Bị ngứa tay chân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Ngứa tay chân dấu hiệu thường gặp của viêm da, mề đay, chàm tổ đỉa và nấm da, nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý bên trong cơ thể. Dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu cơn ngứa kéo dài sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cùng Yoosun Rau Má tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa và phòng tránh hiện tượng ngứa da tay da chân qua bài viết sau.
Hình ảnh da tay da chân bị ngứa.
I – Hình ảnh nổi mẩn ngứa ở tay chân
Chân tay bị mẩn ngứa là hiện tượng da nổi lên các nốt có màu đỏ nhẹ, kèm theo ngứa ngáy. Tùy vào nguyên nhân mà triệu chứng và mức độ ngứa cũng khác nhau.
Khi bị nổi mẩn ngứa ở chân tay, chúng ta thường có phản xạ gãi. Tuy nhiên, nhiều khi gãi cũng không làm giảm cảm giác khó chịu mà còn khiến da bị tổn thương, thậm chí nhiễm trùng.
Dưới đây là một số hình ảnh khi người lớn và trẻ bị nổi mẩn ngứa ở chân và tay.
Nổi mẩn ngứa ở chân như muỗi đốt.
Trẻ nổi mẩn ngứa ở tay và chân.
II – Nguyên nhân bị ngứa tay chân
Bị ngứa da tay chân nói chung và bị ngứa tay chân về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
– Viêm da cơ địa: Ngoài triệu ngứa chân, ngứa tay nổi mẩn đỏ, người bệnh còn bị sưng da, nứt da, mọc mụn nước, nổi nhiều các nốt sần đỏ kích thước không đều nhau.
– Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân chính là do da tiếp xúc trực tiếp với chất gây ngứa hoặc có hại như hóa chất, mỹ phẩm. Người bị viêm da tiếp xúc thương có triệu chứng nổi mẩn màu hồng ở chân tay kèm theo cảm giác ngứa dữ dội.
– Nổi mề đay: Đây là bệnh da liễu phổ biến thường gặp, xảy ra khi hệ miễn dịch cơ thể phản ứng thái quá khi tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, mỹ phẩm, thức ăn, thời tiết… Triệu chứng khi bị nổi mề đay là da chân, da tay bị ngứa và sần sùi hoặc có thể ngứa khắp người kèm theo nổi mẩn đỏ hoặc hồng.
Ngứa da tay chân do viêm da tiếp xúc.
– Chàm tổ đỉa: Người bệnh có triệu chứng bị ngứa chân, ngứa tay nổi mụn nước và mọc các nốt sẩn màu đỏ. Nguyên nhân gây bệnh chàm tổ đỉa chưa được xác định nhưng bệnh có xu hướng phát triển khi tay chân quá ẩm hoặc quá khô, khi căng thẳng thần kinh, tiếp xúc với kim loại…
– Bệnh ghẻ: Nguyên nhân là do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây ra. Vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ nổi sẩn đỏ và mụn nước kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng da chân, da tay bị ngứa nổi mụn nước nặng hơn vào ban đêm.
– Nấm da: Triệu chứng đặc trưng của bệnh nấm da tay và da chân là bị ngứa chân, bị ngứa da tay nổi mụn nước kèm theo mẩn đỏ và xuất hiện vảy khô. Một số bệnh nấm da phổ biến gồm ang ben, hắc lào, nấm kẽ,…
Nấm da tay, da chân gây ngứa ngáy khó chịu kèm theo mụn nước và mẩn đỏ.
– Bệnh vảy nến: Đây tình trạng rối loạn da, hình thành từ vùng da chết không được đào thải. Triệu chứng của bệnh gồm ngứa chân, ngứa tay nhưng không nổi mẩn, có phủ một lớp vảy trắng. Hiện vẫn chưa có cách điều trị trị dứt điểm bệnh vảy nến.
– Bệnh lupus ban đỏ hệ thống: Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ là do hệ thống miễn dịch phản ứng, chống lại các cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng bệnh thường gặp là nổi hồng ban kèm theo bị ngứa da tay chân và có thể lan ra khắp cơ thể.
– Do suy giáp: Ngoài triệu chứng bị ngứa da tay và chân, người bị suy giáp còn có các dấu hiệu như da khô, rụng tóc, tăng cân, nhạy cảm với thời tiết lạnh, mệt mỏi, khó thở, tức ngực, suy nhược cơ thể…
– Bệnh suy thận: Chức năng thận suy giảm khiến độc tố bên trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài. Hậu quả là gây ngứa da tay và chân, thậm chí là ngứa da toàn thân. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như cơ thể suy nhược, da sưng phù, mệt mỏi…
Bệnh vảy nến, lupus ban đỏ hệ thống, suy giáp và suy thận cũng là một trong các nguyên nhân gây ngứa da tay và da chân.
– Bệnh tiểu đường: Khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ tăng cao gây tác động đến các dây thần kinh. Điều này gây ra các triệu chứng ngứa tay ngứa chân, khát nước, khô cổ, cơ ăn không ngon, thể mệt mỏi,…
– Bị ngứa tay chân khi mang thai: Các nguyên nhân khiến thai phụ bị ngứa tay chân khi mang thai gồm: thay đổi nổi tiết tố, rạn da, tăng cân, mồ hôi ra nhiều, viêm da bọng nước hoặc ứ mật thai kỳ. Trường hợp bị ngứa chân ngứa tay khi mang thai kéo dài, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ được được điều trị phù hợp.
– Bị ngứa tay chân sau sinh: Tình trạng ngứa chân, ngứa tay mụn nước ở mẹ sau sinh là do thay đổi nội tiết tố; sức khỏe, sức đề kháng và khả năng miễn dịch bị suy giảm; vệ sinh cơ thể kém; căng thẳng thần kinh; tác dụng phụ của thuốc; chế độ ăn uống không hợp lý…
– Các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác gây ngứa tay có mụn nước và ngứa tay vào ban đêm như: tâm lý, căng thẳng quá độ; ngứa tay khi trời lạnh; sốt phát ban, các bệnh về gan, bệnh về máu, bệnh tay chân miệng, xơ mật tiên phát, ngứa tay chân khi sốt xuất huyết…
Ngứa tay chân khi mang thai do thay đổi nổi tiết tố, rạn da, viêm da bọng nước hoặc ứ mật thai kỳ.
III – Biểu hiện bị ngứa da tay chân
Biểu hiện nổi mẩn ngứa trên tay chân ở mỗi người là khác nhau, tuy theo từng nguyên nhân và bệnh lý. Nhưng về cơ bản, tình trạng ngứa da tay và chân thường có các biểu hiện và triệu chứng sau:
– Ngứa ngáy dữ dội, người bệnh phải gãi liên tục.
– Cơn ngứa có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh tay và chân.
– Nổi mẩn đỏ trên da, có thể mọc rải rác hoặc từng mảng.
– Các mảng đỏ có viền kèm theo sưng tấy.
– Nổi mụn nước, bên trong có dịch, nếu bị vỡ sẽ gây ngứa rát.
– Da khô, có vết nứt, bong tróc và có vảy trắng.
Trong hầu hết các trường hợp ngứa da chân, ngứa da tay nổi mụn nước không gây nguy hiểm đến tính mạng, chỉ khiến người bệnh khó chịu. Nếu tình trạng ngứa ngáy kéo dài và ngày càng nghiêm trọng thì người bệnh không nên chủ quan, cần đến ngay cơ sở y tế để khám.
Ngoài triệu chứng ngứa, người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu khó chịu khác.
Người bị ngứa chân tay nên đi gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện 1 trong các dấu hiệu sau:
– Bị ngứa tay chân không rõ nguyên nhân.
– Cơn ngứa ngày một tăng và dữ dội.
– Ngứa chân, ngứa tay mọng nước liên tục và kéo dài.
– Các nốt mẩn ngứa lan từ tay và chân ra khắp cơ thể.
– Mọc nhiều mụn nhỏ, xuất hiện vết đỏ ở tay chân.
– Ngứa tay phải tay trái và ngứa chân kèm theo sốt.
– Ngứa tay dị ứng có dấu hiệu bị nhiễm trùng, sưng tấy, có vết loét hoặc có mủ.
Để tìm ra nguyên nhân gây ngứa da tay chân, các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm, cạo da, xét nghiệm máu, sinh thiết,…
IV – Mẩn ngứa ở tay chân có tự khỏi không?
Đa phần các trường hợp bị mẩn ngứa ở tay chân có thể tự khỏi, không cần can thiệp nhiều.
Nhưng cũng có trường hợp ngứa xuất hiện thường xuyên vào 1 khoảng thời gian nhất định hàng năm, rất khó chữa khỏi dứt điểm.
Cũng có một vào trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở tay chân lại diễn tiến xấu đi, dẫn đến loét, nhiễm trùng.
Vì thế, khi người lớn và trẻ bị mẩn ngứa ở tay chân, chúng ta không nên chủ quan.
V – Cách trị ngứa tay chân hiệu quả và an toàn
Tùy theo từng mức độ và nguyên nhân gây ngứa tay chân mà có cách điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Cụ thể:
1. Cách trị ngứa da tay chân tại nhà
Áp dụng cho các trường hợp bị ngứa da tay chân do bệnh da liễu và ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng một trong các cách khắc phục triệu chứng ngứa tay chân tại nhà dưới đây:
– Ngâm tay và chân với nước muối ấm: Muối có tác dụng sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm ngứa. Do đó, nếu đang không biết bị ngứa tay nên làm gì, bạn hãy hòa 2 thìa cà phê muối với ấm và ngâm tay chân trong 15 phút.
– Chườm mát: Trường hợp bị ngứa tay chân vào mùa hè kèm theo cảm giác nóng rát ở bàn tay, bàn chân, bạn có thể chườm mát để giảm khó chịu. Cách thực hiện rất đơn giản, dùng khăn sạch bọc vài viên đá sau đó chườm lên vùng da tay chân đang bị ngứa từ 10-15 phút.
– Thoa kem dưỡng ẩm: Trường hợp bị ngứa tay về đêm và ngứa tay chân khi ngủ, bạn hãy thử thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da tay chân bị ngứa. Cơn ngứa sẽ nhanh chóng thuyên giảm và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Ngâm rửa chân tay với nước muối ấm giúp giảm khó chịu do hiện tượng ngứa chân tay gây ra.
Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.
– Nha đam: Nếu bạn bị ngứa tay chân sau khi tắm, hãy bôi gel nha đam lên và để lưu lại trên da 15 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước mát, cảm giác ngứa ngáy và khó chịu sẽ giảm đi rất nhiều.
– Gừng: Cách chữa ngứa tay khi tiếp xúc với nước bằng gừng như sau: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài. Thái gừng thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên vùng da chân tay bị ngứa. Hoặc bạn có thể giã gừng rồi lọc lấy nước cốt sau đó thoa lên da cũng giúp giảm ngứa da tốt.
2. Thuốc trị ngứa da tay chân
Trường hợp đã điều trị ngứa tay chân tại nhà nhưng không hiệu quả, thậm chí còn nghiêm trọng hơn, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Thuốc Tây y có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa tay chân nhanh, nhưng muốn sử dụng người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ.
Khi điều trị bằng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ ngứa da và nguyên nhân gây ngứa để kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc trị ngứa da tay chân thường dùng đó là:
– Thuốc chống ngứa bôi ngoài da.
– Thuốc kháng viêm Corticoid.
– Thuốc kháng Histamin giảm ngứa và dị ứng.
– Thuốc kháng khuẩn.
– Thuốc kháng sinh.
– Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.
– Thuốc an thần.
– Thuốc chống trầm cảm.
Thuốc Tây y có khả năng làm giảm triệu chứng ngứa tay chân nhanh, nhưng muốn sử dụng người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
3. Thoa kem Yoosun rau má
Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidin, kem bôi da Yoosun rau má là lựa chọn thích hợp trong trường hợp da tay chân bị ngứa nhẹ.
Thoa kem Yoosun rau má lên vùng da tay chân bị ngứa giúp làm giảm ngứa, khô rát và bong tróc da. Đồng thời, dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển.
Chất kem mát lành, thẩm thấu nhanh của Yoosun rau má sẽ mang lại cho người dùng cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu trên da. Sản phẩm được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành, có độ an toàn lành tính cao và dùng được cho mọi làn da.
Kem Yoosun rau má giúp giảm ngứa, khô rát và bong tróc da.
Để biết thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
VI – Cách chăm sóc da khi bị nổi mẩn ngứa ở tay và chân
Ngoài uống thuốc theo đơn của bác sĩ, người lớn và bé bị nổi mẩn ngứa ở tay chân nên lưu ý:
– Có thể dùng khăn sạch và ướt đắp lên vùng da bị nổi mẩn ngay sau khi bị ngứa để giảm khó chịu.
– Hạn chế gãi ngứa vì sẽ khiến da bị tổn thương.
– Không nên tắm rửa bằng nước nóng vì khiến da bị khô.
– Không nên tiếp xúc với hóa mỹ phẩm khi đang bị ngứa.
– Bổ sung thêm nước và vitamin C cho cơ thể.
VII – Cách phòng tránh tình trạng ngứa tay và chân
Để phòng tránh tình trạng bị ngứa da tay và da chân, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày. Cụ thể:
– Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng, đặc biệt là kẽ chân và kẽ tay.
– Rửa tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn…
– Tránh để da chân và tay tiếp xúc trực tiếp với kim loại, hóa chất độc hại. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc cần đồ bảo hộ để tránh làm tổn thương da tay chân.
– Giữ ấm cơ thể, mang găng tay và chân khi thời tiết lạnh.
– Dưỡng da tay chân mỗi ngày bằng sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với da và có xuất xứ rõ ràng.
– Đi giày vừa chân, làm từ chất liệu mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
– Thay tất mỗi ngày, vệ sinh giày dép thường xuyên.
– Hạn chế đi giày và tất quá chật trong thời gian dài.
– Mỗi lần thay tất cần rửa chân sạch sẽ với xà phòng.
Rửa tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với bùn đất, bụi bẩn là cách phòng ngừa ngứa da chân da tay hiệu quả.
– Làm sạch da tay và da chân khi bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với nhựa cây.
– Sử dụng sữa tắm, xà phòng, nước rửa tay có độ PH cân bằng. Không dùng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh khiến da bị khô, mòn, dễ kích ứng.
– Uống đủ nước, chế độ ăn đa dạng và đủ dinh dưỡng.
– Sinh hoạt khoa học điều độ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày, hạn chế stress và căng thẳng.
– Luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là với những người có tiền sử mắc bệnh da liễu.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà Yoosun Rau Má tổng hợp được về nguyên nhân tình trạng ngứa tay chân, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về hiện tượng ngứa tay chân, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!