Tại sao bị nổi sảy? 10++ Nguyên nhân bị rôm sảy nên biết
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Có rất nhiều nguyên nhân tại sao bị nổi rôm sảy, trong đó nguyên nhân chính là do ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn. Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân nổi sảy khác như: đổ mồ hôi quá mức, thời tiết nóng ẩm, nằm trên giường quá lâu, mặc nhiều quần áo, ăn nhiều thực phẩm có tính nóng…
Rôm sảy hay phát ban nhiệt là tình trạng xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ dưới dạng mụn nước hoặc mụn mủ. Đây là bệnh lý ngoài da lành tính nhưng có thể gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân bởi các cơn ngứa bứt rứt, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Đáng nói, nếu rôm sảy nặng không điều trị có thể gây nhiễm trùng nặng.
Việc nắm rõ các nguyên nhân bị rôm sảy sẽ giúp chủ động phòng bệnh hiệu quả. Các nguyên nhân gây rôm sảy được phân thành các nhóm cụ thể như sau:
– Nhóm nguyên nhân chính: Gồm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi, đồ mồ hơi quá mức, điều kiện thời tiết nóng ẩm và chức năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện.
– Nhóm nguyên nhân bệnh lý: Gồm nóng trong, nóng gan (rối loạn chức năng gan), sốt, béo phì hoặc thừa cân.
– Nhóm nguyên nhân khác: Gồm các thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt như: ăn quá nhiều đồ ăn/gia vị cay nóng; đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, chiên rán nhiều dầu mỡ; mặc quần áo quá dày, chất liệu không thấm hút mồ hôi….
I – Nguyên nhân chính gây sôm sảy
Các nguyên nhân nổi rôm sảy chính gồm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi, đồ mồ hơi quá mức, điều kiện thời tiết nóng ẩm và chức năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện.
1. Do tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi
Nhiệt độ nóng buộc cơ thể phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều cộng với việc lỗ chân lông có bụi bẩn, vi khuẩn sẽ khiến cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ.
Khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc hoặc bị vỡ, lỗ chân lông không thể thoát mồ hôi dưới lớp biểu bì. Hậu quả là dẫn đến viêm nhiễm và khiến da nổi rôm sảy.
Tắc nghẽn tuyến mồ hôi là nguyên nhân chính gây rôm sảy, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi chưa trưởng thành.
Nguyên nhân bị nổi sảy do tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn do ông dẫn mồ hôi chưa trưởng thành và phát triển đầy đủ. Vì vậy, các ống dẫn mồ hôi dễ dàng vỡ hơn và giữ lại mồ hôi ở dưới da.
Trang webmd.com cho hay, có tới 9% trẻ sơ sinh mắc bệnh rôm sảy trong vài tuần đầu đời. Trẻ nhỏ khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể hơn người lớn. Điều này có thể một phần là do chúng chưa có ống dẫn mồ hôi phát triển đầy đủ. Những ống dẫn chưa trưởng thành này có nhiều khả năng bị tắc.
2. Đổ mồ hôi quá mức
Tập thể dục với cường độ cao, lao động nặng, đi dưới trởi nắng quá lâu, thời tiết nắng nóng, đắp quá nhiều chăn, mặc quá nhiều quần áo… là những hoạt động khiến cơ thể đồ mồ hôi quá mức.
Mồ hôi tăng tiết và đổ quá nhiều có thể không bay hơi kịp, kết hợp với bụi bẩn và dầu tích tụ trên da có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi. Hậu quả là bị nổi rôm sảy, tập trung nhiều ở các vùng da đổ nhiều mồ hôi như cổ, lưng, trán, đầu, mặt….
Mồ hôi tăng tiết và đổ quá nhiều có thể không bay hơi kịp, kết hợp với bụi bẩn và dầu tích tụ trên da có thể làm tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi gây rôm sảy.
3. Điều kiện khí hậu nóng ẩm
Thời tiết nóng ẩm là đều kiện lý tưởng và thuận lợi cho rôm sảy hình thành, sinh sôi và phát triển. Trong đó, một số loại vi khuẩn thường bám ngoài ra và bài tiết chất nhờn làm bít tắc tuyến mồ hôi và gây rôm sảy.
Rôm sảy đặc biệt hay xuất hiện vào mùa hè với nền nhiệt cao. Theo webmd.com, có tới 30% số người sống ở vùng có khí hậu ấm áp bị phát ban rôm sảy do nhiệt.
Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều để điều tiết nhiệt và giảm nhiệt độ cơ thể. Lúc này, các lỗ chân lông bị nhiễm khuẩn và tắc do bụi bẩn khiến mồ hôi bị ứ đọng bên trong không thoát ra ngoài được gây rôm sảy.
4. Chức năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn thiện
Một số trường hợp lại bị rôm sảy ngay cả khi trời mát mẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nguyên nhân có thể là do trẻ chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành nên việc tăng tiết mồ hôi xảy ra thường xuyên hơn. Cộng với việc mặc nhiều quần áo, vận động liên tục và thân nhiệt cao hơn người lớn.
II – Nguyên nhân bệnh lý
Các tình trạng bệnh lý và sức khỏe là nguyên nhân nổi sảy ở người lớn cũng như trẻ nhỏ gồm: sốt, nóng gan hay rối loạn chức năng gan, nóng trong người…
1. Sốt
Khi bị sốt, đặc biệt là sốt cao, cơ thể sẽ sẽ bài tiết nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể, đồng thời thải độc và điều hòa thân nhiệt. Tuy nhiên, mồ hôi tăng tiết quá nhiều không thể thoát ra ngoài kịp nên bị giữ dưới da gây rôm sảy.
Nguyên nhân gây rôm sảy do sốt phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi của bé chưa hoàn thiện.
2. Nóng gan/rối loạn chức năng gan
Nóng gan hay rối loạn chức năng gan ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh lọc và chuyển hóa độc tố. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể.
Theo thời gian, các độc tố sẽ phát tán ở ngoài da gây nổi nhiều rôm sảy, mẩn ngứa, mề đay và mụn nhọt. Trường hợp nhẹ, nóng gan chỉ gây ngứa da và xuất hiện rôm sảy ở từng da rồi tự biến mất. Ngược lại, nếu nặng hơn, rốm sảy sẽ mọc nhiều và rộng thành từng đám kèm theo mụn nước gây ngứa ngáy dữ đội, da phù và nhiễm trùng.
Nóng gan gây tích tụ độc trong cơ thể dẫn đến rôm sảy, mẩn ngứa.
3. Nóng trong
Nóng trong xáy ra khi chức năng của gan bị suy giảm dẫn đến chức năng thanh lọc cơ thể, thải độc cũng giảm theo. Lúc này, độc tố độc tố tích tụ lại trong gan và thấm thấu qua da nên dễ xuất hiện rôm sảy, mẩm ngứa và mề đay.
Mùa hè là thời điểm dễ bị nóng trong người. Khi bị nóng trong, trên da sẽ xuất hiện rôm sảy, nốt mụn nhỏ màu đỏ khắp cơ thể, tập trung nhiều ở những vùng ra nhiều mồ hôi như cổ, lưng, trán, vùng da có nếp gấp…
Khi thời tiết mát mẻ hơn, cơ thể sẽ ít đổ mồ hôi nên tình trạng rôm sảy mẩn ngứa có thể nhanh chóng được cải thiện. Trường hợp bị rôm sảu do nóng trong nặng cần đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách, tránh rôm sảy lan rộng dẫn đến nhiễm trùng.
4. Béo phì hoặc thừa cân
Những người bị béo phì hoặc thừa cân thường có xu hướng tăng tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn so với người có mức cân nặng hợp lý. Nguyên nhân là do hàm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể cao khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Do đó, khi phải vận động, làm việc hoặc hoạt động cường độ cao, cơ thể của những người thừa cân và béo phì sẽ toát ra nhiều mồ hôi nhằm giải phóng nhiệt lượng sinh ra và cân bằng thân nhiệt. Thường xuyên đổ nhiều mô hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt, lỗ chân lông bị tắc nghẽn và rốm sảy là điều khó tránh khỏi.
Nóng trong người khiến rôm sảy xuất hiện.
III – Nguyên nhân khác
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nổi rôm sảy trên da. Nắm rõ nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ và người lớn do ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không lành mạnh với các thực phẩm không tốt cho sức khỏe chính là lý do gây rôm sảy. Cụ thể, thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm dưới đây sẽ khiến rôm sảy mọc trên da nhanh hơn và nhiều hơn:
– Hoa quả có tính nóng: Một số hoa quả có tính nóng như mít, nhãn, sầu riêng, vải, xoài… khi ăn vào sẽ khiến bạn bị nổi rôm sảy nhiều hơn. Nguyên nhân là do ngoài tính nóng, các loại hoa quả này còn có hàm lượng đường khá cao.
Khi ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu. Đây chính là nguyên nhân gây rôm sảy và mụn nhọt.
– Các món ăn/gia vị cay: Thường xuyên ăn các món ăn cay (mì cay, kim chi); gia vị cay (ớt, tiêu, mù tạt) gây không chỉ gây nổi sảy nhiều hơn mà còn dẫn đến nóng trong, nhiệt miệng, đau dạ dày, táo bón…
– Thức ăn nhiều đường: Ví dụ như bánh ngọt, nước ngọt, socola, kẹo hoặc các món ăn có lượng đường cao cũng chính là “thủ phạm” và nguyên nhân rôm sảy ở trẻ em cũng như người lớn.
Nguyên nhân là do khi ăn nhóm thức ăn này, lượng đường trong máu cũng tăng cao khiến vi khuẩn có điều kiên thuận lợi sinh sôi phát triển gây rôm sảy.
– Đồ uống có chứa chất kích thích: Chẳng hạn như nước ngọt có ga, cà phê, trà sữa, rượu, bia… khi uống có thể gây mất nước, tích tụ nhiệt và tăng sinh bài tiết chất nhờ dẫn đến rôm sảy.
Không chỉ vậy, tiêu thụ những đồ uống này còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mọc mụn nhọt. Với người đang bị rôm sảy, uống đồ uống chứa chất kích thích còn làm nghiêm trọng giác ngứa ngáy khó chịu và tình trạng tổn thương da.
Uống ít nước, ăn nhiều thực phẩm chiến rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ nổi rôm sảy.
– Đồ chiên rán: Nhóm đồ ăn này rất giàu chất béo, khi ăn vào có thể làm gia tăng nhiệt độ cơ thể gây táo bón, nóng trong và rôm sảy. Do đó, nếu không muốn bị rôm sảy, bạn nên hạn chế ăn khoai tây chiên, gà rán hoặc các món chiên xào nhiều dầu mỡ.
– Thức ăn đóng hộp: Các thức ăn đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản, nếu ăn liên tục và thường xuyên sẽ gây tích tụ và sản sinh độc tố trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến rôm sảy xuất hiện mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
– Thức ăn chế biến sẵn: Vì sử dụng nhiều đường, muối, dầu mỡ khi chế biến nên nếu ăn nhiều và liên tục có thể làm nóng trong, tăng nhiệt cơ thể gây rôm sảy.
– Không uống đủ nước: Cơ thể bị thiếu nước, các hoạt động trao đổi chất, chức năng thải độc và loại bỏ chất thải ra cơ thể bị hạn chế. Cộng với việc nhiệt độ cơ thể tăng lên do không đủ nước để làm mát và rôm sảy là điều khó tránh khỏi.
2. Chế độ sinh hoạt
Các thói quen sinh hoạt không tốt có thể làm tăng nguy cơ bị nổi rốm sảy gồm:
– Mặc quần áo dày, chật, chất liệu không thấm hút: Mặc quá nhiều quần áo hoặc chất liệu vải dày, kích thước chật và không thấm hút sẽ làm mồ hôi thẩm thấu ngược vào lỗ chân lông. Điều này không chỉ gây rôm sảy mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đây là nguyên nhân bị rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ít cha mẹ để ý. Vì lo lắng con lạnh nên bố mẹ có xu hướng mặc nhiều quần áo dày cho con khiến mồ hôi không thể thoát ra. Lưng của bé không thoát được mồ hôi nên luôn ẩm ướt dẫn đến rôm sảy.
– Không thường xuyên vệ sinh, tắm rửa: Khiến mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn tích tự trên da gây tích tắc lỗ chân lông. Da không được làm sạch rất dẽ nổi rôm sảy mẩn ngứa và mụn nhọt.
– Thân nhiệt tăng cao đột ngột: Do mặc quần áo quá ấm, đắp nhiều chăn, sử dụng chăn điện quá nóng có thể dẫn đến rôm sảy phát ban nhiệt.
Mặc quần áo bằng chất liệu không thấm hút mồ hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt tạo điều kiện hình thành rôm sảy.
– Nằm quá lâu và quá nhiều: Đây cũng là nguyên nhân nổi rôm sảy ở người lớn và trẻ nhỏ. Lý do là vì khi nằm lâu một chỗ, bề mặt da lưng không được tiếp xúc với không khí nên bị bí bách, mồ hôi không thoát ra ngoài dẫn đến nổi sảy. Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ sơ sinh, người bị liệt, người khó khăn trong đi lại…
– Dùng nước xả vải, nước giặt gây kích ứng da: Da thường xuyên phải tiếp xúc với quần áo. Vì vậy, nếu sử dụng nước giặt và nước xả vải có độ PH cao thì dễ gây kích ứng da dẫn đến rôm sảy.
– Sử dụng sữa tắm gây khô da: Dùng sữa tắm có độ pH cao sẽ gây khô da, lúc này cơ thể sẽ tự động điều chỉnh tiết dầu để làm ẩm làn da. Điều này có thể tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông gây ra rôm sảy.
– Dùng sản phẩm chăm sóc da gây bít tắc lỗ chân lông: Bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân gây rôm sảy. Do đó, nếu bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da với chất kem quá đặc sẽ khiến da không được thông thoáng, thậm chí là tắc lỗ chân lông.
– Sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: Chẳng hạn như oxybutynin, benzotropine, propantheline… cũng có thể là nguyên nhân bị nổi sẩy.
– Do phương pháp điều trị bệnh khác: Ví dụ như xạ trị điều trị ung thư, vùng da bị băng bó quá lâu, tác dụng phụ của một số loại thuốc…
Có thể thấy, nguyên nhân tại sao bị rôm sảy xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, từ tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi, đổ mồ hôi quá mức, thời tiết nóng ẩm, ăn uống và sinh hoạt không khoa học cũng như bệnh lý. Nắm được các nguyên nhân gây rôm sảy sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa gặp phải tình trạng rôm sảy hiệu quả.
Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!