Nhận biết dấu hiệu bị rôm sảy nhẹ và nặng hay gặp nhất
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Rôm sảy bệnh lý về da lành tính và có thể tự thuyên giảm khi chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu để kéo dài và không điều trị, vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào da gây viêm da, nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, suy giảm khả năng điều tiết nhiệt và gây tăng tiết mồ hôi. Vì vậy, việc nắm được các dấu hiệu bị rôm sảy để chủ động phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm là điều vô cùng quan trọng.
I – Tầm quan trọng của việc nhận biết dấu hiệu bị rôm sảy sớm
Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt, xảy ra khi tuyến mồ hôi trên da bị bít tắc, tạo ra các mụn nhỏ và vết sần nằm rải rác trên bề mặt da.
Rôm sảy thường xuất hiện vào những ngày trong thời tiết nắng nóng và ẩm ướt khiến mồ hôi tăng tiết quá mức kết hợp với bụi bẩn và vi khuẩn làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi hoặc võ tuyến mồ hôi.
Theo healthdirect.gov.au, rôm sảy là bệnh lý về da lành tính và có thể tự khỏi khi thời tiết mát mẻ hoặc chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh muộn và không có biện pháp can thiệp, rôm sảy khó có thể tự hết
Nhận biết chính xác các dấu hiệu bị rôm sảy giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng.
Thậm chí, rôm sảy có thể tái phát nhiều lần và trở nên nghiêm trọng hơn, không chỉ gây đau đớn, mệt mỏi, sụt cân, suy nhược cơ thể mà còn gây biến chứng như:
– Viêm da, nhiễm trùng da, nguy hiểm hơn nhiễm trùng huyết: Do vi khuẩn, nấm xâm nhập vào tuyến mồ hôi và da.
– Làm suy giảm khả năng điều tiết nhiệt.
– Gây tăng tiết mồ hôi.
– Để tránh các tác động tiêu cực ở trên, bạn nên nắm được các dấu hiệu bị rôm sảy để có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm và có hướng điều trị phù hợp.
II – Dấu hiệu rôm sảy nhẹ
Rôm sảy khi mới xuất hiện chỉ là các mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng rải rác trên da kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
1. Xuất hiện các nốt mụn nhỏ trên một số vùng da
Theo healthdirect.gov.au, medicalnewstoday.com và mayoclinic.org, triệu chứng thường gặp nhất khi bị rôm sảy là xuất hiện các nốt mụn nhỏ (được gọi là sần) trên da. Đặc điểm của mụn nhỏ này như sau:
– Màu sắc: Hồng hoặc đỏ. Trên làn da trắng, các đốm có màu đỏ. Trên làn da sẫm màu, các nốt sần khó nhìn thấy hơn. Nếu sử dụng phương pháp soi da – một loại kính hiển vi được chiếu sáng để kiểm tra da, các đốm có thể xuất hiện dưới dạng các hạt màu trắng dưới da với quầng sáng sẫm hơn bao quanh.
– Hình dáng/kích thước: như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, phần đầu có một chút nước.
– Vị trí mọc: Tập trung nhiều ở mặt, cổ, đầu, trán, lưng, vai, ngực, nách, vị trí có nếp gấp trên da. Ngoài ra, rôm sảy mùa hè cũng có thể xuất hiện ở nách, nếp gấp khuỷu tay, háng, bẹn, sau đầu gối. Trong đó, người lớn thường bị rôm sảy ở các nếp gấp da, nơi quần áo gây ma sát. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, rôm sảy mọc chủ yếu trên mặt, cổ, ngực, vai, lưng, mặt, vùng da mặc tã lót.
Các nốt rôm sảy xuất hiện rải rác trên một số vùng da kèm cảm giác ngứa ngáy nhẹ.
2. Cảm giác ngứa ngáy, châm chích, khó chịu
Vùng da bị nổi rôm sảy và những vùng da xung quanh thường có cảm giác ngứa ngáy, châm chích, khó chịu và sưng nhẹ.
Trường hợp rôm mọc dày, da không chỉ bị đỏ, ngứa mà còn có cảm giác nóng rát. Điều này khiến người bệnh liên tục muối gãi để giảm cảm giác ngứa và khó chịu.
3. Da sần sùi, sưng nhẹ
Vùng da bị mọc rôm sảy thường có màu đỏ và sưng nhẹ. Khi sở vào cảm thấy sần sùi, không mềm mại và nhẵn mịn như bình thường.
III – Dấu hiệu rôm sảy nặng
Khi không được điều trị kịp thời và tiến triển sang giai đoạn nặng, rôm sảy sẽ mọc trên toàn thân; mụn có nước và mủ trắng; vùng da nổi rôm bị sưng, đỏ, nóng; cảm giác đau tăng, có mủ chảy ra từ các nốt mụn kèm sốt, sưng hạch bạch huyết…
1. Rôm sảy toàn thân, ngứa ngáy dữ dội
Ở giai đoạn nặng, các nốt rôm sảy không chỉ xuất hiện rải rác ở một số vùng da nhất định mà đã lan rộng ra khắp toàn thân. Do da bị viêm nên người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ đội và liên tục phải dùng tay gãi.
Khi rôm sảy cọ sát với quần áo hoặc nhiệt độ cao, cảm giác ngứa sẽ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với với trẻ nhỏ bị rôm sảy ngứa ngáy nhiều nên thường xuyên quấy khóc nhiều, bứt rứt, khó chịu, ăn ngủ không ngon.
2. Mọc mụn nước nhỏ, mụn mủ trắng
Tại các vùng da bị rôm sảy của người bệnh có thể mọc các mụn nước nhỏ, đôi khi có cả mụn mủ trắng. Vì vậy, nếu người bệnh liên tục gãi sẽ làm mụn vỡ ra gây viêm nhiễm.
3. Cảm giác đau tăng dần
Rôm sảy biểu hiện ở dạng mụn nước hoặc mụn mủ trắng có thể gây đau khi chạm vào. Cảm giác đau tăng khi mụn vỡ ra, người bệnh gãi liên tục làm tổn thương da.
4. Da sưng, nóng, đỏ
Vùng da nổi rôm sảy bị sưng, nóng, đỏ hoặc ấm. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở vùng da bị rôm sảy mà còn thể lan sang các vùng da xung quanh.
Rôm sảy nặng phát ban toàn thân, có mủ bên trong mụn, da sưng đỏ và nóng.
5. Mủ chảy ra từ các nốt rôm sảy
Khi bị rôm sảy mủ, trên da sẽ xuất hiện các nốt mụn đỏ hoặc mụn có lông ở giữa. Nếu mụn vỡ sẽ thấy mủ và máu chảy ra gây đau rát kèm ngứa ngáy, thậm chí là nhiễm trùng.
Mủ chảy ra từ các nốt rôm sảy là triệu chứng cho thấy, rôm sảy đã ảnh hưởng đến lớp hạ bì sâu nhất. Do đó, mồ hôi có cơ hội xâm nhập vào bên trong da dẫn đến nhiễm trùng.
6. Sưng hạch bạch huyết
Trường hợp nổi rôm sảy kèm theo bị sưng hạch ở cổ, nách và háng là triệu chứng cảnh báo đã bị viêm hoặc nhiễm trùng.
Vì vai trò của hạch bạch huyết là chống lại nhiễm trùng và bệnh tật trong cơ thể. Do đó, khi có dấu hiệu bị viêm nhiễm, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn.
7. Sốt hoặc ớn lạnh
Sốt hoặc ớn lạnh là triệu chứng người bị rôm sảy đã bị bội nhiễm do rôm sảy lan rộng toàn thân và kéo dài không được điều trị.
8. Kiệt sức, không thể đổ mồ hôi
Rôm sảy tái phát nhiều lần sẽ phát triển thành bệnh rôm sảy sâu. Lúc này, mức độ của bệnh càng trở nên nghiêm trọng, tổn thương không trên bề mặt da mà còn ăn sâu vào bên trong da. Hậu quả là dễ dẫn tới tình trạng không có mồ hôi lan rộng, khiến người bệnh kiệt sức, nôn ói liên tục, mạch đập nhanh…
Rôm sảy nặng bị nhiễm trùng gây sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng và nách.
IV – Nên làm gì khi thấy có dấu hiệu rôm sảy?
Rôm sảy là bệnh lý về da thường gặp và khá phổ biến, do bệnh có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng nên nhiều người bệnh thường chủ quan không thăm khám điều trị. Việc điều trị muộn hoặc không điều trị có thể khiến mụn nước bị vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng da, viêm da mãn tính, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng huyết.
Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bị rôm sảy ở mức độ nhẹ, người bệnh nên tìm cách khắc phục ngay bằng cách: làm mát da, hạ nhiệt cơ thể, hạn chế tăng tiết mồ hôi, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt, ăn bổ sung các thực phẩm có tính mát, vệ sinh da sạch sẽ với các sản phẩm phù hợp không gây kích ứng…
Trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng rôm sảy không thuyên giảm hoặc rôm sảy kéo dài khoảng 7 – 10 ngày trở lên, lan rộng toàn thân và có các dấu hiệu bội nhiễm như: da sưng và nóng, có mủ chảy ra, đau, sưng hạch, sốt và ớn lạnh thì cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh để lại biến chứng.
Nên tìm cách khắc phục ngay khi có dấu hiệu bị rôm sảy, nếu không thuyên giảm hãy thăm khám bác sĩ ngay.
Ngoài ra, người bị rôm sảy cũng có thể tìm hiểu và cân nhắc sử dụng Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để cải thiện rôm sảy, mẩn ngứa.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp bé yêu phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.
Rôm sảy kéo dài không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên, suy nhược cơ thể, sụt cân mà còn có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cũng một số biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động khắc phục và thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị rôm sảy nhẹ để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!