Rôm sảy mủ có nguy hiểm không? Biểu hiện và cách xử lý
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Rôm sảy là vấn đề về da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bé thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc kèm theo khó ngủ và tụt cân. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ lại không để ý chữa trị đúng cách nên dẫn đến tình trạng rôm sảy có mủ. Hãy cùng tìm hiểu các cách trị rôm sảy mủ cho bé hiệu quả tại nhà trong bài viết dưới đây nhé!
Rôm sảy có mủ ở trẻ sơ sinh phải làm sao?
I – Hình ảnh
Rôm sảy trở nặng sinh ra mụn mủ, dễ gây nhiễm trùng da bé nếu không xử lý kịp thời. Rôm sảy khi đã mưng mủ dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không xử lý kịp thời, đúng cách.
Dưới đây là những hình ảnh rôm sảy mủ ở trẻ:
Hình ảnh trên mặt xuất hiện rôm sảy có mủ ở trẻ sơ sinh.
Hình ảnh nổi sảy có mủ trên lưng của trẻ.
II – Nguyên nhân hình thành rôm sảy mủ là do đâu?
Một số nguyên nhân dễ gây ra rôm sảy mủ như:
1. Rôm sảy mủ do tình trạng rôm sảy trở nặng
Một số chất xà phòng, chất tẩy trong nước tắm gội hằng ngày gây bào mòn, kích ứng da, đặc biệt là vùng da bị rôm dễ tổn thương, khiến rôm sảy viêm nặng hơn, mưng mủ. Ngoài ra, khi tắm gội, mẹ chà xát vào vết rôm quá mạnh, mụn nước vỡ ra, vi sinh vật xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, tạo mủ.
2. Rôm sảy mủ do cha mẹ đóng tã, mặc quần áo cứng khi bé bị rôm sảy
Sự cọ xát giữa quần áo và mụn làm cho tình trạng rôm sảy có mủ của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn thậm chí là nhiễm trùng.
3. Rôm sảy mủ do bố mẹ trị rôm không đúng cách
Bố mẹ thường xử lý khi bé bị rôm bằng cách bôi mỡ mắt, mỡ trăn, phấn rôm… với hy vọng làm mát da cho bé khiến trẻ dễ ngủ hơn. Điều này làm cho các lỗ chân lông bị lấp đầy bởi những protein từ mỡ hay tinh thể siêu nhỏ phấn rôm. Tuyến bài tiết mồ hôi tắc nghẽn hơn nên tình trạng rôm trở nên nghiêm trọng.
III – Biểu hiện thường gặp khi bé bị rôm sảy có mủ
Rôm sảy mủ thường là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể và rôm sảy đỏ. Mẹ nhận biết rôm sảy mưng mủ của bé qua các biểu hiện như sau:
– Ban đầu trẻ bị rôm sảy đỏ, các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da có màu đỏ giống như trứng cá bọc ở người lớn, nhưng kích thước nhỏ hơn. Sau đó xuất hiện mụn đỏ, mụn mủ, có thể có lông ở giữa.
Các biểu hiện ban đầu khi trẻ bị rôm sảy mủ.
– Mụn vỡ chảy mủ trắng, mủ vàng, chảy máu.
– Bé không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng.
IV – Bị rôm sảy mủ có nguy hiểm không?
Rôm sảy mủ không chỉ khiến trẻ khó chịu cào gãi liên tục mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành mụn nhọt khó chữa. Nếu các vết rôm mưng mủ không được chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng như:
1. Nhiễm trùng da
Mụn mủ vỡ ra tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm trên da xâm nhập vào bên trong mô mềm, tình trạng này gọi là “bội nhiễm”. Đặc biệt, trên da có nhiều vi khuẩn nguy hiểm, trong đó tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) – loại vi khuẩn hiện nay đề kháng lại nhiều loại kháng sinh. Do đó, viêm da bội nhiễm tụ cầu vàng gây khó khăn trong điều trị hơn rất nhiều.
Rôm sảy mủ gây nên tình trạng nhiễm trùng da.
2. Nhiễm khuẩn huyết
Khi vi khuẩn xâm nhập qua da, mô dưới da, mô cơ và vào đến máu, gây ra nhiễm khuẩn huyết. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm bậc nhất đối với trẻ, đặc biệt là với những trẻ có sức đề kháng yếu. Nhiễm khuẩn huyết nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
3. Nguy cơ hình thành sẹo
Các vết rôm mưng mủ nếu bội nhiễm thường có nguy cơ để lại sẹo cao hơn. Sau khi da lành, các vết viêm này hình thành sẹo thâm, sẹo lõm… Tuy nhiên, mẹ không quá lo lắng bởi trẻ nhỏ có tốc độ phát triển và hồi phục rất nhanh, mẹ chú ý chăm sóc đúng cách, các vết sẹo có thể mờ dần theo thời gian.
V – Cách trị rôm sảy mủ cho bé hiệu quả không phải ai cũng biết
1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Với rôm sảy có mủ, rôm sảy nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc phổ biến như: thuốc chống dị ứng Clorpheniramin, thuốc sát trùng, thuốc chống viêm, Kem bôi kháng khuẩn, chống nấm.
Lưu ý: Theo dược sĩ tư vấn chuyên môn của nhãn hàng Yoosun Rau má, bố mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trên khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đã hướng dẫn.
2. Sử dụng gel tắm gội thảo dược trị rôm sảy mủ cho bé
Gel tắm gội thảo dược giúp làm sạch và mát da, hỗ trợ ngừa rôm sảy, mẩn ngứa cho bé. Tắm gội thảo dược Yoosun Rau có cơ chế tạo bọt thiên nhiên, không gốc sulfate, không xà phòng nên an toàn và giúp làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da trẻ..
Bên cạnh đó, tắm gội thảo dược Yoosun Rau chứa các thành phần tự nhiên như chiết xuất rau má, củ gừng, cúc la mã… góp phần bảo vệ bé khỏi rôm sảy, ngăn mẩn ngứa hiệu quả. Sản phẩm này chứa Glycerin từ thực vật giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng làn da mỏng và tóc tơ của bé.
Đặc biệt, khi kết hợp cùng kem bôi da Yoosun Rau má, các triệu chứng khó chịu do rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Tắm gội thảo dược Yoosun Rau má người bạn đồng hành tin cậy tắm bé ngừa nổi sảy mủ trên da bé.
3. Sử dụng kem bôi Yoosun Rau má hỗ trợ làm giảm tình trạng rôm sảy mủ cho bé
Kem bôi Yoosun Rau má thuộc dòng sản phẩm kem đa năng hỗ trợ xử lý các vấn đề về da thường gặp, an toàn lành tính ngay cả những làn da nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Yoosun Rau má được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn Đại Bắc – một thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng tại tại Việt Nam.
- Ưu điểm của kem bôi Yoosun rau má:
Yoosun rau má được chiết xuất từ thiên nhiên, với thành phần chính là rau má và các tinh chất tự nhiên khác, không chứa các hóa chất gây hại cho da. Chất kem thẩm thấu nhanh vào da, không gây bết dính hay nhờn rít.
Yoosun rau má giúp ngăn ngừa tác nhân rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, vết côn trùng cắn ở trẻ em bởi các thành phần lành tính có trong sản phẩm: dịch chiết rau má, Asiatic acid, Madecassic Acid có tác dụng kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại sẹo.
Ngoài ra, sản phẩm chứa Vitamin E thường được gọi là vitamin bảo vệ da, giữ ẩm cho da, giúp cho làn da luôn mịn màng. D-panthenol được biết đến như một hoạt chất làm trơn và mềm da , làm dịu da và giảm ngứa rát cho da. Hoạt chất Chlorhexidine giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa rôm sảy một cách hiệu quả.
Yoosun Rau má hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rôm sảy mủ hiệu quả an toàn, mát lành cho làn da nhạy cảm của bé.
- Cách sử dụng Yoosun rau má ngăn ngừa và hỗ trợ xử lý nổi sảy mủ ở trẻ rất dễ dàng:
– Bước 1: Sau khi tắm cho bé xong, ba mẹ hãy lau khô cơ thể đặc biệt là vùng mông của bé
– Bước 2: Hãy thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da nổi sảy mủ của trẻ từ 2 đến 3 lần.
– Bước 3: Ba mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho bé mà không cần rửa lại với nước.
VI – Cách chăm sóc và phòng tránh khi bé bị rôm sảy có mủ
Mẹ bỏ túi ngay 7 mẹo sau đây để chăm sóc bé bị rôm sảy có mủ nhanh khỏi:
– Thao tác nhẹ nhàng khi tắm/lau cho bé
Bé càng có nhiều mụn mủ trên da, khi tắm cho bé mẹ càng cần phải nhẹ nhàng để tránh làm vỡ mụn khi đang tắm. Bởi mụn vỡ ra, dính nước tắm dễ gây nhiễm trùng da.
– Không để bé sờ, gãi
Khi bị rôm, bé bị ngứa ngáy, khó chịu nên thường đưa tay tới chỗ đó để sờ, gãi. Do đó, mẹ nên đeo bao tay, cắt móng tay thường xuyên và không để bé chạm vào các nốt sưng mủ, tránh làm vỡ mủ.
– Lựa chọn và mặc quần áo rộng rãi, mềm và thoáng khí cho bé.
– Cho trẻ ở nơi thoáng mát, nên dùng điều hòa không khí trong phòng
– Hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng
– Không lạm dụng phấn rôm trên da bé:
Bôi quá nhiều phấn rôm gây bít lỗ chân lông, cản trở hô hấp của da, ứ đọng mồ hôi và bã nhờn, gây rôm sảy, viêm da nặng lên.
– Mẹ ưu tiên chọn các nước giặt, nước xả có thành phần từ thiên nhiên, an toàn và phù hợp với da bé.
Như vậy, với những thông tin nêu trên chắc hẳn mẹ đã biết được cách trị rôm sảy mủ cho bé hiệu quả tại nhà. Nếu mẹ có câu hỏi nào cần được hỗ trợ ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!