Tắm lá sầu đâu và những công dụng tuyệt vời đối với làn da
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tắm lá sầu đâu cho bé chỉ là phương pháp dân gian truyền lại nhưng được đánh giá là mang lại nhiều tác động tích cực. Vì thế hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết được tác dụng của việc tắm nước lá sầu đâu cũng như cách tắm lá sầu đâu bạn nhé.
I – Lá sầu đâu là lá gì?
Lá sầu đâu có tên tiếng Anh là lá neem, là lá của cây sầu đâu.
Cây sầu đâu trồng ở nước ta có nhiều loại khác nhau, trong đó có ba loại phổ biến nhất là sầu đâu bản địa, sầu đâu Ấn Độ và sầu đâu rừng.
Một số đặc điểm thực vật học của 3 loại sầu đâu phổ biến ở nước ta là:
– Cây sầu đâu bản địa: thân gỗ, to, cao khoảng 15 đến 18m. Lá dạng kép. Hoa có màu trắng hoặc màu tím nhạt, mọc thành cụm ở lá sầu đâu.
– Cây sầu đâu rừng: thân cây nhỏ, yếu, không thành gỗ, chiều cao cũng chỉ khoảng từ 1,6 đến 2,5m. Hoa nhỏ mọc thành chùm. Lá xẻ lông chim không đều, 4 hoặc 6 đôi là chét.
Hình ảnh cây sầu đâu bản địa.
– Cây sầu đâu Ấn Độ: thân gỗ, to, chiều cao lên tới 20m, tán khá rộng. Cây sầu đâu cho sản lượng gỗ chất lượng cao và có thể thu hoạch làm kẹo cao su. Lá sầu đâu mọc xen kẽ với các lá chét.
Theo đông y, các bộ phận của cây sầu đâu như lá, quả, vỏ cây có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
II – Tắm lá sầu đâu có tác dụng gì?
Lá sầu đâu chứa chất azadirachtin. Chất này có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và kháng viêm. Vì thế có thể dùng để chữa một số bệnh da liễu.
Để trị nấm, ghẻ, ngứa, rôm sảy, hăm da… người ta thường nấu nước lá sầu đâu để tắm gội.
III – Những thắc mắc khi tắm lá sầu đâu
Như vậy, chúng ta đã biết công dụng của việc tắm nước lá sầu đâu. Dưới đây bài viết sẽ giải đáp thêm một số câu hỏi liên quan đến việc tắm bằng lá sầu đâu:
1. Bầu tắm lá sầu đâu được không?
Ngừa thai cũng là một trong những tác dụng của lá sầu đâu. Mặc dù việc ngừa thai bằng lá sầu đâu áp dụng qua đường tiêu hóa, nhưng bà bầu cũng không nên tắm lá sầu đâu. Vì làn da của bà bầu giai đoạn này rất nhạy cảm.
2. Bị thủy đậu tắm lá sầu đâu được không?
Bạn có thể tắm lá sầu đâu để ngăn ngừa nhiễm trùng khi các nốt thủy đậu vỡ ra.
IV – Cách tắm lá sầu đâu cho trẻ trị rôm sảy, mụn nhọt, hăm da, mẩn ngứa
Đầu tiên mẹ chuẩn bị ba đến bốn cành lá sầu đâu. Sau đó, đem rửa sạch rồi để ráo nước.
Tiếp đến, mẹ cho lá sầu đâu vào nồi, đun sôi cùng với khoảng 4 lít nước lọc.
Khi nước đã đổi màu, mẹ tắt bếp, chắc lấy phần nước của lá sầu đâu ra chậu, pha thêm nước mát để có nhiệt độ nước ta phù hợp.
Cách tắm bằng nước lá sầu đâu cho trẻ.
Bây giờ mẹ có thể tiến hành tắm cho trẻ như bình thường, không cần tắm tráng lại lần nữa với nước sạch.
Cuối cùng, mẹ lau khô người và mặc quần áo cho bé.
Mỗi tuần mẹ nên tắm lá sầu đâu cho bé 2 đến 3 lần để các triệu chứng khó chịu nhanh hết nhé.
V – Lưu ý khi tắm nước lá sầu đâu
Trước khi áp dụng phương pháp đặt nước lá sầu đâu cho trẻ mẹ nên chú ý một số điểm sau đây:
– Tắm lá sầu đâu hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da chỉ là phương pháp do dân gian truyền lại, mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng.
– Chỉ nên áp dụng phương pháp này khi các bệnh ngoài da còn nhẹ. Ở mức độ nặng hơn, mẹ nên đưa bé đến gặp các chuyên gia da liễu để thăm khám, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
– Nên chọn lá sầu đâu được chồng trong môi trường sạch sẽ.
– Sau khi tắm nước lá sầu đâu, mẹ có thể thoa thêm Yoosun rau má để hỗ trợ điều trị các bệnh rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da ở trẻ nhỏ nhanh hơn.
Yoosun rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má sẽ làm dịu nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, sưng, ngứa, đau…
Đồng thời, kem bôi rau má còn giúp ngăn ngừa thâm sẹo sau khi da lành lại. Sản phẩm không chứa Corticoid, Paraben, nên em toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế mẹ yên tâm sử dụng cho bé nhé.
Hình ảnh kem bôi da Yoosun rau má cho bé.
Như vậy chúng ta đã biết cách tắm lá sầu đâu cho trẻ để hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Nếu mẹ cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!