Mẩn ngứa do suy thận nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngứa là một triệu chứng thường gặp ở những người mắc suy thận mạn tính trong giai đoạn 4 – 5 hoặc đang điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo. Tình trạng mẩn ngứa do suy thận có thể trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biện pháp khắc phục hãy cùng dược sĩ Yoosun Rau má tìm hiểu ngay trong bài viết này.
I – Ngứa do suy thận là gì?
Ngứa da là biểu hiện phổ biến ở những người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn tiến triển hoặc đang trong quá trình chạy thận nhân tạo. Tình trạng ngứa này có thể được cải thiện thông qua các biện pháp điều trị bằng thuốc hoặc các loại kem bôi tại chỗ.
Bệnh thận mạn tính được phân thành 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu thận còn hoạt động tốt, và đến giai đoạn 5 thì chức năng thận bị suy giảm nghiêm trọng. Từng giai đoạn có những biểu hiện khác nhau về mức độ và tính chất của các triệu chứng.
Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ, ngứa da là một trong những dấu hiệu thường gặp ở những người bệnh thận mạn tính giai đoạn 4 và 5. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cũng cho biết, ngứa có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu nhưng phổ biến hơn ở các giai đoạn cuối. Tình trạng này được gọi là ngứa liên quan đến bệnh thận mạn tính (CKD-aP).
Hình ảnh ngứa do suy thận.
Một nghiên cứu năm 2019 tại Mỹ cho thấy khoảng 40% bệnh nhân giai đoạn cuối của bệnh thận gặp phải tình trạng ngứa. Tuy nhiên, một số dữ liệu khác còn ghi nhận tỷ lệ ngứa có thể ảnh hưởng tới 84% số người bệnh thận.
Cường độ và tần suất ngứa ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau, từ những cơn ngứa thỉnh thoảng xuất hiện cho đến ngứa kéo dài suốt cả ngày và đêm. Ngứa do suy thận có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhiều ở vùng ngực, mặt và các chi, xuất hiện ở cả hai bên cơ thể. Ngứa có thể xảy ra cục bộ hoặc lan rộng, tùy thuộc vào tình trạng và cơ địa của từng bệnh nhân.
II – Nguyên nhân ngứa do suy thận
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ngứa do suy thận xảy ra có thể do nguyên nhân nhân như:
1. Tăng nồng độ urê trong máu là nguyên nhân gây ngứa do suy thận
Khi thận bị tổn thương, khả năng lọc bỏ urê khỏi máu bị suy giảm, dẫn đến sự tích tụ urê trong cơ thể – một tình trạng gọi là tăng urê huyết. Sự tích tụ urê gây ra nhiều tác động tiêu cực, trong đó có việc tạo ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Ngứa do suy thận có thể do tăng nồng độ ure trong máu.
Đặc biệt, urê huyết còn ảnh hưởng đến nồng độ canxi và photpho trong cơ thể – hai yếu tố có khả năng kích hoạt cơn ngứa khi mất cân bằng. Vì vậy, đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ngứa do suy thận.
2. Canxi và photpho trong máu tăng cao
Mức ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi nồng độ canxi và photpho trong máu tăng cao vượt ngưỡng bình thường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh có nồng độ canxi và photpho cao thường gặp triệu chứng ngứa hơn những người có mức khoáng chất này trong giới hạn cho phép.
3. Phản ứng viêm, histamin, và dị ứng
Viêm mãn tính ở người bệnh suy thận thường là nguyên nhân dẫn đến ngứa. Tế bào da trong quá trình viêm sẽ giải phóng các chất kích hoạt thụ thể ngứa như cytokine. Cùng với đó, histamin – một chất trung gian trong phản ứng viêm – được giải phóng ra như một cơ chế bảo vệ tự nhiên của da, khiến người bệnh ngứa dữ dội.
Người có nồng độ urê cao trong máu thường có mức histamin cao, càng làm tăng nguy cơ ngứa ngáy. Do đó, ngứa do suy thận cũng có thể bắt nguồn từ yếu tố viêm, dị ứng.
4. Ảnh hưởng của urê huyết đến hormone tuyến cận giáp
Suy thận làm rối loạn quá trình sản xuất hormone tuyến cận giáp (PTH), từ đó ảnh hưởng đến cân bằng khoáng chất trong cơ thể và làm tăng nồng độ PTH trong máu. Hormone này nếu tăng cao cũng có thể dẫn đến ngứa do những tác động gián tiếp lên da và thần kinh.
5. Khô da và mất nước là nguyên nhân gây ngứa do suy thận
Người suy thận, đặc biệt là người chạy thận nhân tạo, thường gặp tình trạng mất nước và khô da do cơ chế lọc máu làm mất đi một lượng nước đáng kể trong cơ thể. Khô da không chỉ gây cảm giác căng rát khó chịu mà còn dễ khiến da bị nứt nẻ và ngứa.
Mất nước và khô da là nguyên nhân gây ngứa do suy thận.
Trong một số trường hợp, suy thận có thể dẫn đến xơ hóa hệ thống da, khiến da dày hơn và căng tức. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh suy thận còn gặp rối loạn tiết mồ hôi, làm cho da càng khô ráp và dễ ngứa hơn.
6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài các yếu tố trên, ngứa ở người suy thận còn có thể liên quan đến các bệnh lý kèm theo như tiểu đường, viêm gan (như viêm gan siêu vi), và thiếu máu do thiếu sắt – thường xảy ra ở người suy thận vì thận suy yếu không tạo đủ tế bào hồng cầu. Những bệnh lý này làm tình trạng ngứa trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn.
III – Dấu hiệu nhận biết bị ngứa do suy thận
Dấu hiệu ngứa do suy thận thường khác với những loại ngứa thông thường và có xu hướng dai dẳng hơn. Dưới đây là các dấu hiệu chính cho thấy ngứa có thể bắt nguồn từ suy thận:
– Ngứa toàn thân hoặc tập trung ở một số vùng nhất định: Dấu hiệu ngứa do thận có thể lan rộng khắp cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở vùng lưng, bụng, ngực và các chi. Một số người chỉ cảm thấy ngứa ở một vài vị trí, nhưng cảm giác này rất mạnh và khó chịu.
– Ngứa kéo dài và khó dứt: Người bệnh thường trải qua tình trạng nổi mề đay ngứa do thận kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần, và không thể giảm được bằng cách gãi hoặc dùng kem dưỡng da thông thường.
– Ngứa tăng lên vào ban đêm: Ngứa do suy thận thường tăng lên vào ban đêm, khiến người bệnh khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi gặp phải biểu hiện ngứa do thận bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
– Da khô và nứt nẻ: Ngứa đi kèm với tình trạng da khô, bong tróc, dễ nứt nẻ, đặc biệt là ở những người đang chạy thận. Da có thể trở nên sần sùi, căng rát và kém độ ẩm tự nhiên. Đây cũng là triệu chứng ngứa do suy thận thường gặp ở nhiều người bệnh.
Cơn ngứa xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể.
– Xuất hiện các vết xước và tổn thương do gãi: Do ngứa liên tục, người bệnh thường có xu hướng gãi nhiều, gây ra các vết trầy xước, rách da hoặc thậm chí là chảy máu, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
– Không đáp ứng với các biện pháp điều trị ngứa thông thường: Các loại kem bôi da hoặc thuốc giảm ngứa thông thường không mang lại hiệu quả rõ rệt, do nguyên nhân gây ngứa xuất phát từ bên trong cơ thể.
– Kèm theo các dấu hiệu khác của suy thận: Các dấu hiệu điển hình như mệt mỏi, phù nề, nước tiểu có màu bất thường, hoặc đau lưng cũng có thể xuất hiện cùng với ngứa, giúp nhận diện rõ hơn về nguy cơ suy thận.
Người bệnh gặp những dấu hiệu ngứa do thận suy trên nên sớm đi khám và điều trị tại cơ sở y tế để ngăn ngừa suy thận tiến triển nặng hơn.
IV – Bị ngứa do suy thận có nguy hiểm không?
Ngứa do suy thận có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát, vì nó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là những lý do vì sao ngứa do suy thận có thể trở nên nghiêm trọng:
Bị ngứa do suy thận khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
– Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Da ngứa do thận dai dẳng và kéo dài khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, từ đó dẫn đến suy giảm tinh thần, khó tập trung trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
– Nguy cơ nhiễm trùng da: Khi người bệnh gãi liên tục để giảm phát ban ngứa do suy thận, da dễ bị tổn thương, gây ra trầy xước, chảy máu và thậm chí là loét. Những tổn thương này dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ viêm da.
– Dấu hiệu suy thận tiến triển: Nổi mẩn ngứa do suy thận thường là triệu chứng ở các giai đoạn suy thận nặng, khi thận không còn khả năng lọc các chất độc trong máu hiệu quả. Nếu ngứa do suy thận xuất hiện, điều đó có nghĩa là chức năng thận đang bị suy giảm nghiêm trọng, có thể đòi hỏi người bệnh cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
– Biến chứng sức khỏe toàn diện: Tình trạng urê huyết tăng cao (do chức năng thận suy giảm) không chỉ gây ngứa mà còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác, có thể làm mất cân bằng điện giải và gây ra các vấn đề về tim mạch, thần kinh.
– Ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tinh thần: Nổi mẩn ngứa do suy thận kéo dài có thể gây căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm ở người bệnh, đặc biệt nếu họ cảm thấy không thể kiểm soát được triệu chứng này dù đã điều trị.
Ngứa do suy thận là dấu hiệu đáng báo động, đòi hỏi người bệnh cần quan tâm chăm sóc sức khỏe và tìm đến sự hỗ trợ y tế. Điều trị sớm và đúng cách có thể giúp giảm ngứa, bảo vệ da và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do suy thận gây ra.
V – Cách điều trị ngứa do suy thận
Điều trị ngứa do suy thận cần có sự kết hợp giữa các phương pháp y tế và chăm sóc da phù hợp để giảm triệu chứng một cách hiệu quả. Dưới đây là những phương pháp chính để điều trị ngứa do suy thận:
1. Đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Khi người bệnh gặp phải dấu hiệu bị ngứa do thận kéo dài việc thăm khám bác sĩ chuyên khoa là vô cùng quan trọng. Ngứa do suy thận có thể là biểu hiện của những rối loạn phức tạp trong cơ thể, vì vậy, việc được bác sĩ chẩn đoán chính xác là bước đầu tiên trong quá trình điều trị.
Người bệnh nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa thận hoặc da liễu, những người có chuyên môn sâu về bệnh lý thận và các vấn đề về da liễu do suy thận gây ra. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị triệu chứng ngứa do thận phù hợp.
2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Ngứa do suy thận là một triệu chứng khó điều trị và có thể yêu cầu người bệnh thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giúp làm giảm ngứa. Đặc biệt là những thuốc tác động vào hệ thần kinh và các yếu tố liên quan đến chức năng thận.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị ngứa ở người suy thận bao gồm:
– Gabapentin và Pregabalin: Đây là các thuốc có tác dụng giảm ngứa do thận yếu bằng cách tác động lên hệ thần kinh, giúp giảm cảm giác ngứa do suy thận. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng những thuốc này có thể gây buồn ngủ, chóng mặt và làm giảm sự tập trung. Do đó, việc sử dụng phải được kiểm soát chặt chẽ và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Sertraline: Thuốc này thuộc nhóm SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) và chủ yếu được sử dụng để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, một trong những tác dụng phụ của nó là khả năng làm giảm ngứa, mặc dù cần một thời gian nhất định để thuốc phát huy hiệu quả. Người bệnh cần kiên nhẫn và tuân thủ liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm ngứa do suy thận.
– Chất kết dính phosphate: Khi bệnh nhân bị suy thận, việc tích tụ quá nhiều phosphate trong cơ thể có thể gây ra ngứa. Chất kết dính phosphate giúp giảm nồng độ chất này trong máu, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc này và đồng thời kiểm soát chế độ ăn uống, giảm thiểu thực phẩm giàu photpho như đậu, hạt, sữa và thịt.
– Korsuva: Đây là một loại thuốc mới được FDA phê duyệt vào năm 2021 để điều trị ngứa từ trung bình đến nặng ở người bệnh suy thận đang chạy thận nhân tạo. Korsuva được tiêm sau mỗi lần lọc máu và có tác dụng giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, như với bất kỳ thuốc nào, việc sử dụng Korsuva cũng cần được bác sĩ chỉ định và theo dõi sát sao.
Người bệnh cần lưu ý rằng việc điều trị ngứa do suy thận mạn không chỉ đơn giản là sử dụng thuốc mà còn liên quan đến việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống. Do đó, việc thăm khám và điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
3. Giảm ngứa do suy thận bằng kem bôi da Yoosun Rau má
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, để giảm mẩn ngứa do thận bạn cũng có thể kết hợp sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Kem Yoosun Rau Má có thể hỗ trợ giảm ngứa hiệu quả cho người suy thận nhờ vào sự kết hợp của các thành phần thiên nhiên và dưỡng chất bảo vệ da. Đây là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng khi gặp phải các vấn đề về da như ngứa, rôm sảy, hoặc kích ứng da.
Thoa kem bôi da Yoosun Rau má giúp giảm ngứa hiệu quả.
Kem bôi da Yoosun Rau má có chứa một số thành phần chính giúp giảm ngứa, làm mát da hiệu quả như:
– Dịch chiết rau má: Thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương. Từ lâu, rau má còn được dùng để làm dịu da, ngăn ngừa rôm sảy và các vết mẩn ngứa.
Chlorhexidine digluconate: Bảo vệ làn da trước vi khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn và giảm nguy cơ viêm nhiễm một cách hiệu quả.
– D-Panthenol: Làm dịu các vùng da ngứa rát, cung cấp độ ẩm giúp da trở nên mềm mại và mịn màng.
– Vitamin E: Giữ ẩm, giúp da chống lại tác động của tia UV và oxy hóa, từ đó ngăn ngừa lão hóa và duy trì độ mịn màng cho da.
Kem Yoosun Rau Má là một giải pháp tự nhiên giúp người bị suy thận có thể giảm ngứa an toàn, cải thiện tình trạng da mà không gây tác dụng phụ. Sử dụng kem đều đặn sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, hỗ trợ làm mềm và phục hồi làn da, mang đến sự thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
4. Một số biện pháp khác hỗ trợ giảm ngứa cho người bệnh suy thận
Người bệnh có thể giảm cảm giác ngứa do thận bằng cách điều chỉnh lối sống và thực hiện những thay đổi nhỏ nhưng hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày:
Người bị bệnh thận nên dưỡng ẩm cho da.
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và chất liệu từ thiên nhiên: Chọn quần áo làm từ vải tự nhiên như cotton hoặc lụa thay vì các loại vải tổng hợp giúp hạn chế kích ứng da, đồng thời tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Vải cotton không chỉ mềm mại mà còn có khả năng thấm hút tốt, giúp da luôn khô thoáng, giảm thiểu tình trạng ngứa do ma sát.
– Chọn sản phẩm vệ sinh cá nhân dịu nhẹ: Để giảm thiểu các kích ứng từ các sản phẩm chứa hóa chất mạnh, người bệnh nên thay thế đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm và sản phẩm làm sạch bằng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc các thành phần dễ gây dị ứng. Sử dụng sữa tắm, xà phòng hoặc dầu gội không mùi, ít hóa chất sẽ giúp da bớt kích ứng, ngăn ngừa tình trạng khô da và ngứa nghiêm trọng hơn.
– Duy trì độ ẩm cho da: Đặc biệt với người bệnh sống trong môi trường khô hoặc sử dụng điều hòa thường xuyên, giữ ẩm cho da là bước quan trọng. Người bệnh nên dưỡng ẩm ngay sau khi tắm hoặc khi da có cảm giác khô, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên và không gây kích ứng. Điều này giúp duy trì lớp màng bảo vệ da, ngăn ngừa da khô và nứt nẻ.
– Sử dụng sản phẩm gội và tắm không mùi, không hóa chất: Các loại sản phẩm gội và tắm không mùi, được thiết kế riêng cho da nhạy cảm sẽ giúp giảm thiểu các yếu tố gây ngứa và kích ứng. Sản phẩm không chứa hóa chất mạnh, chất bảo quản và hương liệu nhân tạo sẽ giúp bảo vệ da, tạo điều kiện cho da giữ ẩm và ngăn ngừa tình trạng viêm.
– Tránh chà xát mạnh khi tắm: Trong quá trình tắm, thay vì chà xát da mạnh, người bệnh nên nhẹ nhàng dùng tay hoặc khăn mềm để làm sạch da. Chà xát mạnh không chỉ gây tổn thương mà còn khiến da khô hơn, dễ kích hoạt cơn ngứa.
– Tăng cường dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Bên cạnh việc bôi kem dưỡng, người bệnh cũng nên cân nhắc việc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ hoặc nơi làm việc nếu ở trong môi trường khô. Độ ẩm thích hợp trong không khí sẽ giúp da giữ được độ ẩm tự nhiên, từ đó giảm thiểu tình trạng khô ráp, khó chịu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi bị ngứa do suy thận mà bạn nên nắm được. Nếu như bạn còn có băn khoăn nào cần chúng tôi hỗ trợ thêm về tình trạng này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!