Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/04/2024

12 loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy và lưu ý khi ăn vào mùa hè

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Các loại hoa quả thường được mệnh danh là “thần dược” tự nhiên cho sức khỏe và sắc đẹp vì giàu vitamin, khoáng chất và cácchất chống oxy hóa. Tuy nhiên, một số loại quả càng ăn nhiều sẽ càng khiến da nổi rôm sảy, ví dụ như vải, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít, mận… Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy qua bài viết sau nhé!

I – Nguyên nhân ăn hoa quả dễ bị nổi sảy

Hoa quả khi ăn đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, trong đó có rôm sảy.

Nguyên nhân chính khiến ăn hoa quả dễ bị nổi rôm sảy là do ăn các loại hoa quả tính nóng, ngọt và có hàm lượng đường cao với lượng nhiều cùng một lúc. Cụ thể:

1. Do ăn các loại hoa quả có tính nóng

Một số loại trái cây đặc trưng của mùa hè như mít, vải, nhãn, mận… được dân gian xếp vào nhóm hoa quả nóng, gây nổi rôm sảy và mụn nhọt.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong y học hiện đại thực tế không tồn tại khái niệm thực phẩm nóng, lạnh hay mát. Đây chỉ là quan niệm dân gian. Hoa quả chỉ được phân làm hai loại gồm: ít đường và nhiều đường.

Vào mùa hè, nhiều người sau khi ăn các loại quả như mận, vải, mít, nhãn bị nổi rôm sảy, phát ban, ngứa và mụn. Tình trạng này không phải do những hoa quả có tính hay chứa chất gây dị ứng.

Thực chất, hiện tượng này xuất hiện là do các loại quả có hàm lượng đường cao. Do đó, khi chúng ta ăn nhiều các loại hoa quả như mít, nhãn, vải… sẽ khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh bất thường. Nếu lỗ chân lông không được làm sạch sẽ dẫn đến bít tắc, gây rôm sảy, mẩn ngứa, nổi mụn…

Để dễ hình dung hơn, có thể lấy ví dụ cụ thể như sau: 100g vải sẽ chứa 15g đường carbohydrate, 100g mít chứa gần 20g đường carbohydrate. Một ngày, nhu cầu của mỗi người thường ở mức 200-300g carbohydrate. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày banj ăn 100-200g mít hoặc vải đã chiếm một tỉ lệ rất lớn trong nhu cầu đó.

Nguyên nhân ăn hoa quả dễ bị nổi sảyNguyên nhân ăn hoa quả bị nổi rôm sảy là do ăn nhiều hoa quả có tính nóng và có hàm lượng đường cao.

2. Do ăn quá nhiều hoa quả ngọt nhiều đường cùng lúc

Nguyên nhân tiếp theo khiến rôm sảy dễ xuất hiện sau khi ăn hoa quả là do ăn với lượng nhiều cùng một lúc. Điều này khiến một lượng đường lớn được dung nạp vào cơ thể làm quá trình chuyển hóa ở trong cơ thể tăng lên đột ngột.

Lượng đường trong máu tăng là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn như tụ cầu hay liên cần trên da phát triển. Do đó, khi ăn nhiều loại hoa quả ngọt với hàm lượng đường cao, bạn có thể cảm thấy ngứa, mọc rôm sảy và bị mụn nhọt.

II – 12 loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy

Một số loại trái cây có nhiều đường và có tính nóng khi ăn dễ làm tăng nhiệt độ cơ thể khi sử dụng, khiến bị nổi rôm sảy nhiều hơn. Đó là: xoài, vải, sầu riêng, nhãn, mít, chôn chôm, đào, mận, hồng xiêm, ổi.

1. Mít

Mít rất giàu vitamin C, vitamin A, canxi, thiamin, riboflavin, kali, sắt, niacin, magneisum nên ăn loại quả này đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tuy nhiên, loại hoa quả này có hàm lượng đường rất cao nên không phù hợp với người có cơ địa dễ bị rôm sảy, mụn nhọt. Theo nghiên cứu, lượng đường trong mít ở mức trung bình (GI) bằng 50 – 60 nên nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng nhanh đường huyết trong máu, tăng huyết áp.

Không chỉ gây rôm sảy, ăn quá nhiều mít còn khiến cơ thể dung nạp nhiều calo và đường gây tăng cân. Kèm theo đó là tình trạng khó tiêu, đầy bụng vì dung nạp quá nhiều chất xơ và đường.

2. Vải

Quả vải giàu dinh dưỡng, trong đó phải kể đến glucose, protein, chất béo, axit citric, vitamin C, A, B. Theo Đông y, quả vải vị ngọt không độc, tác dụng dưỡng can, bổ huyết, tăng sinh lực, tỉnh táo tinh thần, tráng dương.

Tuy nhiên, tương tự như mít và nhãn, quả vải, do hàm lượng đường quá lớn (100g vải chứa tới 15,2g đường ngọt) và tính nóng nên ăn quá nhiều quả vải dễ bị bệnh viêm nhiệt như nhiều rôm sảy, ngứa, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ.

Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có ghi nhận, ăn nhiều quả vải sẽ phát nhiệt, chảy máu cam, đau rát lưỡi, đau họng, nhiệt miệng. Một số người có triệu chứng nôn nao, đau bụng dữ dội, nổi mề đay, nôn mửa, khó thở, tiêu chảy, huyết áp hạ…

Ăn hoa quả bị nổi sảyNhãn và vải ăn nhiều dễ gây rôm sảy.

3. Nhãn

Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên khi ăn dễ gây nóng trong gây nổi sảy và mụn. Thực ra, đây là một “tác dụng phụ” phổ biến của quả nhãn. Vì vậy, những người đang bị rôm sảy, mẩn ngứa, nóng trong không nên hoặc hạn chế ăn nhãn đề phòng tác dụng phụ này.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, quả nhãn có hàm lượng đường khá cao (100g nhãn chứa 65g đường). Do đó nếu ăn với lượng lớn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu. Đây chính là nguyên nhân bị nổi rôm sảy sau khi ăn nhãn.

4. Xoài

Mặc dù có tính bình, nhưng xoài chín có hàm lượng đường rất cao (14g đường/100g xoài) nên vẫn gây nóng trong nếu ăn nhiều. Đặc biệt, nếu ăn nhiều trong mùa sẽ dễ gây rôm sảy, sinh nhiệt, mụn bọc…

Ăn nhiều xoài còn khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, thúc đẩy vi khuẩn trên da nên dễ gây các bệnh về da như mụn nhọt. Ăn xoài với lường nhiều còn tăng nguy cơ bị tiêu chảy do dung nạp quá nhiều chất xơ.

Ngoài ra, nếu ăn xoài xanh còn có thể gây kích thích dạ dày, làm tăng tiết dịch vị gây hại dạ dày và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường ruột.

Ăn hoa quả dễ bị nổi sảyQuả xoài thơm ngon nhưng nhiều đường và tính nóng nên rất dễ gây rôm sảy.

5. Sầu riêng

Nhắc đến các loại hoa quả dễ bị rôm sảy khi ăn, chắc chắn không thể không nhắc tới sầu riêng. Loại quả này giàu dương chất nhưng mặc khác lại chứa rất nhiều chất béo và đường (chỉ số đường huyết trung bình là 58).

Do đó, nếu ăn sầu riêng hàng ngày với lượng lớn có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu, sinh nhiệt trong cơ thể và gây rôm sảy, mụn nhọt. Ngoài ra, ăn nhiều sầu riêng còn gây ứ đọng kali trong cơ thể, tăng nguy cơ tắc ruột và táo bón.

Ăn hoa quả bị rôm sảyĂn sầu riêng hàng ngày sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt.

6. Chôm chôm

Giống như sầu riêng, chôm chôm có lượng đường cao nên ăn nhiều chôm chôm sẽ sinh nhiệt trong cơ thể gây rôm sảy.

Cụ thể, chỉ số đường huyết (GI) của chôm chôm ở mức trung bình là 59. Nếu ăn quá nhiều so với khuyến nghị 6 quả/ngày thì lượng đường trong chôm chôm có thể làm tăng đường huyết. Điều này khiến cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu phát triển trên da gây rôm sảy, mụn nhọt.

Tại sao ăn hoa quả dễ bị nổi rôm sảyChôm chôm ăn với lượng nhiều dễ hình thành rôm sảy.

7. Mận

Quả mận giàu chất xơ, không có cholesterol xấu và chất béo. Đặc biệt loại quả này chứa nhiều carotene, khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt.

Tuy nhiên, mận mang tính nóng lại chứa nhiều đường (10g đường/100g mận) nên ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra hiện tượng rôm sảy, mụn nhọt, phát ban.

Ngoai ra, ăn nhiều mận còn gây bí tiểu, da sạm màu do hấp thụ quá nhiều chất sắt trong mận.

8. Đào

Quả đào giàu pectin – một chất rất có lợi cho đường ruột, giúp hỗ trợ và phòng ngừa táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào có thể gây hại cho sức khỏe, dễ dẫn đến tiêu chảy cùng các bệnh lý đường ruột khác.

Quả đào có tính nóng, lượng đường trong 100g đào và 8g nên nếu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể sinh nhiệt và nóng trong. Hậu quả là nổi rôm sảy, hình thành mụn nhọt, cảm giác bức bối, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, dễ tích tụ độc ốt…

Bị rôm sảy do ăn hoa quả Quả mận và đào cũng nằm trong danh sách các loại quả ăn dễ bị rôm sảy.

9. Ổi

Quả ổi giàu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, quả ổi có tính nóng cộng với lường đường là 8g/100g ổi nêu nếu ăn quá nhiều có thể gây nóng người, từ đó làm phát sinh tình trạng rôm sảy, khó tiêu và đầy bụng. Thậm chí ăn ổi với lượng lớn còn gây táo bón, nổi mụn nhọt.

10. Hồng xiêm

Tiêu thụ hồng xiêm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tốt cho sức sức khỏe của mắt, chống viêm, tăng đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa…

Tuy nhiên, loại quả này cũng có chứa khá nhiều đường (khoảng 13g/1 quả). Do đó, nếu bạn vì quá yêu thích mà ăn thường xuyên liên tục với lượng lớn có thể gây tình tạng khó tiêu, đầy bụng và cả rôm sảy, mụn.

Ăn hoa quả bị rôm sảyHồng xiêm giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn thường xuyên với lượng nhiều sẽ khiến bạn bị nổi rôm sảy.

11. Quả na

Quả na cũng nằm trong danh sách các loại quả càng ăn càng nổi nhiều rôm sảy vì gây nóng cho cơ thể. Theo Đông y, quả na có tính nóng cộng với hàm lượng đường cao nên khi ăn nhiều sẽ gây nóng trong người dẫn đến nổi rôm sảy, mụn, táo bón…

Bên cạnh đó, quả na chứa nhiều calo nên ăn nhiều còn dễ dẫn đến tăng cân, ăng lượng đường trong máu, đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa và khó thải khí hoặc đại tiện, mất cân bằng sắt và kali…

12. Vú sữa

Nghiên cứu cho thấy, cứ 100g vú sữa cung cấp cho cơ thể khoảng 9,1mg vitamin C; 14,65g Carbohydrate; 1,137mg vitamin B3; 1,92 chất xơ; 0,49mg sắt; 0,049mg vitamin B1; 0,038mg vitamin B2; 1,52g protein và 18,95mg photpho.

Ăn vú sữa đúng cách giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên; hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt; ngăn ngừa thiếu máu; giúp xương và răng chắc khỏe…

Tuy nhiên, ương tự như quả na, vú sữa có tính nóng nên nếu ăn liên tục với lượng nhiều trong thời gian dài có thể gây ra rôm sảy, nổi mụn nhọt, nóng trong người hoặc nhiệt miệng.

Cách ăn hoa quả tránh bị nổi sảyVú sữa có tính nóng nên nếu ăn liên tục với lượng nhiều trong thời gian dài có thể gây ra rôm sảy

III – Cách ăn hoa quả để tránh nổi rôm sảy

Để ăn hoa quả không bị rôm sảy, bạn cần chú ý ăn với lượng phù hợp và tần suất hợp lý; hạn chế ăn hoa quả nhiều đường tính nóng và nên ưu tiên ăn các loại hoa quả có tính mát giúp thanh nhiệt giải độc cơ thể.

1. Lượng hoa quả, tần suất nên ăn

Ăn hoa quả với lượng phù hợp giúp tránh tình trạng nổi rôm sảy. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn hoa quả với số lượng từ 200-300g/ngày.

Bạn có thể ăn hoa quả hàng ngày nhưng cần đa dạng các loại hoa quả khác nhau để đảm bảo cân bằng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Thời điểm ăn

Với người có sức khỏe bình thường, có thể ăn hoa quả vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, thời điểm ăn tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1-2 tiếng đồng hồ để tránh gây áp lực lên da dày, gây đầy hơi và chướng bụng.

Riêng với người thừa cân, béo phì, nên ăn hoa quả trước bữa ăn để tạo cảm giác no, giảm bớt lượng thức ăn nạp vào. Đồng thời, hàm lượng chất xơ trong hoa quả còn làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu và ổn định đường huyết ở bệnh nhân bị rối loạn đường máu.

3. Không ăn nhiều các loại hoa quả nhiệt đới, nhiều đường, tính nóng

Các loại hoa quả nhiệt đới có tính nóng hoặc nhiều đường như chúng tôi liệt kê ở trên là nguyên nhân gây rôm sảy nếu ăn quá nhiều. Do đó, cần ăn các loại hoa quả nhiệt đới với lượng ít, tránh lạm dụng ăn nhiều và liên tục trong thời gian dài.

Trường hợp vẫn muốn ăn các loại hoa quả này, bạn có thể tham khảo lượng ăn an toàn để tránh mọc rôm sảy dưới đây:

– Nhãn: Chỉ nên ăn khoảng 300 – 500g nhãn/ngày.

– Vải: Người bình thường không nên ăn quá 10 quả/ngày; trẻ em không quá 3-4 quả/ngày; người tiểu đường nên ăn dưới 7 quả/ngày.

– Xoài: Chỉ nên ăn tối đa 1 quả/ngày.

– Mít: Khoảng 150 – 300g/ngày, nên chia làm 2- 3 lần ăn, không ăn nhiều một lúc. Hạn chế ăn mít khi trời nóng.

– Chôm chôm: Có thể ăn 300 – 400g chôm chôm/ngày, hạn chế ăn khi tiết trời nóng.

– Sầu riêng: Chỉ nên ăn tối đa 2 múi/ngày, ăn 2-3 lần/tuần.

– Quả ổi: Chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả cỡ vừa/ngày.

– Mận: Có thể ăn tối đa 10 quả/mận/lần, không quá 2 lần/tuần.

– Hồng xiêm: Tối đa 2 quả/ngày.

– Ổi: 1-2 quả/ngày, quả ổi có trọng lượng vừa phải.

– Quả na: Khoảng 1-2 quả/ngày.

– Vú sữa: Tối đa 2 quả/ngày.

4. Ưu tiên ăn hoa quả ít ngọt, tính mát

Nên ăn đa dạng các loại hoa quả, ưu tiên một số loại hoa quả tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể và ít ngọt để vừa tránh mọc mụn, rôm sảy và tăng cân.

Cụ thể bạn nên ăn cam, bưởi, dứa, quả dừa, dâu tây, bưởi, đu đủ, thanh long, bơ, dưa vàng, chuối, dưa hấu, quả lựu… Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng.

Lưu ý ăn hoa quả tránh bị nổi sảyƯu tiên các loại hoa quả có tính mát với lượng 200-300g/ngày.

IV – Lưu ý khác giúp ăn hoa quả không bị nổi sảy

Một số lưu ý khác giúp bạn ăn hoa quả đúng cách, không lo bị nổi rôm sảy và ảnh hưởng tới sức khỏe:

1. Hạn chế ăn hoa quả nhiều đường, có tính nóng khi trời nóng

Rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng. Nhiệt độ môi trường và cơ thể tăng dẫn đến đổ nhiều mồ hôi. Kết hợp với bụi bẩn, chất nhờn tích tụ trên lỗ lông chân lông gây tắc nghẽn hình thành rôm sảy.

Do đó, để tránh thân nhiệt tăng cao và bị nóng trong khi trời nắng nóng, bạn nên hạn chế ăn các loại quả nhiều đường và có tính nóng như chúng tôi đã liệt kê ở phần II.

2. Ăn hoa quả ngay sau khi gọt

Sau khi gọt hoa quả xong, bạn nên ăn ngay để tránh hương vị và các dưỡng chất trong hoa quả bị giảm đi, đặc biệt là khi đã thái miếng hoặc ép nước.

Trong trường hợp chưa thể ăn ngay, bạn có thể ngâm hoa quả vào nước muối nhạt để giữ được lượng vitamin và khoáng chất có trong quả đồng thời tránh tình trạng bị thâm cho một số loại quả.

3. Uống nhiều nhiều nước, ăn nhiều rau xanh

Khi ăn hoa quả có nhiều đường, bạn nên tăng cường thêm rau xanh và uống nhiều nước để làm giảm nồng độ đường trong máu.

4. Chọn mua hoa quả an toàn, rửa sạch trước khi ăn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn hoa quả không đảm bảo chất lượng, có thể chứa hóa chất và thuốc sâu gây nguy hiểm khi ăn.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần chọn mua hoa quả có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở địa chỉ tin cậy. Trước khi ăn cần ngâm rửa sạch để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc…

Trường hợp bị nổi rôm sảy do ăn hoa quả, bạn nên dừng ăn các loại hoa quả gây ra tình trạng này. Đồng thời, sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để xử lý các nốt rôm sảy.

Ăn hoa quả dễ bị rôm sảy bôi kem rau máKem bôi da Yoosun Rau má dịu mẩn ngứa, ngửa rôm sảy.

Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.

Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, bạn lấy một lượng vừa đủ Yoosun Rau má, thoa lên vùng da nổi rôm sảy, không cần rửa lại với nước. Thoa 2 – 3 lần mỗi ngày. Nhanh thôi, bạn sẽ thấy tình trạng rôm sảy đỡ hẳn.

Đặc biệt, Yoosun Rau má rất an toàn vì có thành phần chính là dịch chiết rau má, không parabens, không corticoid, nên bạn yên tâm sử dụng nhé.

Tóm lại, không phải cứ ăn nhiều hoa quả là tốt cho sức khỏe. Vì một số loại hoa quả nhiều đường, tính nóng như vải, mít, mận, chôm chôm, sầu riêng… nếu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, phát ban, nổi rôm sảy…

Do đó, bạn cần chú ăn hoa quả với lượng vừa phải (200-300g/ngày), nên ưu tiên các loại hoa quả có tính mát và hạn chế ăn các loại hoa quả ăn dễ bị rôm sảy như chúng tôi đã đề cập ở trên.

Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục