Xông và tắm lá sung trị mụn nhọt, thủy đậu như thế nào là đúng?
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Cây sung mọc phổ biến ở ven sông, hồ, ao, suối… ở nước ta. Bên cạnh chế biến các món ngon từ lá sung và quả sung, bạn đã biết tận dụng tắm lá sung để chữa mụn nhọt, thủy đậu chưa? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
I – Lá sung là lá gì?
Lá sung là lá của cây sung. Cây sung còn có tên gọi khác là tụ quả dong hoặc ưu đàm thụ.
Cây sung thuộc họ dâu tằm, thân cây gỗ lớn và mọc nhanh.
Cây sung sinh trưởng tốt ở cận nhiệt đới và nhiệt đới. Vì thế ở nước ta ta thường bắt gặp cây sung mọc tự nhiên ở ven ao, hồ, sông, suối, bìa rừng.
Hình ảnh cây sung.
Một số đặc điểm thực vật của cây sung là:
– Thân cây trưởng thành cao khoảng 25 đến 30m. Đường kính thân cây khoảng 60 đến 90cm.
– Vỏ của thân cây có màu hơi nâu, thiên sang màu xám.
– Lá sung có hình quả trứng, mũi mác, tài khoảng 2cm và có nhiều lông tơ.
– Quả sung thường mọc thành chùm ở các đầu càng ngắn. Bên ngoài quả có màu xanh, bên trong quả có các tua nhỏ màu xanh hoặc màu đỏ.
– Hoa của cây sung thường ra vào tháng 5 và tháng 7 hàng năm.
II – Tắm lá sung có tác dụng gì?
Theo Đông Y ghi lại, lá sung có vị ngọt nhưng vẫn hơi đắng, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, giải độc. Vì thế, tắm nước lá sung có tác dụng chữa lở loét ngoài da, sưng thũng…
Bên cạnh đó, quả sung có tác dụng giải độc, tiêu thũng, nên có thể nấu làm nước tắm chữa mụn nhọt, mẩn ngứa…
III – Tổng hợp các cách tắm lá sung và quả sung cho người lớn và trẻ nhỏ
1. Thủy đậu tắm lá sung
Bạn chuẩn bị 100 đến 300g lá sung tươi. Sau khi sơ chế sạch sẽ, và loại bỏ hết lông tơ, bạn tên sắc lấy nước rồi chấm lên nốt thủy đậu. Mỗi ngày bạn thực hiện 2 đến 3 lần.
Sau khoảng 3 đến 5 ngày, bạn sẽ thấy các nút thủy đậu giảm dần.
Khi các nốt thủy đậu đã săn se lại, bạn cũng có thể lấy được nước lá sung để tắm, nhằm hạn chế viêm nhiễm.
2. Tắm bằng lá sung trị mụn nhọt
Bạn chuẩn bị 300g lá sung tươi, rửa sạch hết bụi bẩn, lông tơ rồi sắc lấy nước.
Nếu mụn ở mặt, bạn có thể lấy nước lá sung để xông hơi khoảng 10 phút rồi rửa mặt lại bình thường.
Tắm bằng lá sung trị mụn nhọt.
Nếu mụn mọc khắp cơ thể, bạn chắt lấy nước lá sung, và thêm nước mát rồi tắm.
Mỗi tuần bạn nên thực hiện 2 đến 3 lần để giảm mụn nhé.
IV – Lưu ý khi tắm lá sung
Một số lưu ý bạn không nên bỏ qua khi áp dụng phương pháp tắm bằng lá sung:
– Trước khi tắm lá sung cho trẻ sơ sinh, bạn cần test thử ở một vùng da nhỏ trên cánh tay để xem trẻ có bị dị ứng không vì đáng ra của trẻ sơ sinh lúc này rất nhạy cảm.
– Bạn cần nhớ làm sạch lá sung thật kỹ trước khi sử dụng. Đặc biệt, cần loại bỏ hết lông tơ trên lá sung để không bị ngứa.
– Không nên tắm lá sung quá đều đặn, chỉ nên tắm một lá sung một hoặc hai lần mỗi tuần.
– Không nên tắm nước lá sung khi ra có vết thương hở hoặc bị xây xát.
– Khi các bệnh ngoài da đã nặng, bạn không nên tự ý tắm nước lá sung, mà cần có sự tư vấn của chuyên gia.
– Nếu bạn cần làm mờ thâm sau khi bị thủy đậu hoặc bị mụn nhọt, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.
Với hai thành phần chính là dịch chiết rau má và Vitamin E, Yoosun rau má sẽ làm mờ các vết thâm sẹo trên da.
Bên cạnh đó, Yoosun rau má còn có các tác dụng khác như làm dịu rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, vết côn trùng đốt, muỗi cắn…
Đặc biệt, Yoosun rau má được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, nên bạn có thể dễ dàng tìm mua với mức giá chưa bằng một bát phở.
Hình ảnh kem bôi da Yoosun rau má.
Như vậy chúng ta đã biết công dụng và cách tắm lá sung. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má quá hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!