Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Giải đáp nhanh từ dược sĩ
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Viêm da cơ địa có lây không? Là thắc mắc của không ít người khi đang phải đối mặt với bệnh lý này. Khi nắm rõ khả năng lây lan của bệnh sẽ giúp mọi người có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân của chính mình va những người xung quanh. Chính vì vậy, trong bài viết này, dược sĩ Yoosun Rau má sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
I – Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa, còn được gọi là eczema hoặc atopic dermatitis, là một bệnh da mãn tính thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh này gây nên tình trạng da khô, ngứa, và viêm hoặc có thể đi kèm với các đợt bùng phát và thuyên giảm.
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Trẻ em mắc bệnh này thường xuất hiện các mụn nước nhỏ trên nền da đỏ, rải rác hoặc tập trung thành từng mảng, đặc biệt là ở vùng mặt, hai má, trán và rãnh mũi má. Những tổn thương này thường gây ngứa dữ dội, khiến trẻ gãi nhiều, dẫn đến xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm da dày lên và gây khó khăn cho việc điều trị.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sự xuất hiện của bệnh viêm da cơ địa là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa nhiều yếu tố.
Viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhỏ.
Các yếu tố này bao gồm di truyền, sự suy yếu của hàng rào bảo vệ miễn dịch của cơ thể và các yếu tố môi trường xung quanh. Viêm da cơ địa có thể được di truyền từ cha mẹ sang con cái, và những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ mắc bệnh hơn. Các yếu tố môi trường, như bụi, phấn hoa và hóa chất, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.
Một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh làm tăng khả năng mắc và độ nặng của bệnh viêm da cơ địa như:
– Có người thân trong gia đình bị viêm da cơ địa, do bệnh này có tính di truyền.
– Tiền sử dị ứng với các loại thuốc, hóa chất, thức ăn, hoặc các tác nhân như phấn hoa, bụi, mạt nhà và côn trùng cũng là những yếu tố đáng lưu ý.
– Ngoài ra, những người mắc các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, hen phế quản và vảy nến cũng có nguy cơ cao hơn đối với viêm da cơ địa.
II – Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Giải đáp
Nhiều người mắc phải bệnh lý này thường băn khoăn bệnh viêm da cơ địa có bị lây không?
-> Câu trả lời là KHÔNG, bởi theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết viêm da cơ địa ở tay không phải là một bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, hoặc nấm gây ra. Vì vậy, bệnh không có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp từ người này sang người khác.
Điều này có nghĩa là những người mắc bệnh viêm da cơ địa có thể tiếp tục tiếp xúc và sinh hoạt bình thường với những người xung quanh mà không phải lo lắng về việc lây bệnh cho họ. Viêm da cơ địa là một tình trạng mãn tính liên quan đến sự bất thường của hệ miễn dịch và thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và môi trường.
Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động xã hội, làm việc, và giao tiếp mà không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho sức khỏe của người khác. Vì vậy, bạn không cần lo lắng viêm da cơ địa lây không?
Bệnh viêm da cơ địa có lấy không là điều khiến nhiều người băn khoăn.
Mặc dù việc tiếp xúc với dịch tiết từ các mụn nước không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho người chăm sóc, nhưng khi tình trạng bội nhiễm xảy ra, tổn thương có thể dễ dàng lan rộng sang các vùng khác trên cơ thể.
Việc này không chỉ gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh mà còn làm cho quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn. Việc chăm sóc và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ mắc viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa ở tay không phải là bệnh lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc, nhưng nó có tính chất di truyền mạnh mẽ. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh, khả năng con cái mang gen và phát triển bệnh có thể lên đến 80%. Điều này có nghĩa là khi cả hai phụ huynh đều có viêm da cơ địa, nguy cơ di truyền bệnh cho thế hệ sau là rất cao.
Trong trường hợp chỉ có một trong hai phụ huynh (cha hoặc mẹ) có tiền sử mắc bệnh, tỷ lệ di truyền cho con cái có thể thấp hơn, khoảng 60%. Dù tỷ lệ này không cao bằng trường hợp cả hai phụ huynh đều mắc bệnh, nhưng vẫn là một con số đáng kể. Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong sự phát triển của viêm da cơ địa.
III – Làm sao phòng tránh bệnh viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa có lây không? Chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời với những thông tin nêu trên. ,Để bảo vệ làn da, phòng tránh nguy cơ bị viêm da dị ứng bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số biện pháp sau đây:
1. Duy trì độ ẩm cho da
Giữ cho da luôn ẩm là yếu tố quan trọng nhất để ngăn ngừa viêm da cơ địa. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm, giúp tạo một lớp bảo vệ trên da, ngăn chặn sự mất nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây kích ứng. Chọn các loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và các chất gây kích ứng để đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm.
Thoa kem Yoosun Rau má giúp bảo vệ làn da tránh kích ứng da.
Yoosun Rau má là một trong những sản phẩm bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Kem Yoosun Rau má được chiết xuất từ rau má cùng các thành phần khác như D-Panthenol, vitamin E, và Chlorhexidine mang lại giải pháp hiệu quả cho nhiều vấn đề về da.
Thành phần rau má giúp làm dịu và tái tạo da, trong khi D-Panthenol cung cấp độ ẩm sâu, vitamin E chống oxy hóa và bảo vệ da, còn Chlorhexidine có tác dụng kháng khuẩn, giúp giữ cho làn da luôn khỏe mạnh và tươi trẻ. Yoosun Rau Má không chỉ dưỡng ẩm mà còn bảo vệ và nuôi dưỡng da từ bên trong, giúp giải quyết các vấn đề thường gặp như khô da, kích ứng và viêm da.
2. Tránh các tác nhân kích thích
Xác định và tránh các tác nhân kích thích là bước quan trọng trong việc phòng tránh viêm da cơ địa. Các tác nhân này có thể bao gồm phấn hoa, bụi, lông động vật, và các hóa chất trong sản phẩm chăm sóc da và vệ sinh cá nhân.
Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nên chọ loại có tính dịu nhẹ, không chứa hương liệu và hóa chất mạnh và kiểm tra thành phần trước khi sử dụng.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất có thể giúp tăng cường sức đề kháng của da và giảm nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa. Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3, như cá hồi, hạt chia và quả óc chó, có tác dụng chống viêm và bảo vệ da.
Hạn chế các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như sữa, trứng, và đậu phộng nếu bạn có tiền sử dị ứng với các thực phẩm này. Khi thực hiện đúng bạn sẽ không phải băn khoăn viêm da cơ địa có lây không?
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách là điều cần thiết để phòng tránh viêm da cơ địa. Tắm rửa hàng ngày với nước ấm, không quá nóng, và sử dụng xà phòng nhẹ nhàng, không gây kích ứng. Tránh cọ xát mạnh trên da và sau khi tắm, hãy thấm khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Đồng thời, nên tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh và đeo găng tay khi làm việc với hóa chất.
5. Hạn chế căng thẳng
Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa. Do đó, việc quản lý căng thẳng là rất quan trọng. Hãy tập luyện các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, hoặc các hoạt động thể thao nhẹ nhàng để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, việc có một giấc ngủ đủ và sâu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì làn da khỏe mạnh.
6. Mặc quần áo thoáng mát
Chọn quần áo bằng vải cotton mềm mại, thoáng khí, và tránh mặc quần áo chật, gây cọ xát và kích ứng da. Việc giặt sạch quần áo thường xuyên và sử dụng các chất tẩy rửa không gây kích ứng cũng rất quan trọng. Tránh sử dụng các loại nước xả vải có mùi hương mạnh hoặc chứa hóa chất có thể gây dị ứng da.
7. Theo dõi sức khỏe
Nên thăm khám bác sĩ da liễu khi có dấu hiệu viêm da cơ địa.
Điều quan trọng là theo dõi tình trạng sức khỏe và da của bạn. Nếu có dấu hiệu của viêm da cơ địa, hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đừng tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc kem bôi mà không có chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể làm tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.
8. Xây dựng môi trường sống lành mạnh
Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và không có các tác nhân gây kích ứng như bụi, phấn hoa, và lông động vật. Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để giảm thiểu bụi và các chất gây dị ứng trong không khí.
Ngoài ra, việc duy trì nhiệt độ và độ ẩm trong nhà ở mức hợp lý cũng giúp làm giảm các triệu chứng của viêm da cơ địa.
9. Thường xuyên kiểm tra sản phẩm chăm sóc da
Kiểm tra kỹ thành phần của các sản phẩm chăm sóc da trước khi sử dụng. Tránh các sản phẩm chứa cồn, hương liệu, và các chất bảo quản mạnh có thể gây kích ứng da. Nên sử dụng các sản phẩm được thiết kế riêng cho da nhạy cảm và đã được kiểm nghiệm an toàn.
Mong rằng, với những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết được bệnh viêm da cơ địa có lây không? Nếu bạn muốn tư vấn thêm về vấn đề này hay quan tâm tới sản phẩm kem bôi da Yoosun Rau má vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn qua hotline miễn cước phí 1800.1125.
Tham khảo thêm:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không? Có lây không?
- Tìm hiểu bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
Tài liệu tham khảo:
1. Atopic Dermatitis
https://www.niams.nih.gov/health-topics/atopic-dermatitis
2. Atopic dermatitis (eczema)
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!