Tại sao bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm? Cách xử lý nhanh nhất
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mẩn ngứa vào ban đêm là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, lo lắng khi không rõ nguyên nhân do dị ứng hay đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào. Chính vì vậy, trong bài viết này dược sĩ Yoosun Rau má sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
I – Nguyên nhân nổi mẩn ngứa về đêm
Tình trạng ngứa vào ban đêm có tên khoa học là nocturnal pruritus. Khi gặp phải chứng bệnh này người bệnh sẽ gặp phải một số dấu hiệu như ngứa ngày toàn thân vào ban đêm, trong khoảng thời gian khi đi ngủ. Triệu chứng đó khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu
Mẩn ngứa về đêm là tình trạng nhiều người gặp phải.
Khi ngứa ngáy, người bệnh thường xuyên gãi và uống nước liên tục. Thậm chí, có một số trường hợp đi tắm để cảm giác ngứa ngáy biến mất. Tuy nhiên, đây là hành động vô cùng nguy hiểm vào ban đêm.
Bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm có thể do nhiều yếu tố gây nên như:
1. Do yếu tố bên trong
Nổi mẩn ngứa về đêm có thể do những yếu tố bên trong gây nên như:
– Thay đổi hormone: Cơ thể mỗi người sẽ có sự hoạt động theo cơ chế khác nhau tại một thời điểm nhất định. Sự thay đổi này chính là nguyên nhân gây giãn mạch, tăng sinh máu và xuất hiện các nốt mẩn.
Đồng thời, làm tăng khả năng sản sinh ra một số loại kháng thể và các chất hóa học khiến cho da bị kích ứng nhiều hơn. Theo cơ chế thông thường, cơ thể sẽ phóng thích ra hormone corticosteroid nhằm chống viêm.
Tuy nhiên, vào buổi tối, chất lượng này thường bị suy giảm. Trong thời gian này, cơ thể sẽ giải phóng Cytokine nhiều hơn bình thường. Đây cũng chính là nguyên khiến khiến cho nhiều người bị ngứa ngáy từng cơn vào ban đêm.
Mẩn ngứa xuất hiện do cơ thể bị thiếu nước.
– Cơ thể thiếu nước: Da khô, bong tróc là tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Vào mùa hè, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể nhanh chóng bị mất nước, gây bít tắc lỗ chân lông nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Vào mùa đông, hàm lượng độ ẩm thấp khiến cho da khô hanh, nứt nẻ gây ngứa. Đặc biệt về đêm, nhiệt độ sẽ xuống thấp hơn so với mức bình thường. Vì vậy các triệu chứng ngứa ngáy sẽ xuất hiện.
– Bệnh mề đay: Nổi mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể xuất hiện do bệnh mề đay. Bệnh lý này gây nên các nốt mẩn đỏ hoặc trắng, sau đó lan ra thành các mảng kèm theo tình trạng ngứa rát, khó chịu. Nếu như người bệnh càng gãi, tình trạng này sẽ lây lan nhanh chóng và ngứa nhiều hơn vào ban đêm.
– Do bệnh tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp cũng là một trong những nguyên nhân gây mẩn ngứa vào ban đêm. Bởi bệnh lý này khiến các hormone trong cơ thể bị rối loạn không kịp thích nghi và phản ứng với các dấu hiệu ngứa ngáy. Sự mất cân bằng ở tuyến giáp khiến cho làn da dần trở nên thô ráp. Từ đó có thể xuất hiện tình trạng phù nề và ngứa ngáy ở một số người bệnh.
– Bệnh về gan: Khi mắc các bệnh liên quan tới gan, chất độc dễ bị tích tụ lại trong cơ thể từ đó gây nên tình trạng ngứa ngáy trên da, đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, người bị bệnh gan còn có thể bị mụn nhọt và vàng da.
– Suy giảm chức năng thận: Đây cũng là một trong những lý do khiến bạn bị ngứa da về ban đêm. Nguyên nhân là do chức năng thận bị suy giảm, không loại bỏ được hết độc tố ra ngoài. Từ đó gây ra những phản ứng như phù nề, ngứa da.
Ngoài ra, mẩn ngứa về đêm còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác liên quan tới da, máu, bệnh lý xã hội, bệnh tiểu đường… Để biết chính xác nguyên nhân bạn nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, làm một số xét nghiệm cần thiết để được có kết quả chính xác.
2. Do yếu tố bên ngoài
Hay mẩn ngứa vào ban đêm cũng có thể do một số yếu tố từ bên ngoài tác động đến như:
Chăn gối bẩn có thể gây nổi mẩn ngứa vào ban đêm.
– Môi trường: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khiến nhiều người mẩn ngứa về đêm. Các yếu tố gây nên tình trạng này như mạt rệp, bụi bẩn, phấn hóa, khói bụi, hóa chất…
– Vệ sinh cá nhân: Nếu bạn vệ sinh cá nhân kém, không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng có thể gặp phải tình trạng mẩn ngứa vào ban đêm.
– Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu và thể trạng kém. Từ đó, không đủ sức để bảo vệ và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
– Thời tiết hanh khô: Đây cũng là một trong những yếu tố khiến cho làn da mất đi độ ẩm cần thiết. Đồng thời, trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm ký sinh,… phát triển gây bệnh.
II – Biểu hiện mẩn ngứa vào ban đêm
Nổi mẩn ngứa khắp người vào ban đêm khá phổ biến. Tuy nhiên, các triệu chứng giống với tình trạng bất thường trên da khác như dị ứng hay viêm da tiếp xúc… Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng, dẫn tới sự chủ quan không đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Bạn có thể nhận biết tình trạng mẩn ngứa vào ban đêm qua một số dấu hiệu dưới đây:
Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vào ban đêm.
– Bị nổi mẩn ngứa về đêm xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
– Các nốt mẩn ngứa xuất hiện riêng lẻ hoặc mọc thành từng đám, kèm theo phù nề.
– Nốt mẩn ngứa có kích thước đa dạng, màu hồng, đỏ, hoặc trắng.
– Các nốt mẩn này khiến chúng ta ngứa ngáy và luôn muốn đưa tay lên gãi. Hành động này có thể khiến khu vực bị tổn thương lan sang các vùng da khỏe mạnh khác trên cơ thể.
Trẻ bị nổi mẩn ngứa về đêm.
Mẩn ngứa về đêm nếu không được xử lý, điều trị kịp thời có thể tiến triển nghiêm trọng. Nếu bị mẩn ngứa ở mức độ nặng người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu sau:
– Đau dữ dội.
– Mụn nước, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng tới các vị trí như miệng, quanh mắt hoặc bộ phận sinh dục.
– Dịch màu xanh lá cây hoặc vàng hoặc vệt đỏ ở vùng nổi mẩn ngứa.
– Một số trường hợp bị sốt. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
III – Phương pháp chẩn đoán mẩn ngứa vào ban đêm
Tình trạng mẩn ngứa về đêm được chẩn đoán thông qua triệu chứng thông thường. Sau khi bạn đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, khám các triệu chứng để tìm ra nguyên nhân.
Bác sĩ thăm khám chẩn đoán mẩn ngứa về đêm.
Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định rõ lượng bạch cầu ái toan (liên quan đến nhiễm ký sinh trùng và mức độ dị ứng). Còn với trường hợp bác sĩ nghi ngờ do mạt bụi, phấn hoa… sẽ làm các xét nghiệm để đi tìm dị nguyên.
IV – Người lớn và trẻ bị mẩn ngứa vào ban đêm có nguy hiểm không?
Nếu nổi mẩn ngứa về đêm không do bệnh lý thì chúng ta không cần lo lắng, chỉ cần xử lý các vấn đề xung quanh như vệ sinh phòng ốc, chăn màn… là được.
Ngoài ra, cần chú ý không gãi mạnh để tránh trầy xước, tổn thương da. Điều này đôi khi còn khiến da bị nhiễm trùng.
Ngược lại, da nổi mẩn ngứa về đêm do bệnh lý nên cẩn trọng. Chúng ta cần được thăm khám để chữa khỏi hẳn nguyên nhân gây bệnh.
V – Cách xử lý khi nổi mẩn ngứa khắp người vào ban đêm
Mẩn ngứa là tình trạng ngoài da thường ít gây nguy hiểm song khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mất ngủ. Do đó, bạn nên chủ động điều trị sớm ngay khi các nốt mẩn ngứa xuất hiện để tránh tình trạng lây lan và gây tổn thương da nghiêm trọng.
Khi gặp phải tình trạng này bạn nên chủ động đi thăm khám để được chẩn đoán và tìm nguyên nhân chính xác. Từ đó, mới có thể xử lý dứt điểm, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
1. Điều trị bằng phương pháp không dùng thuốc
Bị nổi mẩn ngứa về đêm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Để điều trị dứt điểm bác sĩ sẽ tìm và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Mẩn ngứa nhẹ có thể chườm lạnh để cải thiện tình trạng.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân bác sĩ có thể đưa ra một số biện pháp điều trị như:
– Tìm và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh hoặc những thực phẩm gây dị ứng, mẩn ngứa.
– Tránh xa các loại thực phẩm có thể dễ gây dị ứng như cà chua, trứng, dâu tây, chocolate…
– Tránh các chất gây kích thích như gia vị, cà phê, rượu, bia.
– Nghỉ ngơi nhiều và không thức khuya, hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
– Chườm lạnh lên vùng da đang bị ngứa. Đây là phương pháp giúp giảm nhanh tình trạng tổn thương da, giảm ngứa ngáy và nóng rát trên da.
2. Sử dụng thuốc chống ngứa, thuốc bôi
Đối với những trường hợp bị mẩn ngứa vào ban đêm ở mức độ nặng bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng, giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn. Bao gồm;
Thuốc kháng histamin: Kháng histamin có tác dụng tốt trong việc điều trị mẩn ngứa và các dạng dị ứng khác. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như buồn ngủ, kháng cholinergic (gây khi miệng, rối loạn tiết niệu, nhìn mờ,), gây tương tác thuốc.
Thuốc corticoid: Loại thuốc này có thể sử dụng ở dạng uống hoặc tiêm cho những trường hợp nổi mẩn ngứa nặng kèm theo một số dấu hiệu nguy hiểm liên quan tới hô hấp, viêm mạch.
Bé bị nổi mẩn ngứa vào ban đêm và phụ nữ đang cho con bú là đối tượng cần được đặc biệt chú ý trong khi dùng thuốc điều trị. Những bệnh nhân có liên quan tới bệnh lý cơ thể cần được thăm khám, điều trị chuyên khoa kết hợp với việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định đúng nguyên nhân.
3. Chăm sóc da đúng cách, giữ ẩm cho da
Ngoài việc áp dụng 2 cách nêu trên, để cải thiện tình trạng mẩn ngứa vào ban đêm bạn nên kết hợp với việc dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách. Bởi da khô, thiếu nước cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn ngứa vào ban đêm.
Nếu người bệnh có làn da khô hoặc nứt nẻ bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa dầu khoáng. Đặc biệt, không sử dụng kem bôi chứa hương liệu và chất tạo màu. Bởi đây là những chất có thể gây kích ứng da của người bệnh nhiều hơn.
Giảm mẩn ngứa bằng sản phẩm Yoosun Rau má.
Để giảm tình trạng mẩn ngứa về đêm bạn có thể tham khảo và sử dụng Yoosun Rau má. Đây là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn hiện nay.
Trong kem bôi da Yoosun Rau má có chứa thành phần thiên nhiên, an toàn lành tính như: dịch chiết rau má, Chlorhexidine, D-panthenol, vitamin E. Chúng mang đến nhiều tác dụng trong việc giải quyết các vấn đề thường gặp ở da như mẩn ngứa, rôm sảy, muỗi đốt, hăm tã… Không chỉ vậy, sản phẩm còn có khả năng dưỡng ẩm, giảm ngứa rát và làm mềm da hiệu quả.
Kem bôi da Yoosun Rau má được đánh giá cao về độ an toàn bởi không chứa corticoid, không paraben. Do đó, sản phẩm phù hợp với mọi làn da như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn mà không gây kích ứng.
Đặc biệt, trong trường hợp trẻ nổi mẩn ngứa về đêm ngoài việc thoa Yoosun Rau má bạn nên kết hợp cùng gel tắm gội Yoosun Rau má. Đây là sản phẩm dành cho trẻ từ 0 tháng tuổi trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da toàn diện hơn.
Trong gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má có chứa một số thành phần chính như:
– Chiết xuất rau má: Giúp làm mát da, dịu da, ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa,…thích hợp cho làn da nhạy cảm, mỏng manh của bé.
– Chiết xuất củ gừng và Bisabolol: Giúp bảo vệ da khỏi tác nhân gây viêm, làm dịu các vết mẩn đỏ, giúp da mềm mịn.
– Sản phẩm đảm bảo an toàn phù hợp với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bởi gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má được phát triển theo công thức 5 không: không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicon. Vì vậy, sử dụng sản phẩm đảm bảo an toàn không gây kích ứng làn da.
– Để giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa về đêm bạn hãy làm sạch da cho trẻ bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má. Sau đó, dùng một lượng kem bôi da Yoosun Rau má thoa lên.
VI – Cách phòng tránh bị mẩn ngứa vào ban đêm
Để phòng tránh bị mẩn ngứa vào ban đêm bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số biện pháp dưới đây:
1. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Trước tiên, bạn cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Nên tắm gội hàng ngày, đặc biệt sau khi thể dục hoặc vận động nhiều, đi bơi về bạn nên tắm ngay để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn bám lại trên da.
Khi vệ sinh cá nhân bạn có thể lựa chọn các loại sữa tắm có tính dịu nhẹ. Đặc biệt, không chứa hương liệu và chất tạo màu tránh gây kích ứng làn da.
2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát.
Ngoài ra, để tránh bị mẩn ngứa vào ban đêm bạn nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Quần áo nên làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Hạn chế mặc quần áo bó sát, bí bách, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng bức. Bởi điều này có thể khiến cho cơ thể tiết nhiều mồ hôi kết hợp việc vệ sinh kém sẽ khiến cho làn da dễ bị mẩn ngứa, rôm sảy.
3. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ
Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cũng có vai trò quan trọng trong việc phòng tránh bị mẩn ngứa vào ban đêm. Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu để dưỡng ẩm cho làn da.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lựa chọn cho mình một sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Tuy nhiên, bạn nên đọc kỹ thành phần, công dụng, nguồn gốc xuất xứ để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng.
4. Tránh các yếu tố kích ứng và dị ứng
Mẩn ngứa có thể xuất hiện do các yếu tố kích ứng và dị ứng. Chính vì vậy, để không gặp phải tình trạng này bạn hãy tránh xa một số tác nhân gây dị ứng như: Bụi bẩn, mạt rệp, lông chó mèo, các loại đồ ăn có hàm lượng đạm cao.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các loại rượu, bia và chất kích thích.
5. Giữ cho cơ thể đủ nước
Để phòng tránh bị mẩn ngứa về đêm bạn cũng nên chú ý đến việc bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Nước có vai trò quan trọng trong việc giữ độ ẩm cho làn da. Đồng thời hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải các chất độc hại trong cơ thể ra ngoài.
Ngoài uống nước bọc bạn có thể bổ sung thêm một số loại nước ép hoa quả để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
6. Giảm căng thẳng, stress
Giữ tâm trạng thoải mái.
Một số nghiên cứu chỉ ra, những người thường xuyên thức khuya, căng thẳng, thần kinh cũng sẽ thường xuyên gặp phải cơn ngứa ngáy toàn thân vào ban đêm. Bởi khi căng thẳng, các tế bào thần kinh dưới da được kích thích, tình trạng này sẽ gặp ở những người bị áp lực về công việc, trầm cảm… Do đó, bạn hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan.
7. Điều trị các bệnh lý tiềm ẩn
Mẩn ngứa về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên đi thăm khám để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách.
Như vậy, chúng ta đã biết cách xử lý khi bị mẩn ngứa về đêm. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!