5 Cách dùng lá dâu tằm trị rôm sảy, kháng khuẩn, làm sạch da
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Lá dâu tằm trị rôm sảy được vì thảo dược này có tính mát lại có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da…Cùng tìm hiểu kỹ hơn lý do có thể dùng lá dâu tằm chữa rôm sảy cũng như cách sử dụng đúng qua bài viết dưới đây nhé!
I – Lá dâu tằm là lá gì? Những tác dụng với làn da
Lá dâu tằm (Tang diệp) là một bộ phận của cây dâu tằm. Lá dâu tằm (Morus) thuộc họ thực vật Moraceae, gồm một số loài như: dâu tằm đỏ (M. rubra), dâu tằm đen (M. nigra) và dâu tằm trắng (M. alba).
Lá dâu tằm được ứng dụng trong cả ẩm thực, công nghiệp và y học. Thành phần có trong lá dâu tằm: gồm vitamin A, C, E, B1, B2; các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt; axit amin thiết yếu; flavonoid, anthocyanin…
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, lá dâu tằm còn có nhiều tác dụng với làn da khi được sử dụng đúng cách.
Lá dâu tằm giúp dưỡng ẩm, chăm sóc và làm đẹp da.
Với làn da trẻ nhỏ: Các dưỡng chất trong lá dâu tằm có công dụng kháng khuẩn nhẹ, làm sạch da bé đồng thời ngăn ngừa mẩn ngứa, rôm sảy. Mặt khác, lá dâu tằm có tính mát nên giúp hỗ trợ cải thiện và giảm rôm sảy khá hiệu quả.
Với da người lớn: Theo herbbies.com, các thành phần trong lá dâu tằm giúp da mịn màng, dưỡng da trắng sáng, làm mờ tàn nhang thâm nám và đốm đen; ngăn ngừa lão hóa da, giảm các dấu hiệu lão hóa da sớm; giữ ẩm và nuôi dưỡng da; giúp da đều màu…
II – Lá dâu tằm có trị rôm sảy được không? Tại sao?
Với những thông tin cung cấp ở trên có thể đưa ra câu trả lời cho thắc mắc lá dâu tằm có trị rôm sảy được không là CÓ. Sở dĩ lá dâu tằm có thể trị rôm sảy vì những lý do sau:
1. Đặc tính mát
Theo các tài liệu Y học cổ truyền, lá dâu tằm vị đắng, ngọt, tính hàn, vào hai kinh can và phế. Tác dụng thanh nhiệt, tán phong, sáng mắt, lương huyết.
2. Chống viêm, ức chế vi khuẩn
Theo keyaseth.com, lá dâu tằm có đặc tính chống viêm giúp ngăn ngừa phát ban hoặc kích ứng. Đồng thời còn làm dịu da một cách tự nhiên, từ đó giảm rôm sảy hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn có khả năng ức chế sự sinh sôi và phát triển của các chủng vi khuẩn như Klebsiella pneumonia, Candida albicans, Staphylococcus aureus, Mycobacterium phlei.
Sở dĩ lá dâu tằm trị được rôm sảy được vì thảo dược này có tính mát lại có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, làm sạch da…
3. Kháng khuẩn, làm sạch da
Các dưỡng chất trong lá dâu tằm có khả năng kháng khuẩn nhẹ, làm sạch da. Từ đó làm dịu da và giảm rôm sảy mẩn ngứa.
4. Dồi dào vitamin và khoáng chất
Lá dâu tằm còn rất giàu vitamin A, C, E, B1, B2 cùng các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt,… Các dưỡng chất này giúp tăng đề kháng cho da, hỗ trợ phục hồi các tổn thương nhanh chóng.
5. Giàu các chất chống oxy hóa
Hai chất chống oxy hóa được tìm thấy trong lá dâu tằm là Flavonoid và Anthocyanin. Đây đều là các thành phần có lợi cho da, giúp bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại và phục hồi tổn thương.
III – 5 Cách dùng lá dâu tằm trị rôm sảy
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể sử dụng lá dâu tằm trị nổi sảy. Dưới đây là một số cách trị rôm sảy bằng lá dâu tằm hiệu quả:
1. Thoa nước cốt lá dâu tằm
Cách đơn giản nhất khi dùng lá dâu tằm chữa rôm sảy là giã nát lá lấy nước cốt rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị rôm sảy.
– Chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm.
– Sơ chế: Rửa sạch lá dâu tằm, ngâm trong nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lá. Giã nát hoặc xay nhuyễn lá dâu tằm rồi lọc lấy nước cốt.
– Thực hiện: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy rồi thoa nhẹ nhàng nước cốt lá dâu tằm lên. Để lưu lại trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát. Nên thực hiện 1 lần/ngày cho tới khi rôm sảy biến mất.
Giã nát lá dâu tằm tươi lấy nước cốt thoa lên da.
2. Tắm lá dâu tằm
Tắm nước lá dâu tằm chữa rôm sảy cũng là phương pháp đơn giản – hiệu quả được nhiều người áp dụng:
– Chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm tươi.
– Nấu nước: Rửa sạch lá dâu tằm. Cho vào đun sôi cùng 2-3 lít nước trong khoảng 5 đến 10 phút.
– Pha nước: Lọc lấy nước lá dâu tằm rồi hòa cùng với nước lạnh cho đến khi nước có mức nhiệt khoảng 36 đến 38 độ C.
– Cách tắm: Với trẻ nhỏ, các mẹ nên cho con vào trong chậu nước tắm trong khoảng 5-7 phút. Với người lớn, các mẹ có thể dùng khăn thấm nước rồi thoa đều khắp người, nhất là vùng da bị rôm sảy. Cuối cùng tắm sạch lại bằng nước là được.
Tắm lá dâu tằm chữa rôm sảy.
!Lưu ý khi tắm nước lá dâu tằm chữa rôm sảy:
– Pha loãng nước lá dâu tằm với nước mát.
– Không nên tắm quá 2 lần/tuần, đặc biệt là trẻ nhỏ vì da của bé rất mỏng dễ bị dị ứng, kích ứng.
3. Đắp lá dâu tằm
Người bị rôm sảy cũng có thể đắp mặt nạ lá dâu tằm để cải thiện tình trạng rôm sảy và mẩn ngứa. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
– Chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm tươi.
– Thực hiện: Dâu tằm sau khi rửa sạch đem giã nát với chút muối. Vệ sinh vùng da mọc rôm sảy sạch rồi đắp lá dâu tằm đã giã nát lên. Để lưu lại trên da khoảng 15 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch với nước.
4. Uống trà lá dâu tằm
Bên cạnh cách trị rôm sảy bằng lá dâu tằm từ bên ngoài, người bị rôm sảy nên kết hợp uống nước lá dằm để thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
– Chuẩn bị: Lá dâu tằm tươi hoặc khô đều được.
– Thực hiện: Rửa sạch lá dâu tằm rồi cho vào ấm. Đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5-10 phút để các dưỡng chất trong lá dâu tằm tiết hết ra. Uống nước hết trong ngày.
Uống trà lá dâu tằm hỗ trợ loại bỏ rôm sảy.
5. Kết hợp với lá thảo dược khác
Để tăng hiệu quả chữa rôm sảy, bạn có thể kết hợp lá khế với một số loại lá thảo dược khác như tía tô, hoa cúc…. Với cách này, bạn có thể bôi da, đắp, nấu nước uống hoặc tắm đều được.
– Chuẩn bị: Lá dâu tằm, cam thảo, lô căn, liên kiều, bạc hà, cúc hoa, hạnh nhân và nước sạch
– Thực hiện: Rửa sạch lá dâu tằm và các thảo dược khác, loại bỏ cành và tạp chất. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Lọc lấy nước cốt và để nguội bớt. Sau đó pha với nước tắm
IV – Lưu ý khi sử dụng lá dâu tằm chữa rôm sảy
Để trị rôm sảy bằng lá dâu tằm hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Lá dâu tằm tuy an toàn và lành tính nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc không phù hợp có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như làn da. Vì vậy, trước sử dụng lá dâu tằm trị rôm sảy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là khi muốn trị rôm sảy cho bé bằng lá dâu tằm.
2. Đối tượng không nên sử dụng
Người bị dị ứng với thành phần trong lá dâu tằm, có tiền sử dị ứng hoặc làn da nhạy cảm không nên sử dụng lá dâu tằm chữa rôm sảy.
Lá dâu tằm cũng chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú; người mắc bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai sử dụng lá dâu tằm hoặc chiết xuất từ lâu tằm có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, táo bón, đầy hơi…
Người bị tiêu chảy, lạnh bụng hoặc đang có vấn đề về tiêu hóa cần hạn chế sử dụng lá dâu tằm vì loại lá này có tính hàn nên có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
3. Dùng với liều lượng và tần suất vừa phải
Chỉ nên sử dụng lá dâu tằm với liều lượng và tần suất vừa phải. Tránh lạm dụng uống nước lá dâu tằm vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng của thận.
4. Sử dụng nồi đất hoặc sứ có tráng men
Không nên sử dụng nồi kim loại để nấu nước lá dâu tằm có thể kích hoạt phản ứng với chất tanin trong lá dâu tằm gây hại cho sức khỏe.
5. Rửa sạch lá dâu tằm
Cần chú ý rửa sạch lá dâu tằm trước khi chế biến và sử dụng để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất, ngoài rửa với nước sạch, bạn nên ngâm lá dâu tằm trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
6. Chọn mua lá dâu tằm sạch
Khi mua lá dâu tằm, bạn nên chọn lá dâu tằm tươi, không bị hư hỏng dập nát, đặc biệt là không có thuốc trừ sâu. Hãy tìm đến các địa chỉ bán uy tín để yên tâm sử dụng.
7. Theo dõi phản ứng
Trong quá trình sử dụng lá dâu tằm chữa rôm sảy, cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng sử dụng ngay và nhờ bác sĩ tư vấn cách xử trí.
8. Hiệu quả chậm, đòi hỏi kiên trì
Dược tính của lá dâu tằm thấp nên hiệu quả khá chậm nên đòi hỏi bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài. Mặt khác, dùng lá dâu tằm chữa rôm sảy thường chỉ phù hợp với tình trạng rôm sảy nhẹ mới khởi phát. Đối với trường hợp rôm sảy nhiều và nặng, lá dâu tằm gần như không mang lại hiệu quả.
Nên sử dụng lá dâu tằm sạch với lượng vừa phải, tránh lạm dụng.
Lá dâu tằm trị rôm sảy được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được nghiên cứu khoa học nào chứng minh về hiệu quả cũng như độ an toàn. Do đó, bạn không nên quá kỳ vọng và trông đợi vào hiệu quả chữa rôm sảy của lá dâu tằm.
Trường hợp đã sử dụng lá dâu tằm nhưng rôm sảy vẫn không khỏi hoặc không có thời gian sơ chế lá dâu tằm, bạn nên tham khảo và sử dụng bộ đôi sản phẩm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên d…
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều người lựa chọn vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tắm gội hàng ngày để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
Kem bôi Yoosun Rau má.
Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.
Người bị rôm sảy nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
Sử dụng lá dâu tằm trị rôm sảy cho hiệu quả nhất định với trường hợp rôm sảy nhẹ và kiên trì áp dụng đúng cách. Nếu tình trạng rôm sảy tiến triển nặng hơn sau vài ngày dùng lá dâu tằm, bạn nên đi khám bác sĩ để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp hơn.Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!