Bệnh tay chân miệng ở người lớn: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Tay chân miệng người lớn có bị không? Nếu có thì nguyên nhân do đâu, điều trị như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
I – Người lớn bị tay chân miệng không?
Bệnh tay chân miệng là do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Bệnh này thường gặp ở trẻ em, nhất là các bé dưới 5 tuổi.
Vậy thì, bệnh tay chân miệng người lớn có bị không? Người lớn vẫn có thể bị tay chân miệng nếu như hệ miễn dịch không khỏe mạnh, dẫn đến không thể chống lại sự tấn công của virus.
Tay chân miệng người lớn có biểu hiện đặc trưng là sốt kèm theo các mụn bọc nước ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng…
Chân tay miệng người lớn có bị không?
Chân tay miệng ở người lớn Nếu không được điều trị có thể gây biến chứng. Trong đó, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là bà bầu, vì làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiễm trùng khi mang thai.
II – Nguyên nhân người lớn bị chân tay miệng
Bạn có biết nguyên nhân làm lây bệnh tay chân miệng người lớn không? Nếu chưa, hãy theo dõi phần dưới đây để biết tại sao lây tay chân miệng cho người lớn nhé.
Bệnh tay chân miệng có thể lây qua các chất nhầy ở dịch tiết mũi họng, vết loét miệng, phân. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể tiếp xúc với virus thông qua các hoạt động thường ngày như:
– Tiếp xúc rất gần với người mắc bệnh.
– Hít thở chung trong một không gian hẹp với người bệnh vừa hắt xì hơi, ho…
– Chạm vào các đồ vật đã nhiễm virus gây tay chân miệng.
– Tiếp xúc với nguồn nước có chứa virus chân tay miệng.
II – Dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn
Nhận biết chính xác dấu hiệu chân tay miệng ở người lớn sẽ giúp chúng ta có được hướng điều trị bệnh nhanh hơn.
Vậy bệnh tay chân miệng người lớn triệu chứng như thế nào? Dấu hiệu tay chân miệng người lớn thường bắt đầu bằng những cơn sốt, đau họng, mệt mỏi…
Sau khi bị sốt, các vết loét trong miệng sẽ là biểu hiện chân tay miệng ở người lớn tiếp theo.
Bệnh tay chân miệng ở người lớn triệu chứng như thế nào?
Các vết loét này xuất hiện ở dạng đốm và thường nằm sâu trong khoang miệng. Dần dần chúng có thể phồng rộp khiến người bệnh đau đớn.
Các nốt bọc nước ở tay chân sẽ xuất hiện đồng thời hoặc sau khi xuất hiện các vết loét. Thậm chí các nốt bọc nước này còn có thể lây lan sang lưng, mông, bộ phận sinh dục…
III – Có biến chứng khi người lớn bị chân tay miệng không?
Dù hiếm gặp bệnh chân tay miệng ở người lớn, nhưng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng liên quan đến thần kinh như viêm màng não, viêm tủy sống…
Vì thế các bác sĩ khuyến cáo khi bệnh tay chân miệng có người lớn biểu hiện nhẹ, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay lập tức.
IV – Cách trị bệnh tay chân miệng ở người lớn
Người lớn bị tay chân miệng uống thuốc gì? Bệnh tay chân miệng do virus gây nên và không có thuốc đặc hiệu, mà chỉ có các biện pháp giảm triệu chứng bệnh.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn cụ thể như sau:
– Hạ sốt: khi người lớn sốt cao trên 38,5 độ, cần được uống thuốc để hạ sốt và giảm đau.
– Bổ sung nước cho cơ thể cũng là một việc nên làm trong cách điều trị tay chân miệng ở người lớn.
– Súc miệng bằng nước ấm: bạn pha một lượng muối vừa đủ và cốc nước ấm để súc miệng thường xuyên nhằm giảm khó chịu ở các vết loét trong khoang miệng.
– Bên cạnh sử dụng thuốc kháng virus, bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi gây tê để giảm đau do các vết loét trong khoang miệng gây ra.
Uống nhiều nước là một trong những cách chữa chân tay miệng ở người lớn.
– Bệnh nhân bị tay chân miệng không nên bổ sung vitamin C qua nước chanh, cam… vì nó gây đau rát khoang miệng khi có những vết phỏng, rộp. Có thể uống các loại nước khác như nước ép dưa hấu, nước ép ổi, nước dừa, …
– Sau khi khỏi chân tay miệng, da tay chân thường có thâm sẹo. Bạn có thể thoa Yoosun rau má hàng ngày để làm dịu da và làm mờ thâm sẹo.
Yoosun rau má với thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa corticoid và paraben, nên rất an toàn, bạn có thể yên tâm sử dụng.
V – Cách phòng ngừa tay chân miệng ở người lớn
Để phòng ngừa tay chân miệng ở người lớn cũng như trẻ nhỏ, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:
– Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và trước khi ăn.
– Thường xuyên xịt khử khuẩn tay nắm cửa, lan can cầu thang, đồ chơi…
– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả.
– Tránh tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh.
– Hạn chế ôm hôn, tiếp xúc gần với người bệnh. Nếu cần phải tiếp xúc, bạn nhớ đeo khẩu trang.
Như vậy chúng ta đã biết thêm các thông tin về bệnh tay chân miệng ở người lớn. Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!