Trẻ bị chân tay miệng có kiêng gió không? Dược sĩ giải đáp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Câu hỏi:
“Chào dược sĩ, con tôi năm nay 3 tuổi. Ngày hôm qua bé xuất hiện các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng như phát ban dưới dạng phỏng nước ở tay và chân, bắt đầu xuất hiện các vết loét ở miệng. Tôi nghe nói, khi con bị tay chân miệng thì cần kiêng gió. Không biết như vậy có đúng không? Mong dược sĩ giải đáp giúp tôi trẻ bị tay chân miệng có kiêng gió không?”
Bệnh tay chân miệng có được ra gió không?
Đối với câu hỏi chân tay miệng kiêng gió không? Dược sĩ của Yoosun rau má xin được giải đáp như sau:
I – Bị tay chân miệng có ra gió được không?
Cũng giống như độc giả vừa gửi câu hỏi về cho nhãn hàng Yoosun rau má, rất nhiều bà mẹ cũng băn khoăn không biết chân tay miệng có phải kiêng gió không?
Vậy bệnh tay chân miệng có kiêng gió không? Theo quan niệm của các ông bà, bố mẹ ngày xưa, cho dù mẹ trẻ bị bệnh gì thì cũng nên kiêng ra ngoài. Do vậy, trẻ mắc tay chân miệng cũng không ngoại lệ, nên ở trong nhà và kiêng cữ cẩn thận.
Nhưng theo dược sĩ của Yoosun rau má, chân tay miệng kiêng gió là KHÔNG hoàn toàn đúng. Ở trong một môi trường quá kín và bức bí, thì vi khuẩn gây bệnh sẽ phát triển mạnh hơn.
Tuy vậy, ba mẹ cũng không nên cho bé ra ngoài khi trời gió quá to hoặc có luồng gió thổi trực tiếp vào người bé.
Nên cho bé vui chơi và nghỉ ngơi ở điều kiện thoáng khí, phòng ốc sạch sẽ để nhanh khỏi bệnh hơn mẹ nhé.
Bệnh chân tay miệng có cần kiêng gió không?
Tương tự với trẻ em, người lớn mắc bệnh chân tay miệng cũng băn khoăn với câu hỏi bị chân tay miệng có phải kiêng gió không. Câu trả lời là không, nhưng cũng không nên để gió thổi trực tiếp vào người lớn đang bị bệnh.
Như vậy, chúng ta đã biết bệnh chân tay miệng có kiêng gió không rồi. Nếu mẹ muốn biết thêm, bệnh chân tay miệng cần phải kiêng gì, theo dõi tiếp phần bên dưới nhé.
II – Trẻ bị chân tay miệng cần kiêng gì?
Dưới đây là những điều trẻ bị chân tay miệng nên kiêng để tránh lây lan bệnh cho người khác và nhanh khỏi hơn:
1. Cách ly với cộng đồng
Bệnh tay chân miệng do virus gây nên bà có thể lây lan qua dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt phỏng nước và phân.
Vì thế, ba mẹ nên cách ly con với mọi người xung quanh khoảng 14 đến 21 ngày để không làm lây lan bệnh tay chân miệng cho mọi người xung quanh.
Bé nên được ở trong một phòng thoáng mát, sạch sẽ để không cảm thấy bị bức bí, khó chịu.
2. Không nên cho bé ăn thực phẩm cay nóng, nhiều muối
Loét miệng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Trong khi đó, các thực phẩm cay nóng hoặc chứa nhiều muối sẽ kích thích các vết loét tạo ra cảm giác đau rát, khó chịu.
Không nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn thức ăn cay nóng.
3. Thức ăn cứng
Các thức ăn cứng như ổi, sụn, cơm cháy… gây ma sát với các vết loét làm chảy cảm thấy đau đớn, khó chịu nhiều hơn.
Từ đó, có thể tạo ra cảm giác chán ăn tâm lý. Và nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ chậm bình phục.
4. Không cần ép trẻ ăn
Bị loét miệng sẽ khiến miệng trẻ rất đau. Nếu mẹ ép trẻ ăn quá nhiều, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi.
Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thức ăn dạng mềm và lỏng như sữa, sữa chua, cháo, súp…
5. Không cần kiêng nước
Ba mẹ có thể tắm gội hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Nhưng nhớ là tắm nhanh trong phòng tắm kín gió và không làm vỡ các bọng nước. Việc tắm gội sạch sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Như vậy, qua bài viết này dược sĩ đã giúp bạn giải đáp câu hỏi tay chân miệng có phải kiêng gió không? Nếu bạn cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun rau má qua hotline miễn cước 1800 1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!