nếu quần áo của trẻ bị ướt cần thay ngay vì có thể gây kích thích dẫn tới hăm da.

– Vào những ngày hè nóng bức, mẹ hãy đảm bảo bé luôn được mát mẻ, không bị ra nhiều mồ hôi bởi đây là nguyên nhân chính gây hăm da ở trẻ.

Cách chống hăm ở trẻ sơ sinhVệ sinh và thay tã/bỉm thường xuyên giúp phòng ngừa hăm da hiệu quả

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, mỏng manh, dễ dàng bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài như môi trường, độ ẩm, vi khuẩn, nấm…nên dễ bị hăm da.

Để bé không bị những vết hăm da gây đau rát, khó chịu, mẹ nên có những biện pháp phòng bệnh là tốt nhất. Đừng quên sử dụng kem chống hăm Yoosun rau má để bảo vệ làn da non nớt của bé yêu trong suốt những năm tháng đầu đời mẹ nhé!

Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

2 bình luận cho “Bệnh hăm da ở trẻ em – Nguyên nhân và cách trị hăm cho trẻ sơ sinh”

  1. Hà Thị Kim LiênKevin Tom,

    Kem bôi da Yoosun rau má bán ở đâu ạ?

    • Hà Thị Kim LiênYoosun Rau Má,

      Chào bạn, Yoosun rau má có bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá khoảng 20-25k/tuýp. Bạn ở khu vực/quận/huyện cụ thể nào để ad kiểm tra địa chỉ mua gần nhà cho bạn nha.

      [Đọc tiếp]

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục