Hướng dẫn cách trị rôm sảy bằng lá trà xanh đúng cách
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Lá trà xanh có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa nên từ lâu đã được dân gian áp dụng để trị rôm sảy và cho hiệu quả nhất định. Nếu thường xuyên bị rôm sảy, bạn đừng bỏ lỡ phương pháp trị rôm sảy bằng lá trà xanh an toàn – hiệu quả này nhé!
I – Các đặc tính có lợi của lá trà xanh trong việc điều trị rôm sảy
Trà xanh hay chè xanh có tên khoa học là Camellia sinensis. Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Lá trà xanh chủ yếu được sử dụng bằng cách trực tiếp dùng lá tươi hoặc đem sấy khô tạo thành chè khô đóng gói.
Bên cạnh công dụng chăm sóc sức khỏe, lá trà xanh còn mang lại nhiều lợi ích cho làn da, trong đó có trị rôm sảy. Theo skinkraft.com và mambinoorganics.com, các đặc tính có lợi của trà xanh trong điều trị rôm sảy gồm:
– Chống viêm: Với hàm lượng polyphenol cao, trà xanh có đặc tính chống viêm, tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, vi trùng có hại. Polyphenol có thể làm dịu làn da bị kích ứng, giảm mẩn đỏ và sưng tấy trên da do kích ứng.
Lá trà xanh với đặc tính chống viêm, sát khuẩn, chống oxy hóa giúp chăm sóc da và điều trị rôm sảy.
– Sát khuẩn, kháng khuẩn: Đặc tính kháng khuẩn của trà xanh có khả năng làm hỏng màng vi khuẩn gây ra mụn trứng cá hoặc các bệnh nhiễm trùng khác.
– Chống oxy hóa: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ (Epigallocatechin gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG), giúp loại bỏ và chống các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa.
– Chăm sóc nuôi dưỡng da: Các vitamin nuôi dưỡng da quan trọng như E và B2 đều có mặt trong lá trà xanh.
II – Tại sao lá trà xanh có thể trị rôm sảy?
Trà xanh thường xuyên góp phần trong bảng thành phần các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì lá trà xanh chứa nhiều thành phần tốt như tanin, vitamin, quercetin, polyphenol…
Vậy, dùng lá trà xanh trị rôm sảy có được không? Câu trả lời là có. Dưới đây sẽ là các tác dụng của trà xanh trong việc hỗ trị điều trị rôm sảy:
1. Theo Đông y
Theo Đông y, lá trà xanh có tính hàn, giúp thanh nhiệt, sát khuẩn. Vì vậy, lá trà xanh được được sử dụng để hỗ trợ làm giảm các vấn đề về da, trong đó có rôm sảy.
Dùng lá khế trị rôm sảy giúp làm mát da, loại bỏ các mảng rôm sảy, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và xoa dịu cảm giác khó chịu do rôm sảy.
2. Theo Y học hiện đại
Các nghiên cứu Y học hiện đại tìm thấy trong lá trà xanh một số thành phần có lợi cho tình trạng rôm sảy:
– Kháng khuẩn: Tanin là một trong các thành phần chính của lá trà xanh. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, qua đó ngăn chặn tình trạng viêm da.
– Chống viêm, tiêu viêm: Hàm lượng polyphenol cao trong lá trà xanh có công dụng chống viêm, tiêu viêm đồng thời ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn, siêu vi trùng có hại, rất tốt với người bị bệnh ngoài da như rôm sảy.
– Làm sạch da: Lá trà xanh có tính kháng khuẩn cao nên giúp làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da.
– Giảm ngứa và làm dịu da: Chất Polyphenol trong lá trà xanh có thể làm dịu làn da bị kích ứng, giảm mẩn đỏ và sưng tấy trên da do kích ứng. Do đó, khi tắm bằng nước lá trà xanh, cảm giác ngứa ngáy và khó chịu do rôm sảy sẽ giảm đi rõ rệt.
– Giảm sưng tấy, khử mồ hôi: Đặc tính sát khuẩn của lá trà xanh giúp giảm ngứa, sưng viêm hiệu quả. Mặt khác, lá trà xanh còn khử mồ hôi tốt – một trong các nguyên nhân hình rôm sảy.
– Cung cấp dưỡng chất cho da: Các vitamin và khoáng chất trong lá trà xanh còn giúp cấp dưỡng cho làn da, nhờ vậy sau khi sử dụng lá trà xanh sẽ cảm thấy sảng khoái, mát mẻ hơn.
– Chữa lành tổn thương, tái tạo làn da: Các chất chống oxy hóa trong lá trà xanh còn giúp chữa lành các tổn thương trên da, tăng cường tái tạo da, giúp cho vết rôm sảy nhanh lành hơn.
– Tăng đề kháng cho da: Lá trà xanh có lượng vitamin A, C và vitamin nhóm B cao giúp hỗ trợ tăng cường đề kháng cho da luôn khỏe mạnh.
Công dụng chữa rôm sảy của lá trà xanh đã được cả Đông y và Y học hiện đại khẳng định.
Như vậy, chúng ta đã biết những tác dụng của lá trà xanh trong điều trị rôm sảy. Để biết cách điều trị rôm sảy bằng lá trà xanh, mời bạn theo dõi phần tiếp theo.
III – 10 cách dùng lá trà xanh trị rôm sảy hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách trị rôm sảy bằng lá trà xanh được truyền tai nhau. Bạn có thể sử dụng riêng lá trà xanh hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả chữa rôm sảy.
1. Thoa nước trà xanh nguyên chất
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất, bất kỳ ai cũng có thể áp dụng. Các bước cụ thể như sau:
– Chuẩn bị: 30g lá trà xanh.
– Thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch rồi cho vào ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút cho sạch hết bụi bẩn, tạp chất. Cho lá trà xanh vào đun cùng 500ml nước trong khoảng vài phút.
– Cách bôi thoa: Rửa sạch vùng da bị rôm sảy bằng nước mát rồi dùng khăn sạch thấm vào nước lá trà xanh bôi lên da. Khi bôi cần nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Để nước lá trà xanh lưu lại trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát. Áp dụng 1-2 lần/ngày để mau chóng đẩy lùi rôm sảy.
2. Thoa nước trà xanh và muối
Muối chứa NaCl nên có khả năng giải độc, thanh nhiệt, sát trùng và tiêu viêm. Kết hợp lá trà xanh với muối giúp tiêu diệt vi trùng rôm sảy, các vết viêm đỏ và giảm cảm giác ngứa ngáy.
– Chuẩn bị: 30g lá trà xanh, 1 – 2 thìa cà phê muối biển.
– Thực hiện: Làm sạch lá trà xanh tương tự như hướng dẫn ở trên sau đó cho vào nấu cùng nước và muối.
– Cách bôi: Đợi hỗn hợp nước nguội bớt thì dùng khăn sạch tẩm dung dịch nước trà xanh và muối thoa rửa sạch ở vùng da bị rôm sảy. Để lưu lại trên da khoảng 10 phút rồi rửa sạch.
3. Thoa nước lá trà xanh và chanh
Axit citric trong chanh có tác giảm viêm nhiễm, loại bỏ tế bào chết và diệt khuẩn tốt. Vitamin C giúp tẩy tế bào chết, chống oxy hóa, hỗ trợ kháng viêm, kích thích tái tạo tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B6 tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, tăng đề kháng cho da.
Ngoài ra, tinh dầu trong danh còn khả năng khử mùi hôi dầu và các hoạt chất béo có trong mồ hôi tiết ra. Nhờ vậy, sử dụng lá trà xanh kết hợp với chanh giúp trị rôm sảy rất hiệu quả.
– Chuẩn bị: 20g lá trà xanh, 1/4 quả chanh.
– Thực hiện: Ngâm rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào đun cùng nước và chanh. Lấy hỗn hợp nước thu được thoa lên vùng da nổi rôm sảy. Để yên khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước mát.
4. Thoa nước lá trà xanh và gừng
Gừng tươi có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, khi kết hợp với lá trà xanh sẽ giúp loại bỏ rôm sảy hiệu quả nhanh chóng hơn. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị: 20g lá trà xanh, 1 nhánh gừng tươi.
– Sơ chế: Lá tranh nhặt bỏ lá vàng úa, hỏng sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối. Gừng rửa sạch, có thể để cả vỏ rồi thái thành từng lát mỏng hoặc đập dập.
– Thực hiện: Cho lá trà xanh và gừng vào nấu cùng 500ml nước trong khoảng 5- 7 phút cho các dưỡng chất trong nguyên liệu tiết hết ra. Chờ nước bớt nóng thì dùng khăn thoa nhẹ nhàng lên các vùng da bị rôm sảy. Rửa sạch lại sau khoảng 15 phút.
!Lưu ý: Với các cách chữa rôm sảy bằng cách nấu nước thoa ở trên, bạn nên thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày và liên tục trong 5-7 ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn. Không nên thoa nước lá trà xanh khi da đang bị tổn thương, viêm nhiễm.
Nấu nước lá trà xanh rồi thoa lên vùng da bị rôm sảy.
Ngoài cách tắm nước lá trà xanh nguyên chất, người bị rôm sảy cũng có thể kết hợp với một số loại lá khác có công dụng kháng khuẩn, chống viêm như lá khế, trầu không, kinh giới, tía tô… để tăng hiệu quả.
5. Tắm nước lá trà xanh nguyên chất
– Chuẩn bị: 200g lá trà xanh tươi.
– Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào nấu cùng khoảng 3 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Chữa rôm sảy bằng lá trà xanh.
– Cách tắm: Lọc lấy nước trà xanh, bỏ bã. Pha nước trà xanh với nước mát sao cho nhiệt độ nước khoảng 36 – 38 độ C. Tiến hành tắm, chú ý tắm rửa kỹ và nhẹ nhàng ở những vùng da có rôm sảy. Sau khi tắm xong bằng nước lá trà xanh, cần tắm lại bằng nước mát.
6. Tắm nước lá trà xanh với lá khế
Theo Đông y, lá khế vị chua, tính bình, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Vì vậy sử dụng lá khế giúp làm mát da, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm và loại bỏ rôm sảy.
Theo y học hiện đại, lá khế có chứa nhiều chất kháng viêm tự nhiên, chất chống oxy hóa và vitamin. Đây đều là các chất có lợi cho da, giúp hỗ trợ phục hồi tổn thương và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại.
– Chuẩn bị: 100g lá trà xanh, 50g lá khế.
– Thực hiện: Rửa sạch hai loại lá rồi cho vào nấu cùng khoảng 3 lít nước trong khoảng 10 phút.
– Cách tắm: Thực hiện tương tự như cách tắm với nước lá trà xanh nguyên chất.
7. Tắm nước lá trà xanh và kinh giới
Lá kinh giới có chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hóa. Từ đó giúp bảo vệ da khỏi bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy.
– Chuẩn bị: 100g lá trà xanh, 50g lá kinh giới.
– Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh và kinh giới rồi cho vào nồi đun cùng 2-3 lít nước. Có thể thêm chút muối biển để tăng hiệu quả.
– Cách tắm: Thực hiện tương tự như cách tắm với nước lá trà xanh nguyên chất.
8. Tắm nước lá trà xanh và tía tô
Theo Đông y, lá tía tô có tác dụng thanh nhiệt và làm mát da tốt. Y học hiện đại tìm thấy hàm lượng tinh dầu trong tía tô có tính sát khuẩn mạnh, giảm cảm giác ngứa do rôm sảy.
Người bị rôm sảy có thể nấu nước lá trà xanh kết hợp với tía tô để tắm trị rôm sảy theo hướng dẫn sau:
– Chuẩn bị: 100g lá trà xanh, 50g lá tía tô.
– Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh và lá tía tô rồi cho vào nấu cùng 3 lít nước. Đun trong khoảng 5-7 phút cho các dưỡng chất trong lá tiết hết ra. Lọc lấy nước, bỏ bã lá trà xanh và tía tô rồi tiến hành tắm.
– Cách tắm: Thực hiện tương tự như cách tắm với nước lá trà xanh nguyên chất.
!Lưu ý: Với cách tắm lá trà xanh trị rôm sảy, bạn cần chú ý lọc vứt bỏ bã, chỉ sử dụng phần nước để tắm, không chà xát phần lá lên da. Sau khi tắm lá, cần tắm sạch lại bằng nước sạch.
Tắm nước lá trà xanh trị rôm sảy.
9. Đắp lá trà xanh
Người bị rôm sảy cũng có thể đắp mặt nạ lá trà xanh để cải thiện tình trạng rôm sảy và mẩn ngứa. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
Chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh tươi.
Thực hiện: Lá trà xanh sau khi rửa sạch đem giã nát với chút muối. Vệ sinh vùng da có rôm sảy sau đó đắp mặt nạ tà xanh lên. Để khoảng 15 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch với nước.
10. Uống trà xanh
Bên cạnh cách trị rôm sảy bằng lá trà xanh từ bên ngoài, người bị rôm sảy nên kết hợp uống nước trà xanh để hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong.
Chuẩn bị: Trà xanh tươi hoặc khô đều được.
Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào ấm. Đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5-7 phút. Uống nước trà xanh hết trong ngày và chia làm nhiều lần uống.
Uống nước trà xanh giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong.
Tuy nhiên, khi sử dụng lá trà xanh trị rôm sảy dưới dạng uống, một số đối tượng dưới đây không nên áp dụng:
– Người bị táo bón: Vì trà xanh chứa phenol, có khả năng co bóp niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
– Trẻ em dưới 3 tuổi: Uống nước trà xanh có thể gây thiếu máu.=
– Người bị suy nhược thần kinh: Trà xanh chứa caffeine, có thể kích thích hệ thần kinh gây mất ngủ, khó ngủ.
– Người mắc bệnh tim và cao huyết áp: Uống quá nhiều trà xanh gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, làm tăng nhịp tim và huyết áp.
– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hàm lượng axit oxalic trong trà xanh trên 30%, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt trong niêm mạc dạ dày. Mặt khác, chất caffeine trong trà xanh có thể làm tăng nhịp tim, gây ngộ độc thai kỳ và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
IV – Lưu ý khi sử dụng lá trà xanh chữa rôm sảy
Để trị rôm sảy bằng lá dâu tằm hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Lá trà xanh tuy lành tính và an toàn nhưng nếu sử dụng không đúng cách và phù hợp vẫn có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như làn da. Do đó, tốt nhất trước khi dùng lá trà xanh trị rôm sảy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem mình có thực sự phù hợp không. Đồng thời được hướng dẫn cách sử dụng phù hợp và hiệu quả.
2. Đối tượng không nên sử dụng
Người bị dị ứng với thành phần trong lá trà xanh, có tiền sử dị ứng hoặc làn da nhạy cảm không nên sử dụng lá trà xanh chữa rôm sảy.
3. Kiểm tra phản ứng
Mặc dù lá trà xanh lành tính, nhưng trước khi thoa lên da hoặc tắm, bạn nên kiểm tra trên vùng da nhỏ ở tay để xem có bị dị ứng với thành phần nào trong lá trà xanh không. Nếu không, bạn có thể yên tâm sử dụng.
4. Dùng với liều lượng và tần suất vừa phải
Chỉ nên sử dụng lá trà xanh với liều lượng và tần suất vừa phải. Tránh lạm dụng uống nước lá trà xanh vì có thể gây mất ngủ, tim đập nhanh, mệt mỏi. Theo các chuyên gia, người có sức khỏe bình thường chỉ nên uống khoảng 2 – 3 tách trà xanh/ngày.
5. Nấu nước trà xanh bằng nồi đất hoặc sứ có tráng men
Nên nấu nước trà xanh bằng nồi đất hoặc sứ có tráng men để tránh gây ra các phản ứng gây hại. Không nên nấu nước lá trà xanh bằng nồi kim loại vì có thể kích hoạt phản ứng với chất tanin trong lá trà xanh gây hại cho sức khỏe.
6. Rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng
Cần chú ý rửa sạch lá trà xanh trước khi chế biến và sử dụng để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Tốt nhất, ngoài rửa với nước sạch, hãy ngâm lá dâu tằm trong nước muối loãng khoảng 30 phút.
7. Theo dõi phản ứng
Trong quá trình trị rôm sảy bằng lá trà xanh, cần theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần ngừng sử dụng ngay và nhờ bác sĩ tư vấn cách xử trí.
8. Chọn mua lá trà xanh sạch, an toàn
Khi mua lá trà xanh, bạn nên chọn lá dâu tằm tươi, không bị hư hỏng dập nát, đặc biệt là không có thuốc trừ sâu. Hãy tìm đến các địa chỉ bán trà xanh uy tín để có thể yên tâm sử dụng.
Không nên lạm dụng lá trà xanh, nên dùng với lượng và tần suất vừa phải.
V – Trị rôm sảy bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả không?
Lá trà xanh thảo dược tự nhiên nên hàm lượng dược tính thấp, người bị rôm sảy cần kiên trì thực hiện thì mới mang lại hiệu quả. Mặt khác, hiệu quả còn phụ thuộc cơ địa của từng người nên không phải ai áp dụng cũng có hiệu quả.
Bên cạnh đó, sử dụng lá trà xanh trị rôm sảy chỉ phù hợp với tình trạng rôm sảy dạng nhẹ và mới khởi phát. Nếu bị rôm sảy nặng, dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng, mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.
Cần nhớ rằng, việc sử dụng lá trà xanh trị rôm chỉ là một phương pháp hỗ trợ, không thay thế việc tư vấn và điều trị từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc tình trạng không cải thiện sau khi sử dụng, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế.
Người bị rôm sảy cũng có thể tham khảo và sử dụng bộ đôi sản phẩm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để loại bỏ cũng như ngăn ngừa rôm sảy.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều người lựa chọn vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, bạn có thể yên tâm tắm gội hàng ngày để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
Kem bôi Yoosun Rau và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má.
Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.
Người bị rôm sảy nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
Khi trị rôm sảy bằng lá trà xanh, bạn có thể sử dụng một mình lá trà xanh hoặc kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên khác để tăng hiệu quả. Trường hợp tình trạng rôm sảy không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tìm lời khuyên từ bác sĩ chuyên trước khi tự dùng thuốc.
Tham khảo thêm:
- 3 Cách trị rôm sảy bằng lá tía tô đơn giản mà cực hiệu quả
- 4 Cách dùng dầu dừa trị rôm sảy, làm dịu da, dưỡng ẩm da
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!