Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 13/03/2024

Bệnh lác sữa/Chàm sữa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ, thường là trẻ dưới 1 tuổi. Những vùng da mẩn đỏ, khô căng, đau rát do chàm khiến các bé vô cùng khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh chàm sữa/lác sữa để có giải pháp khắc phục hiệu quả cho bé nhé các mẹ.

I – Bị chàm sữa là gì?

Chàm sữa/lác sữa là gì? Hiện tượng bé bị chàm sữa hay bé bị lác sữa, bé bị viêm da cơ địa, viêm da thể tạng, chàm thể tạng, eczema là một căn bệnh viêm da mạn tính, tái phát nhiều lần, không lây lan.

Nó còn có tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis. Bệnh thường tái diễn, kéo dài, biểu hiện bằng ngứa nhiều có thể kèm theo mụn nước. Đối tượng thường gặp phải bệnh này là trẻ sơ sinh từ 3 tháng – 24 tháng tuổi.

Bé bị chàm sữa là gìChàm sữa là bệnh gì?

II – Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh. Nhưng có một số yếu tố được xem là có khả năng gây ra bệnh như:

– Yếu tố di truyền

Trẻ có bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử viêm da cơ địa làm tăng nguy cơ bé bị chàm sữa hơn là những trẻ khác.

– Cơ địa trẻ dễ dị ứng

Bé dễ bị dị ứng trước các tác nhân như khói bụi, thời tiết, lông thú, đồ chơi không được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó trẻ bị chàm sữa nếu đang bú mẹ cũng có thể là do nguồn thức ăn từ mẹ, nếu mẹ ăn nhiều đồ hải sản, thức ăn giàu đạm trong khi cơ thể bé không thích ứng gây dị ứng.

Bệnh lác sữa là gì

III – Biểu hiện bị chàm sữa ở trẻ

Việc nắm rõ biểu hiện bị chàm sữa ở trẻ sẽ giúp các mẹ có thể đánh giá xem có phải trẻ đang bị chàm sữa hay không. Từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách tránh bệnh trở nên nghiêm trọng. Thông thường, trẻ bị chàm sữa sẽ có các biểu hiện sau:

– Xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên da, sau đó chuyển thành mụn nước màu đỏ.

– Khi các mụn nước vỡ ra sẽ bị đóng mày kèm theo tróc vảy.

– Da khô và căng.

– Vùng da bị chàm sữa có các vảy nhỏ li ti, khi sờ vào sẽ thấy thô ráp.

– Trẻ bị ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu nên thường xuyên dùng tay gãi.

– Trẻ khó chịu, quấy khóc, ăn ít, ngủ không ngon và sâu giấc.

– Có thể xuất hiện triệu chứng của hen suyễn hoặc viêm mũi.

Bệnh lác sữa ở trẻ nhỏBiểu hiện khi trẻ bị chàm sữa là da xuất hiện các nốt mẩn đỏ sau đó chuyển thành mụn nước màu đỏ

( >> Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm khô ở trẻ em )

IV – Vị trí bé thường hay bị bị lác sữa

Chàm sữa ở trẻ có thể xuất hiện ở khắp cơ thể nhưng chủ yếu nhất là vùng mặt cụ thể là hai bên má, cằm, có thể ở da đầu, trán, cổ, ở các chi

Mới đầu, nổi các mảng hồng ban, mụn nước li ti ở 1 hoặc cả 2 bên má. Những đám mụn này gây nứt da và rịn nước, dần dần sẽ đóng vảy và bong tróc.

Bệnh lác sữa được phân loại như sau:

– Cấp tính: nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, rỉ dịch, đóng mài, ngứa dữ dội.

– Mạn tính: rát, mảng da dày, khô, ráp, và tróc vảy, với nhiều rãnh ngang – dọc, kèm theo thay đổi sắc tố da sau viêm.

– Bán cấp: sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mạn tính.

V – Trẻ bị chàm sữa có nguy hiểm không?

Các vùng da bị chàm gây ngứa khiến trẻ bứt rứt gãi liên tục, có thể khiến mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, không chăm sóc đúng cách thì những vùng da bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đồng thời sẽ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

VI – Bé bị chàm sữa kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng trong điều trị chàm sữa ở trẻ và ngăn ngừa chàm sữa tái phát vì vậy mẹ cần chú ý

1. Con bị chàm sữa mẹ nên ăn gì?

Trẻ nhỏ bị chàm sữa chủ yếu là trong thời điểm còn bú mẹ vì vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp khi con mắc bệnh này.

Những thực phẩm rất tốt cho mẹ và bé trong thời điểm này còn có tỏi, rau xanh (cải, súp lơ, mồng tơi,..), thực phẩm giàu vitamin C (dâu tây, cam, dưa hấu, táo,..), thực phẩm giàu magie (hạt điều, hạnh nhân, tảo biển),…

Trẻ bị chàm sữa kiêng ăn gìTrẻ bị chàm sữa kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất?

Thịt lợn nạc, thịt gà, cá trắng, đậu đỗ là những thực phẩm mẹ nên tăng cường ăn trong các thực đơn hàng ngày bởi đây là nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít gây dị ứng.

Bên cạnh đó mẹ có thể ăn thêm cá hồi để tăng ARA – axít béo omega-3 giúp chống lại dị ứng rất tốt, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng.

Nếu trẻ bị chàm sữa ở mặt, chàm sữa ở cổ trong độ tuổi ăn dặm và trẻ lớn đã ăn cháo, cơm thì mẹ cũng bổ sung những thực phẩm tương tự như ở trên cho trẻ sao cho vừa phù hợp độ tuổi, giàu dinh dưỡng lại có thể giúp bệnh mau khỏi.

2. Bé bị mẹ chàm sữa kiêng ăn gì?

– Các chế phẩm từ sữa: Bao gồm sữa bò tươi nguyên chất, sữa chua, pho mát, kem… là những chế phẩm từ sữa có nguy cơ gây dị ứng cao nhất.

– Đậu nành, lạc: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa bò cũng sẽ bị dị ứng với protein có trong đậu nành, thực phẩm từ đậu nành (sữa đậu, đậu phụ, dầu thực vật) có thể khiến việc trị chàm sữa cho bé khó hơn và trầm trọng hơn. Lạc cũng tương tự như vậy.

– Trứng: Mẹ cần hạn chế ăn trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) khi con bị bệnh chàm sữa vì thành phần protein có trong trứng có thể gây nên cơ chế phản ứng khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin và truyền tín hiệu dị ứng qua những biểu hiện ngoài da.

– Hải sản và thịt bò: Là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao nên rất dễ gây dị ứng ở trẻ.

Trẻ bị lác sữa nên ăn gì

– Nội tạng động vật: Có hàm lượng chất béo bão hòa và lượng cholesterol cao, dễ  gây ra các phản ứng miễn dịch của cơ thể.

VII – Trẻ bị chàm sữa phải làm sao? Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh tại nhà

Do chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm sữa nên việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng, kiểm soát bệnh tiến triển đồng thời ngăn ngừa biến chứng.

Cách trị chàm sữa tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên được nhiều mẹ áp dụng vì tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản. Có nhiều cách trị chàm sữa tại nhà như sau:

1. Cách trị chàm sữa bằng sữa mẹ

Theo nhiều người thì sữa mẹ có thể giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm rất tốt cho việc trị lác sữa ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên chưa có thông tin y khoa xác thực về việc bị chàm sữa bôi sữa mẹ.

Vì vậy, khi áp dụng cách chữa chàm sữa bằng sữa mẹ thì cần cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này để trị chàm sữa cho bé vì có thể gây viêm nhiễm, dị ứng nặng hơn.

2. Bệnh chàm sữa bôi hồ nước

Hồ nước là một loại thuốc dạng dung dịch được sử dụng chủ yếu trong điều trị các bệnh ngoài da.

Tác dụng chính của hồ nước là làm mát da, tăng khả năng kháng khuẩn bảo vệ da. khuẩn, giảm tình trạng viêm sưng trên vùng da bị chàm sữa.

Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng hồ nước chữa chàm sữa, nhất là những bé có tiền sử dị ứng với các thành phần trong hồ nước như kẽm oxide, Calcium carbonate, Glycerin khiến bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn, điều trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng.

Cách trị chàm sữa bôi hồ nước

3. Cách trị chàm sữa theo dân gian

Chữa chàm sữa bằng phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Dân gian có nhiều phương pháp chữa chàm sữa như dùng lá trà xanh, trầu không, lá ổi, lá khế… đun nước tắm, lau rửa cho bé hay dùng các loại củ quả đắp lên vùng da bị chàm như khoai tây, dưa leo,..

4. Hướng dẫn chữa chàm sữa bằng lá khế

Lá khế tính mát, có khả năng giải độc thanh nhiệt nên được áp dụng nhiều trong điều trị mẩn ngứa, dị ứng da. Ngoài ra, loại lá này còn có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên có thể giảm sưng, viêm, ngứa do chàm sữa.

Đun nước lá khế tắm cho bé là cách trị lác sữa ở trẻ sơ sinh được nhiều người áp dụng.

>> Xem VIDEO cách trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh <<
Video cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

5. Cách chữa chàm sữa bằng đông y

Cách trị chàm sữa ở trẻ em với bài thuốc đông y như sau: Lấy củ nghệ già cùng với vỏ núc nác rửa sạch với nước, thái thành từng lát nhỏ rồi đem sao khô, tán thành bột mịn, cho ít dầu vừng, trộn đều tạo thành hỗn hợp sền sệt.

Thoa một ít hỗn hợp trên lên vùng da bị chàm. Thực hiện mỗi ngày để da của trẻ mau lành.

6. Mẹo chữa chàm sữa bằng lá kinh giới

Trong lá kinh giới chứa thành phần sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt, bảo vệ các vết thương chống nhiễm trùng, thúc  đẩy quá trình làm lành vết thương.

Vì thế, trị chàm sữa trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới trở thành một loại thảo dược tốt điều trị các bệnh về da như chàm sữa.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh bằng lá kinh giới

Có thể dùng lá kinh giới đun nước tắm cho bé  là cách trị lác sữa tại nhà giúp làm dịu những vùng da bị chàm.

7. Cách chữa chàm sữa bằng khoai tây

Khoai tây khá lành tính, giúp làm mát, xoa dịu kích ứng ngay tức thì giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cách chữa bệnh lác sữa này thực hiện cũng rất đơn giản, cho khoai tây vào nồi nước đun đôi trong vòng 1 – 3 phút để loại bỏ vi khuẩn.

Sau khi vớt khoai tây ra ngoài, cắt khoai tây thành từng lát mỏng, giã đến khi khoai tây mịn đắp trực tiếp vào vùng da bị chàm sau khi vệ sinh da sạch sẽ. Đợi khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

!Lưu ý: Mẹo trị lác sữa bằng khoai tây mẹ cần tránh các vết thương hở.

8. Rau sam trị chàm sữa

Rau sam theo Đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa.

Dùng rau sam chữa chàm sữa bằng cách rửa sạch và giã nát rau sam, đắp vào vùng da bị chàm, để khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch giúp làm dịu da, giảm ngứa.

9. Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh webtretho chia sẻ

Chủ đề” Bệnh chàm sữa ơ trẻ” luôn là chủ đề hot nhất trên diễn đàn webtretho. Rất nhiều mẹ chia sẻ về mẹo trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Cụ thể là:

Cách trị chàm sữa webtrethoMẹ dothuhien1995 chia sẻ về cách trị chàm sữa webtretho Cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh webtretho

Một mẹ khác có nickname Trangviettea cũng chia sẻ

( ** Tất cả những cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng)

10. Trị lác sữa ở trẻ em bằng kem Yoosun rau má 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi sử dụng cho bé bị chàm sữa. Để giúp cho vùng da bị chàm sữa ở trẻ không bị khô căng, rát, đau, ngứa ngáy khó chịu, các mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.

Cách trị lác sữa ở trẻ em

Tuy không phải phương pháp điều trị tận gốc bệnh chàm sữa nhưng Yoosun rau má vẫn được nhiều người sử dụng nhờ khả năng dưỡng ẩm rất tốt, chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng cách dưỡng ẩm vùng da bị chàm.

Kem Yoosun có thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E giúp làm mềm mát da,  giảm ngứa, tái tạo da, giúp các vết thương mau lành.

(>> Xem thêm: Kem Yoosun rau má bán ở đâu?)

Bên cạnh đó, hoạt chất Chlorhexidine và D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn. Đồng thời có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da rất tốt, giúp giảm khô ngứa các vết chàm.

Sản phẩm này có mặt trên thị trường hơn 15 năm, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ đông đảo người dùng về hiệu quả và tính an toàn dùng được cho trẻ từ sơ sinh.

Yoosun rau má hiện được bán trên các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá rất bình dân, các mẹ có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng cho bé.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn chi tiết.

VIII- Giải đáp những thắc về về bệnh chàm sữa

Là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên có rất nhiều thắc mắc của các mẹ về bệnh chàm sữa. Dưới đây là giải đáp của Yoosun.vn cho một số thắc mắc của các mẹ về bệnh lý này:

1. Bệnh chàm sữa có lây không?

Bệnh lác sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh da liễu KHÔNG có khả năng lây từ người này sang người khác.

2. Bé bị chàm sữa có bị lan không?

Nếu chàm sữa không được vệ sinh và chăm sóc cẩn thận rất dễ lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Bé bị lác sữa ở mặtBé bị lác sữa ở mặt

3. Chàm sữa có tự hết không? Khi nào hết?

Hầu hết trẻ bị chàm ở má sẽ thuyên giảm hoặc khỏi bệnh khi lớn. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không kiểm soát và điều trị bệnh đúng cách, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.

4. Bệnh chàm sữa có để lại sẹo không?

Chàm sữa dạng nhẹ thường không để lại sẹo và da trẻ cũng rất nhanh lành vết thương. Tuy nhiên các vùng chàm sữa bị tổn thương, viêm nhiễm nặng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng cũng có khả năng để lại thâm sẹo.

5. Bị chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa là viêm da cơ địa, vì vậy bố mẹ không nên chủ quan khi con bị bệnh.

6. Chàm sữa và mụn sữa có giống nhau không?

Nhiều mẹ lầm tưởng bệnh chàm sữa và mụn sữa ở trẻ sơ sinh đều giống nhau. Tuy nhiên thực chất đây lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, biểu hiện của từng bệnh để không điều trị sai hướng nhé.

IX – Cách phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý về việc vệ sinh da, chế độ sinh dưỡng và môi trường sống của bé. Cụ thể như sau:

1. Về chế độ dinh dưỡng

– Mẹ nên cố gắng cho bé bú sữa mẹ lâu nhất có thể.

– Thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm tốt nhất là khi bé được 6 tháng trở lên.

– Không nên cho bé ăn các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, các thực phẩm lên men, lạc…

2. Về vấn đề vệ sinh

– Tắm rửa hàng ngày giúp da bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.

– Nên sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ.

– Mặc quần áo làm từ các chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.

– Không cho bé tắm quá lâu với sữa tắm hoặc xà phòng.

– Tránh mắc quần áo bằng các chất liệu sợi tổng hợp và len vì sẽ khiến da bị bít tắc.

Cách chữa lác sữa cho béVệ sinh da và môi trường sống sạch sẽ giúp phòng tránh bệnh chàm sữa ở trẻ

3. Về môi trường sống

– Mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của bé và nhà ở.

– Phòng ngủ của bé cần đảm bảo có độ ẩm cần thiết cũng như độ thông thoáng.

– Tránh thay đổi nhiệt độ trong phòng bé đột ngột.

– Hạn chế để bé tiếp xúc với chó, mèo.

Nếu còn thắc mắc về bệnh chàm sữa, vui lòng liên hệ Hotline: 1800.1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục