Ngứa bụng khi mang thai có nên gãi không? Cách xử lý an toàn
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngứa bụng khi mang thai là một vấn đề phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải trong suốt thai kỳ. Sự thay đổi hormon và sự phát triển của thai nhi có thể khiến da bụng căng ra, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mặc dù tình trạng này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, cơn ngứa ngáy có thể gây phiền toái và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu.
I – Bị ngứa bụng khi mang thai là như thế nào?
Mang thai là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về cảm xúc và tâm lý của người phụ nữ. Ngoài những thay đổi dễ nhận thấy như tăng cân hay làn da xỉn màu, bên trong cơ thể, hệ miễn dịch và nội tiết tố cũng có sự điều chỉnh mạnh mẽ để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.
Ngứa bụng khi mang thai là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải.
Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao nhiều bà bầu gặp phải các vấn đề về da như ngứa ngáy. Tình trạng này có thể xảy ra ở bàn tay, bàn chân, hoặc tình trạng da bị căng và khô, kèm theo các biểu hiện như mẩn ngứa, mề đay…
Ngứa bụng khi mang thai là cảm giác khó chịu xuất phát từ da hoặc dấu hiệu của tổn thương nào đó trên da, khiến người bệnh phải có xu hướng gãi liên tục. Đối với phụ nữ mang thai, ngứa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ, khi da bụng giãn ra nhanh chóng. Một số mẹ bầu còn gặp phải tình trạng phát ban, ngứa ngáy lan ra toàn thân, đặc biệt ở ngực, mông và đùi.
Ngứa bụng khi mang thai là một vấn đề khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 40% bà bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân tự nhiên do sự căng da, bà bầu ngứa bụng còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý.
Mặc dù tình trạng ngứa không gây phát ban, nhưng cảm giác khó chịu này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ. Tuy nhiên, hiện tượng ngứa bụng bầu tháng cuối sẽ tự thuyên giảm sau khi sinh em bé.
II – Tại sao bị ngứa bụng khi mang thai?
Ngứa bụng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và hầu hết là vô hại, sẽ tự biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, mặc dù không gây hại trực tiếp cho thai nhi, tình trạng ngứa bụng có thể làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Ngứa bụng khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất mà các bà bầu có thể gặp phải:
1. Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân khiến mẹ bầu ngứa bụng
Trong suốt thời gian mang thai, sự thay đổi lớn về nội tiết tố, đặc biệt là hormone estrogen, là nguyên nhân chính khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy. Sự biến động của các hormone không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn tác động trực tiếp đến làn da, làm gia tăng tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban hay nổi mề đay.
Mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai do thay đổi nội tiết tố.
Đây là hiện tượng phổ biến, khiến nhiều bà bầu cảm thấy bất an trong thai kỳ. Làn da của bà bầu cũng có thể trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động từ bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ hoặc các chất tẩy rửa.
2. Tăng cân và giãn da là nguyên nhân ngứa bụng khi mang thai
Tại sao bà bầu ngứa bụng? Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai chính là sự tăng cân và sự phát triển của thai nhi. Khi thai nhi lớn lên, bụng của bà bầu sẽ dần to ra, khiến da bụng bị căng và giãn.
Sự giãn da này có thể gây cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là khi vùng da này bị kéo dài quá mức. Vết rạn da ở bụng và đùi cũng là dấu hiệu cho thấy da đang phải đối mặt với tình trạng căng giãn này, khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy.
3. Tăng lưu lượng máu khiến mẹ bầu bị ngứa bụng tháng cuối
Trong suốt thai kỳ, lưu lượng máu trong cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, đặc biệt là ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ.
Lưu lượng máu tăng là nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai.
Sự gia tăng lưu lượng máu này có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ngứa. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của thai nhi cũng góp phần làm cho mẹ bầu cảm thấy cơ thể mình thay đổi và tạo ra những cảm giác khó chịu. Đây cũng là lý do giải thích vì sao bà bầu bị ngứa bụng?
4. Mẫn cảm với hương liệu và chất giặt tẩy
Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm với các tác nhân từ môi trường như hương liệu, chất tẩy rửa hay một số sản phẩm chăm sóc da. Nhiều bà bầu gặp phải tình trạng dị ứng hoặc mẫn cảm với các sản phẩm này, gây ra ngứa da hoặc nổi mẩn.
Đặc biệt, nếu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông chó, lông mèo, hoặc các sợi vải từ quần áo, tình trạng ngứa sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ngứa bụng khi mang thai.
5. Tiền sử bệnh lý về da là nguyên nhân mang thai bị ngứa bụng
Những mẹ bầu có tiền sử về các bệnh lý về da như vảy nến, chàm hay eczema có thể dễ dàng gặp phải tình trạng ngứa trong thai kỳ. Việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể làm trầm trọng thêm các bệnh da liễu này, khiến các cơn ngứa càng thêm nghiêm trọng.
Các vết ngứa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả bụng, đùi và các vùng khác. Thậm chí, trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể gặp tình trạng viêm chân lông hoặc các nốt mụn nhỏ mọc ở nang lông, gây ngứa ngáy.
III – Ngứa vùng bụng khi mang thai có phải là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm?
Ngứa bụng khi mang thai có thể là một triệu chứng không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp, đó lại là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số tình trạng bệnh lý có thể gây ngứa bụng khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý:
1. Chốc dạng Herpes (Impetigo herpetiformis)
Đây là một dạng bệnh vảy nến mưng mủ, tuy không do virus gây ra nhưng lại thường xuất hiện ở cuối thai kỳ. Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của các mảng đỏ đầy mủ trên da.
Sau đó biến thành các nốt mụn nhỏ màu trắng, thường xuất hiện ở vùng bắp đùi, háng, bụng, nách, dưới ngực và những vùng da khác. Ngứa là triệu chứng chính kèm theo các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, sốt, và ớn lạnh. Vì vậy, nếu mang bầu bị ngứa bụng mẹ bầu nên chủ động thăm khám để tìm biện pháp xử lý kịp thời.
Ngứa ở vùng bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu chốc dạng Herpes.
2. Bọng nước dạng Pemphigus (Pemphigoid gestationis)
Đây là tình trạng xuất hiện các vết ngứa nghiêm trọng, sau đó phát triển thành các vết loét lớn. Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn giữa và cuối thai kỳ, và có thể kéo dài từ 3 tháng trở đi, thậm chí một số trường hợp có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần sau khi sinh.
Các vết ngứa xuất hiện gần vùng rốn và lan ra cánh tay, chân, lòng bàn tay và bàn chân. Đây là bệnh nghiêm trọng hơn PUPPS, vì có thể dẫn đến sinh non và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu. Sau khi sinh, bé có thể gặp phải phát ban nhẹ trong vài tuần, và tình trạng này có thể tái phát trong các lần mang thai sau.
3. Sẩn ngứa khi mang thai
Đây là một tình trạng phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là vào cuối tháng thứ 2 hoặc giai đoạn cuối thai kỳ. Ban đầu, bà bầu có thể chỉ bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở bụng, sau đó phát triển thành các nốt mề đay dạng sẩn, có thể lan ra các vùng khác như tay, chân và toàn thân.
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở bụng có thể do bị sẩn ngứa.
Mặc dù tình trạng này thường không gây hại cho thai nhi và sẽ tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, đôi khi cơn ngứa bụng khi mang thai có thể kéo dài thêm từ 2 đến 3 tháng sau khi sinh và có thể tái phát trong các lần mang thai tiếp theo. Để giảm ngứa, bác sĩ có thể kê thuốc mỡ, thuốc kháng histamin hoặc steroid.
4. Ứ mật trong gan (ICP)
Ứ mật thai kỳ là tình trạng mật bị ứ đọng trong gan, làm tăng nồng độ axit mật trong máu và gây ngứa nghiêm trọng, đặc biệt ở các vùng như lòng bàn tay, lòng bàn chân và bụng. Ngứa bụng khi mang thai đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, khó chịu, và giảm cảm giác thèm ăn.
Bà bầu bị ngứa bụng do ứ mật trong gan thường xảy ra vào giai đoạn cuối thai kỳ và có thể gây nguy hiểm. Đặc biệt là nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.
5. Mề đay mẩn ngứa (PUPPS)
PUPPS là một bệnh lý phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là vào 3 – 5 tuần cuối của thai kỳ. Bệnh này thường bắt đầu với những nốt mẩn đỏ nhỏ ở bụng, sau đó lan rộng thành các mảng lớn.
Mặc dù nguyên nhân của PUPPS chưa được xác định rõ ràng, nhưng nó thường gặp ở phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai. Bệnh này có thể lan ra các vùng khác của cơ thể như đùi, mông, lưng, cánh tay và chân, nhưng ít khi ảnh hưởng đến mặt, cổ và bàn tay.
PUPPS thường không gây hại cho thai nhi và sẽ tự biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể kê thuốc mỡ, thuốc kháng histamine hoặc steroid để giảm các triệu chứng ngứa ngáy.
Nếu bà bầu gặp phải tình trạng ngứa bụng khi mang thai kéo dài hoặc có kèm theo phát ban, cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Các bệnh lý như trên, nếu không được can thiệp đúng cách, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
IV – Bà bầu bị ngứa bụng có sao không?
Bị ngứa khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến mà nhiều bà bầu gặp phải. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu, gây khó chịu, lo lắng, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Cụ thể như sau:
Bị ngứa bụng khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu mệt mỏi.
– Gây khó chịu và mệt mỏi: Bị ngứa bụng khi mang thai kéo dài có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và căng thẳng. Tình trạng ngứa liên tục khiến mẹ bầu không thể nghỉ ngơi đầy đủ, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
– Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bà bầu bị ngứa bụng tháng cuối có thể khiến mẹ bầu thức giấc vào ban đêm, gây khó ngủ. Thiếu ngủ lâu dài có thể dẫn đến mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bà bầu.
– Tạo ra cảm giác lo âu: Bụng bị ngứa khi mang thai có thể khiến mẹ bầu lo lắng, đặc biệt nếu không rõ nguyên nhân. Tình trạng này đôi khi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, khiến bà bầu cảm thấy bất an về sức khỏe của mình và thai nhi.
– Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm: Việc gãi nhiều do nổi mẩn ngứa ở vùng bụng có thể làm tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Điều này có thể khiến tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các biến chứng ngoài ý muốn.
– Ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin: Nổi mẩn ngứa ở bụng khi mang thai có thể làm giảm sự tự tin của bà bầu, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng phát ban hay mẩn đỏ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ xã hội của mẹ bầu.
– Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Ngứa bụng khi mang thai có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như ứ mật trong gan (ICP) hay mề đay mẩn ngứa (PUPPS). Những bệnh này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
V – Mẹ bầu bị ngứa bụng có nên gãi hay không?
Ngứa bụng là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy khó chịu và có xu hướng gãi. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu bà bầu bị ngứa bụng có nên gãi không?
Khi mẹ bầu bị ngứa bụng, việc gãi là điều cần tránh. Mặc dù cơn ngứa có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu, nhưng gãi sẽ làm tình trạng ngứa thêm nghiêm trọng và có thể gây tổn thương cho da.
Việc cào cấu hoặc gãi mạnh có thể làm da bị xước, dễ bị nhiễm trùng, và thậm chí để lại vết sẹo. Ngoài ra, động tác này còn có thể gây kích ứng và làm da ngày càng ngứa hơn.
VI – Hướng dẫn cách xử lý và phòng tránh bị ngứa bụng khi mang thai đơn giản ngay tại nhà
Để xử trí hiệu quả tình trạng ngứa bụng dưới khi mang thai và giảm khó chịu cho mẹ bầu, dưới đây là một số biện pháp hữu ích:
1. Mẹ bầu ngứa bụng dưới nên dùng kem dưỡng ẩm
Việc giữ cho da bụng đủ độ ẩm là một trong những cách trị ngứa bụng cho bà bầu quan trọng giúp làm dịu cảm giác ngứa ngáy. Mẹ bầu nên sử dụng kem dưỡng da không chứa hương liệu hoặc các chất gây dị ứng.
Mẹ bầu nên chú ý việc giữ ẩm để giảm nổi mẩn ngứa vùng bụng.
Các sản phẩm dưỡng đặc biệt dành riêng cho phụ nữ mang thai hoặc dầu dưỡng từ thiên nhiên. Điều này đảm bảo giúp làm mềm da, duy trì độ ẩm, hạn chế tình trạng rạn da và giảm ngứa hiệu quả.
2. Tránh gãi để giảm ngứa bụng cho bà bầu
Gãi bụng khi bị ngứa vùng bụng sau khi sinh có thể khiến tình trạng ngứa trở nên trầm trọng hơn và gây tổn thương da. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Thay vì gãi, mẹ bầu có thể vỗ nhẹ bằng lòng bàn tay hoặc sử dụng các vật liệu mềm như khăn mềm để làm dịu cảm giác ngứa mà không gây hại cho da. Đây cũng là cách giảm ngứa hiệu quả.
3. Vệ sinh thân thể đúng cách
Phụ nữ mang thai bị ngứa bụng cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh cơ thể đúng cách. Nước nóng có thể làm khô da và làm tăng cảm giác ngứa. Vì vậy, hãy sử dụng nước ấm vừa phải khi tắm, kết hợp với các loại xà phòng dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc chất gây kích ứng. Điều này sẽ giúp bảo vệ da, giảm tình trạng khô da và ngứa.
4. Sử dụng vải mềm và thoáng khí
Lựa chọn quần áo làm từ chất liệu mềm, thoáng khí như vải cotton, lanh hoặc bông sẽ giúp da bầu dễ thở và giảm ma sát, từ đó hạn chế tình trạng ngứa. Đồng thời, tránh mặc quần áo quá chật hay bí bách, vì chúng có thể gây kích ứng và làm tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Tạo môi trường đủ ẩm
Đảm bảo môi trường sống có đủ độ ẩm cũng là một biện pháp giúp bà bầu mang thai bị ngứa bụng cảm thấy dễ chịu hơn. Sử dụng máy tạo ẩm không khí hoặc để một bát nước trong phòng ngủ sẽ giúp giữ cho da luôn ẩm mượt và thoáng khí. Điều này đặc biệt quan trọng khi không khí trong nhà quá khô, dễ làm da bị ngứa và khô ráp.
Phụ nữ mang thai ngứa bụng nên nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát.
6. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng
Mẹ bầu ngứa bụng phải làm sao? Mẹ bầu nên tránh ra ngoài vào khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi nắng gắt nhất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể khiến da bị kích ứng, đổ mồ hôi nhiều và làm tình trạng ngứa càng trở nên nghiêm trọng. Khi ra ngoài, mẹ bầu cũng nên che chắn cơ thể và sử dụng kem chống nắng an toàn cho da.
7. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất là yếu tố quan trọng để giữ sức khỏe trong thai kỳ. Mẹ bầu nên bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể thông qua các thực phẩm tươi sống, rau xanh, trái cây và ngũ cốc. Đây cũng là câu trả lời cho những ai còn băn khoăn bà bầu bị ngứa bụng phải làm sao?
Đồng thời, cần uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít) để duy trì sự cân bằng độ ẩm cho cơ thể và da. Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, đồ cay nóng và các thực phẩm tẩm gia vị nặng, vì chúng có thể làm tình trạng ngứa thêm trầm trọng.
8. Vận động thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga cho bà bầu sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm tình trạng ngứa bụng và nâng cao sức khỏe tổng thể. Thể dục đều đặn cũng giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm căng thẳng trong thai kỳ.
9. Sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má
Kem bôi da Yoosun Rau Má là một lựa chọn hiệu quả cho mẹ bầu bị ngứa bụng khi mang thai nhờ vào các thành phần tự nhiên và hoạt chất giúp làm dịu và bảo vệ da:
Thoa kem bôi da Yoosun Rau má giảm nổi mẩn ngứa ở vùng bụng.
– Dịch chiết rau má: Thành phần này có công dụng kích thích tái tạo tế bào da, hỗ trợ cải thiện các vùng da bị tổn thương và làm dịu mẩn đỏ. Trong y học dân gian, rau má được biết đến như một loại thảo dược làm mát, giúp giảm rôm sảy và ngăn ngừa mẩn ngứa hiệu quả.
– D-Panthenol: Đây là hoạt chất nổi bật trong việc làm dịu da và giảm ngứa rát. D-Panthenol giúp làm mềm da, mang lại cảm giác mượt mà và trơn láng, hỗ trợ làm dịu các cơn ngứa khó chịu do mẩn đỏ gây ra.
– Chlorhexidine Digluconate: Thành phần này giúp bảo vệ da khỏi sự tác động của vi khuẩn và là một giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa mụn. Chlorhexidine Digluconate đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh, sạch khuẩn, hạn chế các vấn đề viêm nhiễm ở da.
– Vitamin E: Với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, Vitamin E giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa lão hóa da và giữ ẩm hiệu quả. Nhờ đó, làn da sẽ luôn mịn màng và duy trì vẻ tươi trẻ.
Mỗi ngày mẹ bầu thoa kem bôi da từ 2-3 lần tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ ở bụng sẽ thuyên giảm.
10. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Nếu tình trạng ngứa bụng trở nên nghiêm trọng và không thể kiểm soát bằng các biện pháp tự nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể bà bầu bị ngứa bụng nên bôi thuốc gì? Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi mà cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bằng cách thực hiện những biện pháp này, mẹ bầu có thể giảm thiểu được tình trạng ngứa bụng khi mang thai và cảm thấy thoải mái hơn trong suốt thai kỳ. Nếu như bạn còn băn khoăn nào cần chúng tôi hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!