5 Cách dùng lá rau má trị rôm sảy, chống viêm, làm dịu da
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Hà Thị Kim Liên
Rau má là một loại thảo dược được biết đến với khả năng thanh nhiệt và giải độc, đã được dân gian sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý đặc biệt là các bệnh về da trong đó có rôm sảy. Vậy cùng tìm hiểu tại sao rau má có khả năng trị rôm sảy và những cách sử dụng rau má trị rôm sảy hiệu quả nhé!
I – Tìm hiểu về rau má
Cây rau má (tích tuyết thảo) có tên khoa học là Centella asiatica, thường được trồng hoặc mọc hoang ở các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia…
Rau má là một loại rau phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt đặc biệt là vào mùa hè với khả năng làm mát và giải nhiệt. Bên cạnh đó, cây rau má cũng được dân gian sử dụng nhiều trong việc làm mát, điều trị bệnh.
Rau má được dùng trị các bệnh về da
Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra trong rau má có nhiều thành phần mang hoạt tính, trong đó các saponin triterpenoid chiếm ưu thế hơn cả như asiaticoside, madecassoside, acid asiatic và acid madecassic. Với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ, rau má được sử dụng hiệu quả trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau đặc biệt là các bệnh về da.
II – Tại sao rau má có tác dụng trị rôm sảy?
Rau má có rất nhiều tác dụng có lợi đối với làn da, trong đó phải kể đến là khả năng trị rôm sảy bằng rau má. Sở dĩ, rau má có khả năng chữa rôm sảy nhờ một số lý do sau đây:
1. Khả năng làm mát, thanh nhiệt
Theo Dược điển Việt Nam, rau má có vị đắng, tính hàn, có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc. Trong khi đó, rôm sảy còn có tên gọi khác là ban nóng thường xảy ra vào mùa hè do thời tiết nóng và ẩm ướt gây bít tắc lỗ chân lông. Vì vậy, rau má giúp làm mát cơ thể, giảm các triệu chứng rôm sảy, mẩn ngứa.
2. Đặc tính chống oxy hóa, chống viêm
Rau má đã được chứng minh là có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh do hàm lượng triterpenoids phong phú. Trong đó, asiaticoside và acid asiatic được biết đến là có hoạt tính mạnh nhất, hoạt động như chất chống oxy hóa chống lại các tác nhân gây rôm sảy, giảm viêm và các triệu chứng của rôm sảy hiệu quả.
3. Đặc tính làm dịu da
Asiaticoside là một loại saponin có hàm lượng cao trong rau má có đặc tính làm dịu và chữa lành. Asiaticoside có tác dụng trong việc khôi phục hàng rào bảo vệ da, cân bằng độ ẩm cho da, làm giảm đáng kể các triệu chứng nóng đỏ, ngứa rát khi bị rôm sảy.
4. Tăng cường collagen, tái tạo tế bào da
Rau má có chứa asiaticoside và axit madecassic, hai hợp chất có thể giúp tăng sinh tế bào, kích thích tổng hợp collagen tại vị trí bị tổn thương. Rau má giúp kích thích tái tạo tế bào da, giảm nguy cơ hình thành sẹo từ những nốt rôm đỏ, mang lại làn da mềm mịn.
5. Dưỡng ẩm
Rau má rất giàu nước, khoáng chất và chất chống oxy hóa, khiến nó trở thành thành phần dưỡng ẩm lý tưởng, cung cấp độ ẩm tức thời cho da, giúp làm dịu, giảm ngứa do rôm sảy.
III – 5 cách trị rôm sảy với rau má hiệu quả
Có rất nhiều cách sử dụng rau má chữa rôm sảy được lưu truyền trong dân gian cho tới ngày nay. Dưới đây là một số cách trị rôm sảy bằng rau má hiệu quả:
1. Thoa nước cốt rau má
Cách đơn giản nhất là chắt nước cốt rau má và dùng chúng thoa lên những vùng da bị nổi sảy. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
– Bước 1 – Chuẩn bị: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại lần 2 để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng trên lá.
– Bước 2 – Sơ chế: Giã nát hoặc xay nhuyễn lá rau má. Dùng tấm vải xô khô hoặc một cái rây để chắt lấy phần nước cốt rau má.
– Bước 3 – Thoa lên da: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy rồi thoa nhẹ nhàng nước cốt lá rau má lên phần da tổn thương. Để lưu lại trên da khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát. Nên thực hiện 1 lần/ngày cho tới khi rôm sảy biến mất.
2. Chườm rau má
Phương pháp này tương tự phương pháp sử dụng nước cốt rau má, nhưng phần sử dụng là phần bã rau má. Phương pháp này giúp làm mát và giảm ngứa nhanh chóng.
– Bước 1 – Chuẩn bị: Chuẩn bị 50-100g lá rau má tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại lần 2 để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng trên lá.
– Bước 2 – Sơ chế: Giã nát rau má cùng với 1 ít muối biển, trộn đều.
– Bước 3 – Đắp lên da: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy rồi đắp hỗn hợp lên vùng da bị rôm sảy và băng lại bằng khăn khoảng 20 phút. Sau đó, rửa sạch da bằng nước mát. Mỗi lần đắp 2 lần cho đến khi rôm sảy lặn và mất hẳn.
Đắp lá rau má trực tiếp lên da để chữa rôm sảy
3. Tắm nước rau má
Đây là một cách được sử dụng phổ biến và hiệu quả khi dùng rau má trị rôm sảy, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:
– Bước 1 – Chuẩn bị: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại lần 2 để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng trên lá.
– Bước 2 – Nấu nước tắm: Cho lá rau má đã rửa sạch vào nồi cùng 2-3 lít nước sạch, chờ sôi 5 phút thì tắt bếp.
– Bước 3 – Tắm: Để nguội phần nước tắm đến nhiệt độ phù hợp và loại bỏ phần bã lá. Sau đó, sử dụng nước rau má tắm như bình thường, có thể tắm lại bằng nước sạch.
Tắm nước rau má trị rôm sảy
4. Ăn trực tiếp
Rau má được biết đến là một loại rau thân thuộc trong bữa cơm của người Việt. Việc ăn rau má trực tiếp không chỉ làm mát, thanh nhiệt giải độc mà còn trị rôm sảy hiệu quả.
Chuẩn bị rau má như các phương pháp trên. Khi ăn rau má, chấm với nước mắm chua ngọt sẽ giúp làm tăng hương vị món ăn. Ăn rau má giúp làm mát, dịu da hiệu quả, đây cũng là một món ăn ngon, mát lành đặc biệt là vào mùa hè.
Ngoài việc sử dụng rau má ngoài da để trị rôm sảy, bạn cũng có thể uống nước rau má để làm mát, giải nhiệt, chữa rôm sảy hiệu quả.
– Bước 1 – Chuẩn bị: Chuẩn bị 1 nắm lá rau má tươi, ngâm nước muỗi loãng và rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
– Bước 2 – Ép nước: Giã hoặc xay nhuyễn rau má, vắt lấy nước bằng khăn xô hoặc dùng rây lọc lấy nước cốt rau má.
– Bước 3 – Pha chế: Đổ nước rau má da ly có thể cho thêm ít đường hoặc muối và bỏ thêm đá để dễ uống hơn.
Uống nước rau má chữa rôm sảy
5. Phối hợp rau má với những loại thảo dược khác
Để tăng hiệu quả chữa rôm sảy, bạn có thể kết hợp rau má với một số loại thảo dược có tính mát khác như kinh giới, diếp cá, rau sam…. để uống, đắp, tắm với cách thực hiện như dùng đơn lẻ rau má trị rôm sảy.
IV – Lưu ý khi dùng Rau má trị rôm sảy
Để trị rôm sảy bằng rau má hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
1. Rửa sạch rau má
Trước khi sử dụng, hãy đảm bảo rằng lá rau má đã được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây kích ứng da. Tốt nhất, nên ngâm rau má với nước muối loãng khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước để loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng trong lá.
2. Không sử dụng lá rau má đã hỏng hoặc thối
Trong bước sơ chế, nên nhặt kỹ rau má để loại bỏ những lá bị hỏng, bị thối và không sử dụng rau má chưa được rửa sạch. Lá rau má hỏng có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc, gây hại cho da.
3. Sử dụng liều lượng và tần suất vừa phải
Mặc dù, rau má là một loại thảo dược lành tính, an toàn kể cả với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, rau má có tính hàn nên nếu sử dụng liên tục đặc biệt là bằng đường tiêu hóa thì có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Vì vậy, không nên sử dụng rau má quá mức cần thiết, điều này không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo khuyến cáo của Học viện Y tế Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 30g đến 40g rau má tươi, tương đương với 1 cốc nước rau má và chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngừng ít nhất là nửa tháng rồi mới có thể dùng tiếp.
4. Chọn mua lá rau má
Rau má là một loài cây phổ biến, dễ trồng thường được mọc hoang ở những nơi có khí hậu nóng, ẩm. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện tự trồng hoặc tìm những lá rau má tự nhiên thì có thể mua rau má. Nhưng khi mua thì cần chú ý lựa chọn những nơi uy tín để mua rau má tươi, không nên chọn những lá rau má quá non, quá già hoặc bị dập nát.
Nên lựa chọn những lá rau má có thân tím, lá có nhiều răng cưa, màu xanh thẫm để trị rôm sảy vì loại này là rau má ta có dược tính cao trong việc điều trị các bệnh về da.
5. Kiểm tra phản ứng dị ứng
Khi đắp, bôi hoặc tắm nước rau má thì cần thử nghiệm trên một phần nhỏ da trước khi áp dụng rộng rãi để đảm bảo không có phản ứng dị ứng với rau má. Hay khi uống hoặc ăn sống rau má cũng cần đảm bảo trước đó không có dị ứng với rau má và đặc biệt những người bụng dạ yếu, dễ bị lạnh bụng cần cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phương pháp này.
Kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi sử dụng rau má trị rôm sảy
6. Theo dõi phản ứng của da
Nếu sau khi sử dụng rau má mà da có dấu hiệu đỏ, ngứa, hoặc sưng tấy, bạn nên ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
7. Lưu ý thời gian khi dùng rau má ngoài da
Thời gian đắp lá rau má từ 10 – 20 phút là đủ, không nên để quá lâu hoặc để qua đêm trên mặt vì có thể gây dị ứng da. Khi tắm bằng lá rau má không nên tắm quá 10 phút và không nên chà xát hoặc kỳ cọ mạnh. Hành động này có thể khiến mụn vỡ làm tình trạng trở nên nặng hơn.
8. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Mặc dù rau má là một loài thảo dược an toàn, lành tính. Sử dụng rau má chữa rôm sảy là kinh nghiệm dân gian truyền lại cho tới ngày nay. Tuy nhiên, có thể có sự khác nhau giữa các loại rau má khác nhau về thành phần và tác dụng.
Do đó, trước khi sử dụng rau má trị rôm sảy, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết mình có phù hợp không đồng thời được tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách thực hiện, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Sử dụng rau má để bôi, đắp ngoài da hoặc tắm bằng nước rau má là kinh nghiệm được dân gian truyền lại từ xưa cho tới này và có hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều loại rau má khác nhau với hàm lượng hoạt chất khác nhau nên rất khó để cân đối liều lượng và tác dụng.
Hiểu được điều đó, Yoosun Rau má mang đến bộ đôi mát lành có thành phần chính là dịch chiết rau má đó là Kem bôi da Yoosun Rau má và Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má.
Kem bôi đa năng Yoosun Rau má có mặt 20 năm trên thị trường, được nhiều mẹ tin dùng trong việc ngăn ngừa rôm sảy mẩn ngứa. Sản phẩm với thành phần chính là dịch chiết rau má từ loại rau má thân tía với màu xanh thẫm của lá và lá nhiều răng cưa. Rau má thân tía được biết đến với hàm lượng hoạt chất mang dược tính cao hơn đặc biệt trong điều trị các bệnh ngoài da so với loại rau má trắng thông thường dùng để ăn – một loại rau má có vị ngọt hơn.
Kem bôi da Yoosun Rau má không chỉ có thành phần chính là dịch chiết rau má, mà còn kết hợp với D-Panthenol, Vitamin E và Chlorhexidine Digluconate giúp tăng hiệu quả dưỡng ẩm, làm dịu da, kích thích tái tạo tế bào da, kháng khuẩn ngăn ngừa các tác nhân gây rôm sảy.
Kết hợp với kem bôi da Yoosun Rau má để tạo thành “bộ đôi mát lành” cùng mẹ chăm sóc làn da bé yêu, làm mát, ngăn ngừa, điều trị rôm sảy. Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má vẫn có thành phần chính là dịch chiết rau má, kết hợp với bộ đôi nguyên liệu nhập khẩu từ Châu u là Bisabolol và chiết xuất Củ gừng có tác dụng giảm viêm mạnh mẽ, góp phần tăng hiệu quả giảm ngứa, giảm đỏ, ngăn ngừa các tác nhân gây rôm sảy.
Với thành phần thảo dược thiên nhiên, lành tính, gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má được thiết kế với công thức 5 KHÔNG: Không sulfate, xà phòng, cồn, paraben, silicol nên an toàn cho trẻ sơ sinh, không gây kích ứng da và cay mắt bé.
Bộ đôi mát lành từ Yoosun Rau má
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề cách trị rôm sảy bằng rau má hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má/Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tìm hiểu thêm:
Tài liệu tham khảo:
Dược điển Việt Nam: Rau má
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8627341/https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24399761/https://www.iscientific.org/wp-content/uploads/2019/10/12-IJCBS-18-14-12.pdf
https://www.rupahealth.com/post/6-therapeutic-uses-of-gotu-kola-you-might-not-have-known
https://curology.com/blog/all-about-centella-asiatica-for-skin/
https://www.dermaessentia.com/blogs/knowledge/centella-asiatica
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!