Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 30/10/2024

Nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người: Nguyên nhân và giải pháp

14 phút đọc Chia sẻ bài viết

Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người có thể xuất phát từ các bệnh lý ngoài da hoặc bên trong cơ thể. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không nên tự ý chữa trị tại nhà vì nếu điều trị không đúng cách có thể khiến bệnh nghiêm trọng. Cần thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

I – Nổi mẩn ngứa thành mảng biểu hiện như thế nào?

Nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người là hiện tượng da bị nổi nốt sần, mẩn ngứa thành từng mảng trên khắp cơ thể.

Các vết mẩn ngứa xuất hiện toàn thân ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, từ mặt, đầu, cổ đến lưng, chân và tay. Hình dáng và kích thước của các nốt và mảng mẩn ngứa không giống nhau.

Ở một số người tình trạng da mẩn ngứa thành mảng có thể xuất hiện vài giờ rồi tự hết. Nhưng một số bệnh nhân khác có thể bị nổi mẩn ngứa thành từng mảng khắp dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tháng.

Khi bị nổi mẩn ngứa thành mảng, người bệnh có thể có cảm giác ngứa khác nhau gây cảm giác khó chịu, mất tự tin khi gặp gỡ bạn bè hay làm việc.

Nổi mẩn ngứa thành mảng khắp ngườiHình ảnh người bị nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người.

II – Nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người nguyên nhân do đâu?

Khi gặp phải tình trạng người mẩn ngứa thành mảng, hầu hết mọi người đều nghĩa nguyên nhân là do các bệnh lý ngoài da. Ngoài nhóm nguyên nhân này, hiện tượng da bị nổi mẩn ngứa toàn thân còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh lý khác bên trong.

1. Do các bệnh lý ngoài da

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, các bệnh lý về da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa thành từng mảng ở khắp người gồm:

1.1. Da khô

Thời tiết hanhkhô hoặc thay đổi đột ngột khiến da bị mất độ ẩm và trở nên khô ráp. Da khô gây cảm giác ngứa khó chịu cùng với đó là xuất hiện các nốt sần, nổi mẩn, mụn nước…
Một số nguyên nhân khác khiến da bị khô gồm thường xuyên tắm nước nóng, không uổng đủ nước, tuổi cao nên da lão hóa…

1.2. Dị ứng

Dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thức ăn… đều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị nổi mẩn ngứa từng mảng khắp người.

Triệu chứng phổ biến là nổi mẩn các nốt sần kèm theo ngứa ngáy ở một vài vùng da hoặc toàn cơ thể. Các triệu chứng có thể phát triển trong vòng một hoặc hai ngày sau khi tiếp xúc nhưng có thể mất vài tuần mới hết.

Da mẩn ngứa thành mảngNổi mẩn ngứa từng mảng khắp người do dị ứng.

1.3. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lý về da phổ biến gây tình trạng mẩn ngứa thành mảng khắp người. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, người bệnh còn có thể bị nổi mẩn đỏ ở má, cổ, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân, mặt trong đầu gối…

Viêm da dị ứng phổ biến hơn ở người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng phấn hoa. Thống kê cho thấy, khoảng 20% ​​trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh viêm da dị ứng, nhưng chỉ ảnh hưởng đến 1 trên 50 người lớn. Bệnh viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm, gây phát ban viêm, kích ứng và ngứa.

1.4. Vảy nến

Da của người bệnh bị vảy nến thường rất khô và nứt nẻ. Các mảng da bị phủ vảy bạc gây cảm giác đau nhức và ngứa rát cho bệnh nhân.

Nhiều bác sĩ và chuyên gia về da coi bệnh vẩy nến là một chứng rối loạn viêm tự miễn làm gián đoạn chu kỳ bình thường của tế bào da. Hệ thống miễn dịch bị rối loạn khiến các tế bào bạch cầu tàn phá da, dẫn đến các mảng đỏ, nổi lên và có vảy.

Ngoài sự khó chịu về thể chất và xã hội mà phát ban vẩy nến ngứa có thể gây ra, nó cũng có thể dẫn đến các biến chứng khác, bao gồm viêm khớp vẩy nến. Điều này ảnh hưởng đến 30% số người mắc bệnh vẩy nến và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh viêm ruột và hội chứng chuyển hóa.

1.5. Nổi mề đay

Khi bị nổi mề đay, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mảng mẩn đỏ gây ngứa ngáy và đau rát. Nổi mề đay hay nổi mày đay là một loại phát ban ngứa do cơ thể giải phóng histamin để đáp ứng với:

– Ăn một số loại thực phẩm, bao gồm động vật có vỏ, đậu phộng và hạt cây.

– Dùng thuốc bị dị ứng, chẳng hạn như thuốc sulfa và penicillin.

– Vết côn trùng cắn.

– Ánh sáng mặt trời.

– Hoạt động thể chất cường độ cao.

– Nhiễm trùng.

Trong hầu hết các trường hợp, phát ban sẽ thuyên giảm trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một số người bị nổi mề đay trong nhiều tháng.

Người mẩn ngứa thành mảngKhi bị nổi mề đay, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mảng mẩn đỏ gây ngứa ngáy và đau rát.

1.6. Nhiễm nấm

Nhiễm trùng có thể gây phát ban nổi mẩn ngứa ở các bộ phận khác nhau của cơ thể.

Nấm ngoài da là một bệnh nhiễm nấm gây phát ban ngứa hình tròn, đỏ hoặc nâu với rìa dày hơn. Bệnh thường gây ảnh hưởng ở các nếp gấp da như ngực hoặc bẹn bệnh nhân.

1.7. Nhiễm ký sinh trùng

Nhiều người bị nổi mẩn trên da kèm theo ngứa rát do nhiễm ký sinh trùng. Chẳng hạn như:

– Rệp, có kích thước gần bằng hạt anh túc, có thể gây ra các vết mẩn ngứa và phát ban rất rõ ràng.

– Con ghẻ không thể nhìn thấy bằng mắt thường cũng có thể gây phát ban ngứa. Một người có thể bị ghẻ sau khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm bệnh.

1.8. Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt còn được gọi là miliaria hay rôm sảy, bệnh phát triển khi các tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn, gây viêm và ngứa đỏ.

Phát ban do nhiệt thường không cần điều trị và tự khỏi, đặc biệt khi người bị phát ban di chuyển đến vùng mát hơn.

Mẩn ngứa thành mảngDa bị nổi mẩn ngứa từng mảng có thể do nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng hoặc phát ban nhiệt.

1.9. Viêm nang lông

Đây là một tình trạng da phổ biến, viêm nang lông xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng hoặc viêm.

Tình trạng này có thể trông giống như mụn trứng cá, thường bắt đầu bằng những nốt mụn nhỏ màu đỏ. Bạn có thể bị viêm nang lông ở mặt, cánh tay, lưng và chân.

1.10. Viêm tuyến bã nhờn

Những người có tuyến bã nhờn hoạt động quá mức có thể mắc một tình trạng khá phổ biến được gọi là tăng sản bã nhờn.
Viêm tuyến bã nhờn gây ra các nốt sần nhỏ màu da xuất hiện trên da. Những nốt sần nhỏ này là tuyến bã nhờn đã trở nên to ra và có thể nhìn thấy trên da.

1.11. Tổ đỉa

Viêm tổ đỉa là một bệnh ngoài da ở trẻ em do tình trạng viêm ở lớp biểu bì của da, khiến trẻ bị ngứa toàn thân và sụt cân. Bệnh thường do yếu tố di truyền, dị ứng với thời tiết, thức ăn hoặc do tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật…

Biểu hiện ở bệnh viêm tổ đỉa là trẻ nổi các mụn nước ngứa đã từng bị ngứa. Nhóm mụn nước có thể móc ở nhiều vị trí, có thể là mụn nước ở tay trẻ em, mụn có màu trắng sữa, khó vỡ, khi xẹp chuyển sang màu vàng, thậm chí có thể khiến trẻ ngứa khắp người, da đỏ và sưng, có thể kèm theo sốt.

1.12. Tắc nghẽn lỗ chân lông

Tình trạng thời tiết nắng nóng kéo dài khiến các lỗ chân lông bị tắc nghẽn, gây ngứa, nổi mẩn đỏ với các đám mụn nước, mụn đỏ mọc trên cổ, ngực, bẹn, dưới ngực, nếp nhăn ở khuỷu tay,…

Viêm nang lông, viêm tuyến bã nhờn, bệnh tổ đỉa… cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị nổi mẩn ngứa.

2. Do những bệnh lý bên trong cơ thể

Người mẩn ngứa thành mảng là bệnh gì? Bên cạnh các bệnh lý ngoài da, tình trạng nổi mẩn kèm ngứa khắp người còn có có thể là dấu hiệu cảnh báo một số loại bệnh tiềm ẩn bên trong cơ thể, gồm:

2.1. Suy giảm chức năng thận

Chức năng thận bị suy giảm do mắc các bệnh lý ở thận khiến bộ phận này không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Khi độc tố bị tích tự trong cơ thể, phát ban mẩn ngứa có thể phát triển toàn thân.

Các nốt nhỏ phát ban trên da cực kỳ ngứa. Đôi khi, các nốt nhỏ kết hợp lại với nhau tạo thành các mảng sần sùi, nổi lên.

2.2. Các bệnh lý về gan

Các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, gan nhiễm mỡ hay xơ gan cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng da nổi mẩn ngứa từng mảng khắp người.

Một số nghiên cứu cho thấy, nổi mẩn ngứa có thể là một bệnh ngoài da đơn giản, nhưng cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan. Gan có chức năng trung hòa độc tố và đào thải chúng ra khỏi cơ thể.

Do đó, nếu bạn bị bệnh gan, khả năng này sẽ giảm và các độc tố đó sẽ tích tụ dưới da gây phát ban nổi mẩn ngứa. Bệnh gan càng nặng thì tình trạng ngứa ngáy càng tăng, thường đi kèm với triệu chứng vàng da.

người mẩn ngứa thành mảng là bệnh gìTình trạng nổi mẩn ngứa từng mảng do mắc các bệnh lý về gan, thận.

2.3. Tiểu đường

Hàm lượng đường trong máu cao vượt ngưỡng khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương. Điều này cũng đồng nghĩa với việc quá trình cung cấp dưỡng chất cho da bị ảnh hưởng khiến da khô sần kèm ngứa ngáy khắp người.

Theo ước tính, cứ 3 người mắc bệnh tiểu đường (loại 1 hoặc loại 2) thì có 1 người sẽ bị phát ban da hoặc các vấn đề về da khác tại một thời điểm nào đó. Khi mắc bệnh tiểu đường, khả năng người bệnh bị khô, ngứa da cao hơn so với người không mắc bệnh. Người bệnh cũng có nhiều khả năng mắc các tình trạng da khác liên quan đến bệnh tiểu đường.

2.4. Rối loạn tuyến giáp

Các tình trạng tuyến giáp, bao gồm cả suy giáp và cường giáp, gây nhiều ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trao đổi chất của cơ thể, có thể gây ra những thay đổi về da, bao gồm ngứa, khô và đổi màu.

Các rối loạn tự miễn dịch như bệnh Graves và bệnh Hashimoto, trong đó hệ thống miễn dịch nhắm vào tuyến giáp, thường đi kèm với ngứa da.

2.5. Thay đổi hormone trong cơ thể

Nồng độ estrogen giảm có thể khiến da bị ngứa, nhạy cảm hoặc kích ứng. Phụ nữ cũng có thể nhận thấy rằng, họ nhạy cảm hơn với vải, xà phòng hoặc sản phẩm làm đẹp gây ngứa. Gãi vào vùng da ngứa có thể gây phát ban nổi mẩn.

Da mẩn ngứa nổi thành mảngThay đổi hormone trong cơ thể gây nổi mẩn ngứa khắp người.

2.6. Bệnh xã hội

Một số bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV,… có thể gây mẩn ngứa toàn thân.

2.7. Bệnh lý khác

Ngoài ra, tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người có thể xuất phát từ một số bệnh lý và nguyên nhân khác như: lười vệ sinh cơ thể, thay đổi thời tiết, căng thẳng kéo dài, đa hồng cầu, thiếu sắt…

III – Bị mẩn ngứa thành mảng nguy hiểm không?

Tình trạng nổi mẩn ngứa thành từng mảng khắp người gây khó chịu và mất thẩm mỹ, nhưng thường đáp ứng tốt với điều trị. Chúng hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người mẩn ngứa thành mảng có thể phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn gồm:

1. Lo lắng và trầm cảm

Nổi mẩn ngứa da nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn sáu tuần có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Loại này được gọi là ngứa mãn tính.
Ngứa mãn tính có thể làm phiền giấc ngủ, gây lo lắng hoặc trầm cảm. Ngứa và gãi kéo dài có thể làm tăng cường độ ngứa, có thể dẫn đến tổn thương da, nhiễm trùng và sẹo.

2. Nhiễm trùng

Gãi do nổi mẩn ngứa có thể làm rách da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và có thể bị bị nhiễm trùng da.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, rất khó để ngừng gãi ngứa. Đôi khi sau khi bạn gãi ngứa, nó dường như trở nên ngứa hơn. Bạn có thể rơi vào chu kỳ ngứa và gãi. Điều này có thể gây đau đớn. Đôi khi nó có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu da bị rách.

Việc gãi cũng có thể dẫn đến các vết màu nâu hoặc nhạt trên da hoặc các cục u. Nó cũng có thể gây bầm tím hoặc sẹo.

Người mẩn ngứa thành từng mảng Hành động thường xuyên gãi do ngứa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

3. Sốc phản vệ

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gây phát ban trên da và tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là phản vệ. Sưng tấy cực độ (phù mạch) do phản vệ có thể đóng đường dẫn khí.

Những người bị sốc phản vệ cần tiêm epinephrine ngay lập tức (EpiPen®) để chống lại phản ứng dị ứng này. Nếu bạn từng cảm thấy cổ họng hoặc miệng bị sưng khi bị phát ban, hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn về việc bạn có cần mang theo EpiPen® hay không.

Để ngăn chặn xảy ra biến chứng, người bị nổi mẩn ngứa thành mảng toàn thân nên đi khám bác sĩ ngay phát hiện. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp.

IV – Tình trạng nổi mẩn ngứa từng mảng được chẩn đoán như thế nào?

Vì có quá nhiều nguyên nhân và lý do khiến da nổi mẩn ngứa thành từng mảng khắp người nên việc chẩn đoán có thể khó khăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra phát ban, đánh giá các triệu chứng của người bệnh và ghi lại tiền sử bệnh. Bệnh nhân có thể phải trải qua các xét nghiệm, chẳng hạn như:

1. Sinh thiết

Bác sĩ tiến hành lấy một mẫu nhỏ (sinh thiết) từ da hoặc mô khác của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của vi rút hoặc vi khuẩn.

2. Xét nghiệm dị ứng

Xét nghiệm dị ứng, chẳng hạn như xét nghiệm chích da (cào) và xét nghiệm vá để xác định chất gây dị ứng.

Xét nghiệm chích da hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh mày đay. Xét nghiệm vá hữu ích trong việc chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng.

Trong các xét nghiệm này, bác sĩ chăm sóc sức khỏe của người bệnh sẽ cho da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ các chất gây dị ứng và quan sát phản ứng. Người bệnh có thể được xét nghiệm chỉ một vài chất gây dị ứng hoặc nhiều chất cùng một lúc. Bệnh nhân bị dị ứng nếu da chuyển sang màu đỏ, sưng hoặc phát ban.

Bị nổi ngứa thành mảngNgoài kiểm tra da, người bệnh có thể cần phải thực hiện một số nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

3. Xét nghiệm máu

Một số bệnh về da có thể do kháng thể lưu thông trong máu gây ra, có thể phát hiện bằng xét nghiệm máu.

Các nổi mẩn ngứa khác có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân khác và cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra xem có sự liên quan đến các hệ cơ quan khác không.

4. Xét nghiệm chức năng gan và thận

Xét nghiệm chức năng gan và thận cũng có thể được bác sĩ chỉ định. Vì rối loạn gan hoặc thận và tình trạng tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, có thể gây ngứa.

5. Chụp X-quang ngực

Chụp X-quang ngực có thể cho biết bạn có hạch bạch huyết to không, có thể kèm theo ngứa da.

V – Da mẩn ngứa thành mảng được kiểm soát hoặc điều trị thế nào?

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh hướng điều trị phù hợp. Các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân gồm:

1. Dùng thuốc Tây y trị mẩn ngứa toàn thân

Trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân bị mẩn ngứa thành mảng toàn thân nhưng cơn ngứa quá dữ dội và khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ngứa sau:

– Thuốc kháng Histamin H1: Thuốc kháng histamin đường uống là một loại thuốc dị ứng có tác dụng giảm ngứa. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế hoạt động sản xuất histamin của cơ thể, làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Thuốc chẹn thụ thể H2: Có công dụng thu hẹp các mạch máu, giảm phù nề và giảm viêm cho các vết ngứa trên da.

– Thuốc Corticoid: Giúp giảm ngứa bằng cách làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch, cắt cơn ngứa nhanh chóng.

Điều trị da mẩn ngứa thành mảngNgười bệnh uống thuốc Tây y trị mẩn ngứa toàn thân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Điều trị nguyên nhân nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người

Trường hợp đã xác định và chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa thành từng mảng khắp người, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị đúng nguyên nhân là tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm.

Theo đó, với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Chẳng hạn như sau:

– Loại bỏ tác nhân gây dị ứng: Nếu hiện tượng nổi mẩn ngứa thành mảng là do bị dị ứng, điều người bệnh cần làm trước tiên là loại bỏ tác nhân gây dị ứng. Từ đó, cơn ngứa và các nốt sần nổi mẩn sẽ giảm đi nhanh chóng.

– Điều trị bệnh tiểu đường: Nếu nguyên nhân gây ngứa và nổi mẩn khắp người là do bệnh tiểu đường, bệnh nhân sẽ cần áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh lý này. Cụ thể là uống các loại thuốc có tác dụng hạ đường huyết như Gliclazide, Metformin,… theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị bệnh gan: Nếu bị ngứa và nổi mẩn từng mảng do bệnh gan thì tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc bổ gan, hạ men gan, giải độc gan…

3. Chăm sóc tại nhà giúp giảm ngứa toàn thân

Trường hợp bị ngứa và nổi mẩn từng mảng do nguyên nhân thay đổi thời tiết hoặc dị ứng, bệnh nhân có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây:

  • Việc nên làm:

– Vỗ nhẹ hoặc gõ nhẹ vào da để giảm ngứa thay vì gãi.

– Mặc trang phục, quần áo rộng rãi, thoáng mát bằng chất liệu mềm mại.

– Dùng quạt mát hoặc điều hòa để cảm thấy dễ chịu hơn khi thời tiết nắng nóng.

– Nên tắm nước mát để làm dịu da và giảm ngứa.

– Dưỡng ẩm cho da để tránh da bị khô, nên chọn sản phẩm phẩm dưỡng ẩm an toàn, lành tính, phù hợp với loại da của mình.

– Dùng khăn lạnh chườm lên vùng da đang bị nổi mẩn ngứa, giúp giảm ngứa, tổn thương da và nóng rát.

– Tắm rửa hoặc vệ sinh da với nước lá bạc hà, trà xanh, trầu không để sát khuẩn, giảm dịu da và giảm ngứa.

– Dùng gel nha đam thoa lên vùng da bị nổi mẩn ngứa để cấp ẩm, làm dịu da và giúp vết thương nhanh lành.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn giúp tinh thần thoải mái và vui vẻ. Nhiều người thấy rằng tư vấn, liệu pháp điều chỉnh hành vi, châm cứu, thiền và yoga có thể giúp giảm căng thẳng hoặc lo lắng.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc có thể làm giảm nguy cơ ngứa da.

Cách phòng tránh da nổi mẩn ngứa thành từng mảngNên vỗ nhẹ hoặc gõ nhẹ vào da để giảm ngứa thay vì gãi.

  • Việc không nên làm:

– Tránh suy nghĩ nhiều, làm việc quá căng thẳng. Căng thẳng hoặc lo lắng có thể làm ngứa trầm trọng hơn.

– Tắm nước quá nóng, vì sẽ khiến tình trạng mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.

– Không nên tiếp xúc trực tiếp với hóa chất; nên đeo bao tay bảo vệ khi rửa bát, giặt quần áo.

– Tránh tiêu thụ các món ăn giàu đạm, nhiều dầu mỡ hoặc dễ gây dị ứng.

– Không gãi, vì phản xạ tự nhiên này không chỉ khiến cơn ngứa dữ dội hơn mà có thể khiến da bị tổn thương gây nhiễm trùng da. Cắt móng tay và nếu có thể, hãy đeo găng tay khi ngủ.

– Không để cơ thể chịu cảm giác quá khô hoặc quá nóng vì như vậy sẽ càng ngứa ngáy hơn.

– Không mặc quần áo bó, hoặc quần áo làm từ len hoặc vải tổng hợp.

– Không nên ngâm mình trong bồn tắm hoặc tắm dưới vòi hoa sen quá lâu.

– Không sử dụng xà phòng thơm, chất khử mùi.

!Lưu ý: Các mẹo chăm sóc ở trên chỉ có thể giúp giảm cơn ngứa tạm thời, không thể điều trị dứt điểm tình trạng mẩn ngứa toàn thân. Việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị chuyên sâu và triệt để bệnh.

Trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa da. Yoosun rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, không chứa Corticoid, Paraben nên an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng kem rau má khá đơn giản. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, hãy thoa một lớp mỏng Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động, massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da và không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày thoa Yoosun Rau má cho bé 2 đến 3 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Kem bôi da Yoosun Rau Má giúp làm dịu, làm mát và giảm ngứa da.

VII – Có thể phòng ngừa da nổi mẩn ngứa thành mảng không?

Có thể giảm nguy cơ nổi mẩn ngứa thành mảng ở trẻ em và người lớn khi thực hiện các biện pháp dưới đây:

– Tránh các tác nhân gây dị ứng đã biết như chất gây dị ứng và chất kích ứng.

– Không dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc quần áo với bất kỳ ai bị nhiễm vi rút gây phát ban nổi mẩn ngứa.

– Sử dụng xà phòng, sữa rửa mặt và kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi, không gây dị ứng.

– Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng đã biết.

– Uống nhiều nước để giữ đủ nước; s dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô để tránh da bị khô.

– Hãy tắm nhanh và đừng tắm nước quá nóng.

– Chọn xà phòng nhẹ hoặc chất tẩy rửa không chứa xà phòng. Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi tắm vòi sen hoặc bồn tắm, khi da bạn vẫn còn ẩm.

Tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng khắp người do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Chỉ khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân thì bác sĩ mới có thể tư vấn phác đồ điều trị dứt điểm tình trạng này. Vì vậy, người nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bị nổi mẩn ngứa từng mảng toàn thân để được bác sĩ điều trị phù hợp. Tránh tự ý mua thuốc về uống hoặc bôi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể khiến tình trạng nổi mẩn ngứa toàn thân nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào cần được tư vấn chi tiết hơn vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ Yoosun Rau má qua hotline 1800 1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Tài liệu tham khảo:

1. Itchy rash: 8 types
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327469

2. Skin Rash
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17413-rashes-red-skin

3. How to identify and treat a herpes skin rash
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326173

4. Departments and specialties
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/doctors-departments/ddc-20355013

 

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục