Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 06/03/2024

Mẹo phân biệt rôm sảy và chàm sữa cực dễ dàng, chính xác

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rôm sảy và chàm sữa là 2 bệnh ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Hai tình bệnh lý này có biểu hiện và triệu chứng khá giống nhau nên không ít ba mẹ bị nhầm lẫn, từ đó dễ dẫn đến việc điều trị sai phương pháp. Vậy làm thế nào để phân biệt được chàm sữa và rôm sảy? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Chàm sữa và rôm sảyChàm sữa và rôm sảy mặc dù khá giống nhau nhưng có thể phân biệt được.

I – Rôm sảy là gì? Hình ảnh rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.

Ở trẻ có 3 dạng rôm sảy bao gồm:

– Rôm sảy kết tinh (miliaria crystalina): Là loại rôm sảy nhẹ nhất chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau. Thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.

Rôm sảy và chàm sữa có giống nhau Hình ảnh rôm sảy kết tinh ở trẻ.

– Rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa da. Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.

So sánh chàm sữa và rôm sảy Hình ảnh rôm sảy đỏ ở trẻ.

– Rôm sảy sâu (miliaria profunda): Loại này tổn thương ở lớp sâu nhất của da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài. Là loại ít gặp nhất trong các dạng rôm sảy.

Phân biệt rôm sảy và chàm sữa Hình ảnh rôm sảy sâu ở trẻ.

II – Chàm sữa là gì? Hình ảnh rôm sảy ở trẻ

Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là bệnh với đặc tính viêm da dị ứng và thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Theo thống kê y khoa, có đến 20% tổng số trẻ sau khi sinh mắc chứng bệnh này kể cả trẻ khỏe mạnh.

Chàm sữa mặc dù không lây và không quá nguy hiểm đến trẻ tuy nhiên bệnh dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng gây khó khăn trong quá trình điều trị và có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy Hình ảnh chàm sữa ở trẻ.

Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má trẻ và lan dần ra chân tay và toàn cơ thể, ban đầu chàm sữa là những nốt hồng nhỏ nhưng sau đó sẽ dần dần chuyển thành mụn nước màu đỏ, khi vỡ ra sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc.

Chàm sữa được phân ra thành 3 loại:

– Chàm sữa cấp tính: Xuất hiện các mụn nước màu hồng, có thể vỡ ra và gây ngứa ngáy khó chịu.

– Chàm sữa mãn tính: Tổn thương trên một vùng da rộng và dày, da trẻ trở nên khô ráp, tróc vảy tạo thành nhiều rãnh ngang dọc.

– Chàm sữa bán cấp: Tổng hợp của hai loại trên.

III – Những đặc điểm giống nhau giữa rôm sảy và chàm sữa

Rôm sảy và chàm sữa có những điểm giống nhau về nguyên nhân và đặc điểm phát bệnh. Cả 2 tình trạng này đều không phải bệnh truyền nhiễm, đều do bản thân bé mắc phải. Do đó, mẹ yên tâm sẽ không lây nhiễm giữa các bé với nhau.

Cả hai tình trạng bệnh lý này đều chịu tác động của thời tiết và môi trường xung quanh như nóng ẩm, kh\ói bụi trong không khí,…Ngoài ra, da trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện đầy đủ nên rất mỏng manh, nhạy cảm. Nếu mẹ sử dụng sản phẩm ngoài da có chất hóa học không phù hợp như chất tạo bọt, mùi hương tổng hợp,… có thể khiến trẻ mắc phải chàm sữa và rôm sảy.

Bên cạnh đó, rôm sảy và chàm sữa đều là bệnh lý của da với 2 đặc điểm phát bệnh giống nhau là:

– Dễ tái phát: Cả 2 bệnh đều dễ tái phát nhiều lần ở trẻ khiến việc điều trị dứt điểm gây khó khăn cho mẹ. Rôm sảy sẽ hay tái phát vào mùa hè khi trẻ ra nhiều mồ hôi, chàm sữa tái phát khi da trẻ nứt nẻ, không được khỏe mạnh.

Bệnh rôm sảy và chàm sữaChàm sữa và rôm sảy có những nguyên nhân hình thành bệnh giống nhau.

– Có thể tự khỏi: Nếu mẹ có chế độ chăm sóc thích hợp, rôm sảy và chàm sữa có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc.

– Thường xuất hiện trên mặt trẻ: Cả 2 đều hay mọc ở 2 bên má, vùng trán và mũi trẻ.

So sánh rôm sảy và chàm sữaRôm sảy và chàm sữa nếu mẹ không xử điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách rất dễ lây lan sang các vùng khác.

IV – Phân biệt rôm sảy và chàm sữa dễ dàng

Dưới đây là cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy rất dễ dàng bạn có thể tham khảo:

Đặc điểm Chàm sữa

Rôm sảy

Nguyên nhân– Cơ địa trẻ dễ bị dị ứng bẩm sinh: Da có lớp biểu bì mỏng sẽ dễ bị tấn công bởi các yếu tố gây hại.

– Di truyền từ bố mẹ: Nếu bố/mẹ có tiền sử bị hen suyễn, viêm da cơ địa,… thì con sinh ra  có tới 40% mắc chàm sữa

– Tác nhân từ môi trường: khói thuốc, nấm mốc, ô nhiễm (chàm sữa phát triển nhanh trong   môi trường này)

– Chăm sóc da không đúng cách: Vào mùa lạnh khô nếu mẹ không chú ý dưỡng ẩm cho bé   thường xuyên, khiến da nứt nẻ tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập phát triển gây ra chàm sữa.

 

– Hệ bài tiết trên da của trẻ chưa hoàn chỉnh, ống dẫn mồ hôi chưa trưởng thành dễ bị bít tắc, không đào thải kịp mồ hôi.

– Vệ sinh bé không đúng cách: Mẹ vệ sinh sai cách, không sạch dẫn đến chất thải tồn đọng trên da bé gây bít tắc lỗ chân lông.

– Bé mặc bỉm/quần áo chật: Việc này khiến cọ xát vào da bé gây bí bách, mồ hôi không bay hơi được tồn đọng trên da bé lâu cũng sẽ gây ra rôm sảy.

– Bé bị nóng trong người: Khi này bé sẽ ra nhiều mồ hôi hơn mà tuyến bài tiết (lỗ chân lông) chưa hoàn chỉnh dẫn đến ứ đọng dưới da gây ra mụn ở rôm sảy.

 

Giai đoạn Có 5 giai đoạn chính:

– Giai đoạn tấy đỏ, ngứa (da xuất hiện mảng đỏ, gây ngứa cho trẻ).

– Giai đoạn nổi mụn nước (xuất hiện mụn li ti trắng trong).

– Giai đoạn chảy nước (mụn bị vỡ tự nhiên/bé gãi)

– Giai đoạn da nhẵn

– Giai đoạn bong vảy da (da nứt nẻ, bong tróc da)

Có 3 dạng rôm sảy:

– Rôm dạng tinh thể: Đây là loại nhẹ nhất, không có biểu hiện ngứa, đau, để lại mảng da bong sau khi khỏi bệnh.

– Rôm đỏ: Vùng da xuất hiện những mụn đỏ, cảm giác ngứa da.

– Rôm sâu: Xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng, thường sau khi rôm đỏ kéo dài.

Thời điểm khởi phát Quanh năm đều có thể xuất hiện chàm sữa Mùa hè thời tiết nóng bức
Vị trí thường gặp Chàm sữa thường xuất hiện trên mặt trẻ và lan dần ra chân tay và toàn cơ thể Rôm sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như ở trán, cổ,  vai ngực và lưng nhưng cũng có thể ở kẽ nách, háng.
Dấu hiệu trên bề mặt da Ban đầu chàm sữa là những nốt hồng nhỏ sau đó sẽ chuyển dần thành mụn nước màu đỏ,  khi vỡ tiết dịch và tiến triển có vảy bong tróc.  Mẹ thấy trên da trẻ những nốt mụn nước li ti trắng trong, gây ngứa nên trẻ  hay cào gãi vị trí rôm sảy. 
Biểu hiện khác  Có một số triệu chứng của viêm mũi hoặc hen suyễn Trẻ không sốt hay mắc bệnh khác
Thời gian khỏi Chàm sữa sẽ thuyên giảm và dần dần biến mất sau vài tuần Rôm sảy nếu được chăm sóc đúng cách có thể khỏi sau 7 đến 10 ngày

V – Cách xử lý rôm sảy và chàm sữa

Điều trị đúng thuốc, đúng vấn đề sẽ giúp rôm sảy và chàm sữa nhanh khỏi hơn. Do đó, mẹ cần xác định chính xác da bé gặp vấn đề gì để điều trị cho phù hợp.

1. Cách trị rôm sảy

Việc đầu tiên là ba mẹ nên đưa bé tới không gian thoáng mát hơn. Như vậy sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng rôm sảy. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm làm dịu rôm sảy như:

Thuốc mỡ: Khi bé bị rôm sảy nặng hơn, bạn có thể thoa thuốc mỡ để làm bé dễ chịu hơn.

Các loại thuốc mỡ dùng khi bị rôm sảy có thể:

– Calamine lotion: làm dịu ngứa

– Lanolin khan: ngăn chặn tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi và ngăn tổn thương mới hình thành.

– Steroid tại chỗ trong trường hợp nghiêm trọng nhất.

Sử dụng Yoosun Rau má: Với thành phần chính là dịch chiết rau má, tuýp kem bôi rau má sẽ làm dịu nhanh sự khó chịu của rôm sảy. Hơn nữa, Yoosun Rau má còn nhẹ dịu và an toàn cho da bé.

Phân biệt rôm sảy và chàm sữaYoosun Rau má giúp làm dịu rôm sảy.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà:

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

– Cố gắng ở trong môi trường có máy lạnh nhiều nhất.

– Tắm rửa trong nước mát đều đặn.

– Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng, vì chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.

2. Cách trị chàm sữa

Để điều trị tốt trước hết phải cắt đứt cái vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi – ngứa. Tùy theo mức độ tổn thương của vùng da mà bôi các loại thuốc sát trùng phù hợp. Thời gian, liều lượng… đều theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Để tránh cào gãi cho bé, mẹ có thể cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da…Với các bé nhỏ, nếu bé cào gãi nhiều, nên mang vớ chân, găng tay cho bé để hạn chế cào gãi.

Các mẹ cũng có thể sử dụng Yoosun Rau má sản phẩm có chiết xuất tự nhiên từ cây rau má, D-Pathenol, Triclosan và Vitamin E nên rất an toàn cho trẻ làm mát da, chống viêm, giữ ẩm, bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, giúp trẻ bớt ngứa ngáy và còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp vế thương mau lành, tránh để lại vết thâm trên da bé.

Cách phân biệt chàm sữa và rôm sảy Yoosun Rau má hỗ trợ trị chàm sữa cho bé mẹ không nên bỏ qua.

Bé bị chàm sữa cần tắm nước ấm, không quá hai lần mỗi ngày, thời gian tắm không quá 15 phút. Mẹ cũng cần giữ ẩm cho da của bé để tránh nứt nẻ, gây đau rát cho bé. Có thể thoa chất giữ ẩm thường xuyên (nên tham khảo ý kiến bác sĩ), trong vòng 3 phút ngay sau tắm, ngày 3 – 4 lần.

Như vậy, với những thông tin nêu trên chắc hẳn bạn đã phân biệt được rôm sảy và chàm sữa cũng như cách xử lý 2 bệnh lý này. Nếu như bạn có câu hỏi nào cần được hỗ trợ ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục