Thủy đậu bôi xanh Methylen được không? Bôi khi nào? Ngày mấy lần?
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Xanh methylen là thuốc sát khuẩn và giải độc nhẹ. Chúng thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như nhiễm virus ngoài da, viêm da mủ, thủy đậu… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bị thủy đậu bôi xanh methylen khi nào, bôi thế nào cho đúng cách. Đừng lo lắng, tất cả những băn khoăn trên sẽ được kem bôi da rau má giải đáp ngay trong bài viết này.
I – Xanh methylen là thuốc gì?
Xanh methylen thuộc danh mục thuốc sát khuẩn, giải độc. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch ngoài da 1%, dung dịch milian.
Xanh methylen là thuốc có tác dụng sát khuẩn.
Loại xanh methylene được sử dụng phổ biến đó là dung dịch ngoài da. Những dạng bào chế khác thường ít được sử dụng hơn.
II – Xanh methylen bôi thủy đậu được không?
Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella zoster gây nên, chúng thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày sẽ khỏi bệnh. Bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và lây truyền nhanh ảnh hưởng đến da và niêm mạc của người bệnh.
Bôi xanh methylen giúp làm khô các nốt phỏng nước thủy đậu.
Để giúp bệnh nhanh khỏi và tránh để lại những vết sẹo không mong muốn thì việc tìm cách điều trị phù hợp rất quan trọng. Vậy thủy đậu bôi thuốc xanh methylen được không?
Xanh methylen là thuốc trong danh mục sát khuẩn, khi sử dụng chúng có tác dụng sát khuẩn, trị ngứa, làm se các nốt phỏng và ngăn ngừa thủy đậu bội nhiễm. Đây là loại thuốc được nhiều người bệnh sử dụng khi mắc phải.
Bệnh thủy đậu sẽ không để lại biến chứng cũng như đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi xanh methylen đúng cách. Các nốt mụn thủy đậu nếu như chưa vỡ thì không cần bôi thuốc sớm.
Đối với câu hỏi bà bầu bị thủy đậu bôi xanh methylene được không? Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia, không nên tự ý bôi tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
III – Bị thủy đậu bôi xanh methylen khi nào?
Bị thủy đậu bôi thuốc xanh methylen khi nào? Khi mới mắc bệnh nhiều người thường nghĩ ngay tới việc bôi xanh methylen vào các nốt phỏng. Tuy nhiên, nếu nốt phỏng chưa vỡ, việc bôi xanh methylen không thực sự cần thiết. Bởi khi bôi không mang lại hiệu quả cũng như mất thẩm mỹ.
Nên bôi xanh methylen khi các nốt phỏng nước đã vỡ.
Bạn chỉ nên bôi thuốc xanh methylen khi các nốt phỏng nước của bệnh thủy đậu bị vỡ. Lúc này, việc chấm trực tiếp thuốc vào các nốt vỡ sẽ làm se nốt, ngăn ngừa bội nhiễm, sát trùng và để nốt phỏng nhanh khô hơn.
Khi các nốt mụn nước đã bước sang giai đoạn lành, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thuốc bôi khác để kích thích tăng sinh liên kết collagen dưới da. Đồng thời, tăng khả năng đàn hồi và làm lành vết thương mà không để lại vết sẹo.
IV – Thủy đậu bôi xanh methylen ngày mấy lần?
Khi dùng thuốc xanh bôi thủy đậu người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ sẽ đánh giá vết thương và đưa ra hướng dẫn cụ thể về số lần sử dụng thuốc để phù hợp với tính trạng bệnh.
– Đối với trẻ nhỏ mỗi ngày có thể bôi từ 1-2 lần xanh methylen.
– Người lớn có thể bôi 2-3 lần thuốc xanh methylen/ngày.
V – Cách sử dụng thuốc xanh Methylen bôi thủy đậu
Cách sử dụng thuốc xanh methylen bôi thủy đậu khá đơn giản. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao bạn cần bôi đúng cách theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng xanh methylen bởi có thể gây nên các tác dụng phụ, dị ứng nguy hiểm.
1. Hướng dẫn bôi xanh methylen ở trẻ em
Bị thủy đậu bôi xanh methylen ở trẻ đạt hiệu quả bạn nên thực hiện theo các bước sau:
– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thủy đậu rồi dùng khăn mềm để lau khô.
– Bước 2: Đảm bảo có thuốc xanh methylen với nồng độ chính xác thường là 1%. Hãy chắc chắn rằng chai còn nguyên vẹn và chưa hết hạn sử dụng.
Bôi xanh methylen theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
– Bước 3: Sử dụng bông gòn sạch hoặc tăm bông thấm dung dịch xanh methylen từ lọ và chấm lên các nốt phỏng nước. Nên bôi đủ thuốc để che vết thương.
– Bước 4: Bảo quản và vệ sinh sạch sẽ lọ thuốc sau khi sử dụng. Nên đậy nắp chặt, làm sạch các dụng cụ hoặc vứt bỏ chúng theo chỉ dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
2. Cách bôi thuốc xanh methylen ở người lớn khi bị thủy đậu
Đối với người lớn cách bôi xanh methylen khi bị thủy đậu cũng tương tự như trẻ em với các bước sau:
– Bước 1: Trước khi bôi thuốc bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước ấm để đảm bảo vệ sinh.
– Bước 2: Làm sạch vết thương hở bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
– Bước 3: Chuẩn bị 1 lọ xanh methylen và tăm bông.
– Bước 4: Dùng tăm bông thấm dung dịch xanh methylen rồi chấm lên các nốt phỏng nước.
– Bước 5: Đợi vết thương khô và mặc lại quần áo.
VI – Lưu ý khi sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi thủy đậu
Mặc dù thuốc xanh methylen có nhiều tác dụng trong việc điều trị vết thương và bệnh ngoài da. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên một số tác dụng nhất định như: Kích ứng da, da khô và bong tróc, sưng đỏ, ngứa ngáy,…
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bôi thuốc xanh methylen.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như đạt được kết quả mong muốn giúp bệnh thủy đậu nhanh hồi phục bạn nên lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
– Người bệnh bị thủy đậu nên kiên trì bôi thuốc xanh methylen đều đặn mỗi ngày. Đồng thời, kiên trì sử dụng cho tới khi vết thương lành hẳn. Nếu bỏ dở giữa chừng sẽ khiến bệnh dễ tái phát và lan rộng sang các vùng da khác.
– Trước khi sử dụng thuốc xanh methylen bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và xác định thuốc xanh có phù hợp sử dụng trong trường hợp này không. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn hiểu rõ hơn thuốc xanh bôi thủy đậu có tác dụng gì?
– Nếu bác sĩ quyết định sử dụng thuốc xanh methylen để điều trị thủy đậu, bạn nên tuân thủ đúng các hướng dẫn cụ thể như: Cách sử dụng, liều lượng, tần suất và thời gian bôi.
– Theo dõi tình trạng của bản thân hoặc trẻ nhỏ sau khi bôi thuốc. Nếu như có bất cứ phản ứng nào như ngứa, dị ứng, đỏ da hoặc vấn đề nào khác hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
– Để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn bạn có thể thử nghiệm một lượng nhỏ xanh methylen trên da đảm bảo mình không bị dị ứng. Nếu có xuất hiện phản ứng nào hãy ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm cách điều trị thủy đậu khác.
– Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của sản phẩm. Không nên tự ý sử dụng quá thời gian được đề xuất.
– Thủy đậu bôi xanh methylen bạn nên tránh để tiếp xúc với mắt và niêm mạc, vùng miệng. Nếu có tiếp xúc nên rửa sạch ngay bằng nước sạch.
– Ngoài việc bôi xanh methylen để trị thủy đậu bạn cũng nên kết hợp thêm một số biện pháp khác như vệ sinh, chăm sóc da để đạt được hiệu quả như mong muốn.
– Người bị thủy đậu cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Nên bổ sung các loại hoa quả, rau xanh để cung cấp vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó, tránh xa một số thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục bệnh như hải sản, đồ tanh, đồ nếp, sữa, các chế phẩm làm từ sữa…
Như vậy, qua bài viết này dược sĩ Yoosun Rau má đã chia sẻ tới bạn thông tin về thủy đậu bôi xanh methylen có được không? Đồng thời nắm được cách sử dụng và một số điều cần lưu ý để giúp bệnh mau chóng hồi phục mà không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào liên quan tới vấn đề trên cần được giải đáp thêm hãy nhanh chóng liên hệ với dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
- Thuốc tím bôi thủy đậu có tác dụng gì? Những lưu ý khi bôi
- Dùng hồ nước bôi thủy đậu được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!