9 Tình trạng da bé thường gặp trước và sau Tết
Các tình trạng da bé có thể gặp trước và sau Tết bao gồm dị ứng da, mẩn ngứa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, nổi mề đay, tay chân miệng… Những tình trạng này có thể do viêm da, nhiễm vi rút, nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc các bệnh khác gây ra. Phương pháp điều trị khác nhau từ kem chống ngứa, thuốc giảm đau đến thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
I – 9 tình trạng da bé thường gặp trước và sau Tết
Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người, da đóng nhiều vai trò, chẳng hạn như giúp điều chỉnh nhiệt độ, tạo ra hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn, vi rút, hóa chất, và giảm tác hại của tia UV. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch.
Trẻ em dành nhiều thời gian chơi đùa và khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết các hoạt động vui chơi sẽ nhiều hơn. Khi vui chơi, trẻ có thể bị trượt, ngã, trầy xước hoặc tiếp xúc với các bụi bẩn, phấn hoa và các chất gây dị ứng khác. Tất cả những điều này làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc các bệnh lý về da dưới đây:
1. Dị ứng da, mẩn ngứa
Các hoạt động ngày Tết như ăn uống không hợp vệ sinh, tiếp xúc với các loại phấn hoa, bụi bẩn, pháo bông, nước hoa, mỹ phẩm và đến nơi đông người… có thể khiến làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị dị ứng, mẩn ngứa.
Khi trẻ bị dị ứng da và mẩn ngứa, trên da của trẻ sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ ở một số vùng da hoặc toàn bộ cơ thể. Các nốt sần mẩn ngứa tập trung nhiều ở các vùng da đổ nhiều mồ hôi như cổ, trán, lưng, vùng có các nếp gấp, vùng mặc tã lót…
Bé bị mẩn ngứa và dị ứng trong các hoạt động ngày Tết không chỉ gây cảm giác khó chịu, mà còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời. Chẳng hạn như: nhiễm trùng da do gãi, gây ra các vấn đề hô hấp (viêm mũi dị ứng, hen suyễn); tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác…
Ăn uống không vệ sinh, tiếp xúc với chất dị ứng là nguyên nhân khiến da trẻ bị dị ứng, mẩn ngứa trước và sau Tết.
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc có thể xảy ra khi trẻ em có phản ứng với chất gây dị ứng hoặc chất gây kích ứng khi trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngày Tết.
Trong đó, chất gây dị ứng có thể bao gồm cây thường xuân độc hoặc thuốc. Chất gây kích ứng có thể bao gồm nước hoa, xà phòng, chất tẩy rửa và sơn.
Viêm da tiếp xúc gây phát ban ngứa trên da, đôi khi cũng gây đau rát. Những thay đổi trên da bao gồm đóng vẩy, ban đỏ,sưng da, đôi khi phồng rộp và loét. Điều trị bao gồm kem dưỡng ẩm, kem chống ngứa và steroid tại chỗ (hoặc đôi khi là thuốc uống).
3. Chàm/Viêm da dị ứng
Việc di chuyển đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều không gian, môi trường khác nhau và chế độ ăn nhiều đồ ngọt, béo trong những ngày Tết là nguyên nhân chính khiến các nhóm bệnh viêm da dị ứng bùng phát.
Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi ngoài trời trước, trong và sau dịp Tết có thể khiến bé tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Hậu quả là bé bị viêm da dị ứng hoặc những trẻ vốn bị chàm da có thể bị nặng hơn.
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt, chất béo và vui chơi ở các không gian khác nhau trong những ngày Tết khiến bệnh viêm da dị ứng bùng phát.
Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng, đây là một trong tình trạng da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thành viên gia đình bị dị ứng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các mảng da ngứa, đỏ, có vảy, tập trung ở ở tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, mặt và sau tai.
Bệnh chàm không thể tự khỏi nếu không điều trị. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh chàm, nhưng nghiên cứu cho thấy, tiền sử gia đình mắc bệnh chàm, tiếp xúc với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường và căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Mặt khác, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức khiến hàng rào bảo vệ da bị khô và ngứa.
4. Nổi mề đay
Nổi mề đay hay mày đay là những nốt sưng đỏ hoặc vết loét trên da. Mề đay là phản ứng thường gặp của da với một chất nào đó giống như chất gây dị ứng.
Nổi mề đay có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng trước và sau Tết là thời điểm trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh lý về da này cao hơn vì:
– Dị ứng thực phẩm do mâm cơm ngày Tết có nhiều món ăn mới và ngon miệng khiến bé ăn không kiểm soát. Các loại thực phẩm dễ dị ứng gồm: hải sản, cá, đậu phộng, hạt, đậu nành, trứng, sữa…
– Dị ứng với vết cắn của côn trùng như: bọ chét, rệp, ong vò vẽ, kiến, sâu khi bé tham gia các hoạt động vui chơi Tết ở ngoài trời.
– Dị ứng hóa chất: Nếu trẻ sử dụng son, phấn, nước hoa, xà phòng, sơn móng tay hay thuốc nhuộm tóc để làm đẹp ngày Tết thì có thể bị nổi mề đay do dị ứng hóa chất.
Bé bị nổi mề đay trước và sau Tết có thể do bị dị ứng với thực phẩm, vết cắn côn trùng và hóa chất.
Trẻ bị nổi mề đay thường có các dấu hiệu như: phát ban, nổi sẩn hoặc mảng phù ở bề mặt da, ngứa nhiều, sưng mắt, sưng mặt, sưng môi, có thể kèm ngứa mắt, viêm mũi dị ứng…
Bệnh nổi mề đay thường lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu trẻ bị dị ứng nặng như nổi mề đay kèm sưng môi, mặt, mắt, lưỡi, cổ họng; nôn, khò khè, thở rít, khó thở… cần được cấp cứu và điều trị kịp thời.
5. Bệnh tay chân miệng
Chế độ ăn uống và sinh hoạt bị đảo lộn trong khoảng thời gian trước và sau Tết khiến sức đề kháng da của trẻ ít nhiều bị suy giảm. Do đó, virus Coxsackie A16 hoặc enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng rất dễ xâm nhập và phát triển.
Bệnh tay chân miệng tên tiếng Anh là HFMD (Hand, foot and mouth disease). Tại Việt Nam, bệnh tay chân miệng thường bùng phát mạnh vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-12. Thời gian ủ bệnh phổ biến (thời gian giữa khi nhiễm trùng và khởi phát triệu chứng) là từ 3 đến 7 ngày.
Lịch ăn uống và sinh hoạt ngày Tết thay đổi cũng làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tay chân miệng.
Bệnh gây ra các tổn thương giống như mụn nước, đỏ, đau đớn phát triển trên tay, chân và/hoặc bên trong miệng. Ngoài các triệu chứng trên da, bệnh này có thể kèm theo sốt, đau họng và chán ăn.
Ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng tay chân miệng của bé không thuyên giảm trong vòng vài ngày hoặc cơn đau ở cổ họng khiến trẻ không muốn ăn uống.
6. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu có xu hướng là bệnh ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở trẻ mẫu giáo và trẻ em trong độ tuổi đi học, chỉ khoảng <5% người lớn dễ mắc bệnh thủy đậu.
Bệnh thường xảy ra vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân, vì vậy trước và sau Tết trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh lý về da này. Virus Varicella zoster là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu.
Thủy đậu thường gây phát ban ở mặt, ngực và lưng của trẻ trước, nhưng có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Phát ban chuyển thành mụn nước ngứa, chứa đầy dịch, sau đó mụn nước chuyển thành vảy.
Bệnh thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Bác sĩ có thể điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng histamine và acetaminophen. Chúng có thể lây lan cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.
7. Rubella
Rubella còn được gọi là sởi Đức, do virus Rubella gây nên, phổ biến ở trẻ em và thanh niên. Bệnh phát triển mạnh vào cuối mùa đông đầu mùa xuân và lây truyền qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh.
Thời điểm trước và sau Tết, trẻ có khá nhiều các hoạt động ở nơi đông người và vui chơi ngoài trời hoặc nơi công cộng. Do đó, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh Rubella ở trẻ là điều không tránh khỏi.
Trẻ có nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời hoặc ở nơi đông người nên nguy cơ bị lây nhiễm bệnh Rubella ở trẻ là điều không tránh khỏi.
Bệnh Rubella gây ra phát ban đỏ hoặc hồng bắt đầu ở mặt và cổ của trẻ. Phát ban sau đó lan sang các bộ phận khác trên cơ thể bé và kéo dài khoảng 3 ngày trừ khi có biến chứng. Bé có thể bị sốt, ho hoặc sổ mũi trước khi phát ban xuất hiện.
Trẻ bị Rubella có thể được bác sĩ điều trị các triệu chứng sốt và đau nhức của trẻ bằng acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).
8. Bệnh sởi
Bệnh sởi (Measles) có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Đây bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Polinosa Morbillarum gây ra.
Bệnh sởi gây ra phát ban bắt đầu trên mặt của trẻ. Thường thấy sau tai hoặc quanh miệng của trẻ. Sau đó, phát ban di chuyển xuống khắp cơ thể trẻ. Phát ban bắt đầu là các đốm đỏ phẳng, nhưng sau đó các đốm trắng nhỏ hơn có thể xuất hiện trên các đốm đỏ. Các đốm có thể kết hợp với nhau khi phát ban di chuyển xuống cơ thể trẻ.
Trẻ em mắc sởi rất dễ gây các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu không được cách ly tốt bệnh rất dễ trở thành đại dịch. Bệnh thường khỏi trong khoảng 2 tuần, trừ khi có biến chứng. Có thể điều trị các triệu chứng sốt và đau nhức của trẻ bằng acetaminophen hoặc NSAID.
Bệnh sởi rất dễ lây, ba mẹ có thể phòng ngừa cho con bằng cách tiêm vắc-xin sởi hoặc vắc-xin MMR.
9. Hắc lào
Bệnh hắc lào phổ biến vào các thời điểm giao mùa (đông sang xuân và xuân sang hạ). Lý do là vì đây là thời điểm thời tiết nóng ẩm, mưa phùn kéo dài toạ cơ hội để các loại vi khuẩn, nấm mốc và virus phát triển, sinh sôi làm bùng phát bệnh. Đây cũng chính là lý do thời điểm trước và sau Tết nguyên đán trẻ có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn.
Bệnh hắc lào do nấm có tên là Tinea gây ra. Nấm Tinea phát triển trong môi trường ấm áp, ẩm ướt, dễ dàng lây lan qua tiếp xúc da kề da hoặc khi trẻ tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm bẩn.
Trước và sau Tết nguyên đán thời tiết nồm ẩm nên trẻ có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao hơn.
Bệnh hắc lào gây ra các mảng tròn hoặc hình bầu dục phát triển trên da của trẻ. Các mảng này có phần giữa nhẵn và viền đỏ, có vảy và có thể không giống như các vòng ngay lập tức. Nhưng bạn sẽ nhận thấy các vòng khi chúng lớn hơn.
Các mảng này có thể ngứa và đau và có thể sưng và viêm. Có thể điều trị bệnh hắc lào ở trẻ bằng thuốc chống nấm dạng uống hoặc bôi trực tiếp lên da.
II – Nếu gặp phải tình trạng da, khi nào ba mẹ cần đưa trẻ đi khám?
Đa phần các tình trạng da ở trẻ em đều vô hại và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, có một số tình trạng da cần phải đi khám bác sĩ, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu nhi khoa.
Ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu:
– Trẻ bị đau đớn, khó chịu.
– Có dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, tăng mẩn đỏ hoặc mủ.
– Các tình trạng dị ứng tiếp tục tái phát hoặc trở nên tồi tệ hơn.
– Các bệnh ngoài da truyền nhiễm như sởi, tay chân miệng.
– Các vết sắc tố thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước: nốt ruồi, tàn nhang, các khối u khác.
– Bệnh chàm/viêm da dị ứng tiếp tục lan rộng hoặc không thể kiểm soát được bằng thuốc không kê đơn OTC.
– Da hở, vết loét, vết cắt hoặc vết trầy xước không lành như mong đợi.
Khi trẻ gặp phải các tình trạng da kể trên, ba mẹ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc da tại nhà. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nặng hơn, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Tùy theo từng tình trạng da bé gặp phải cũng như mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là khi dùng thuốc Tây y.
Trường hợp trẻ bị dị ứng da, nổi mẩn ngứa hoặc các tình trạng da khác ở mức độ nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng sử dụng bộ sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má gồm: Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má, Kem bôi da Yoosun Rau má và Sữa dưỡng ẩm Yoosun Rau má để làm dịu, làm mát và giảm ngứa da cho con.
– Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má với thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Bộ sản phẩm Yoosun Rau Má giúp bảo vệ da bé khắp mọi nơi.
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều ba mẹ lựa chọn cho con vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, ba mẹ có thể yên tâm tắm gội hàng ngày cho bé để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
– Kem bôi Yoosun Rau má chứa thành phần chính là tinh chất rau má kết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy, mẩn ngứa hiệu quả.
Trẻ bị mẩn ngứa da nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu vào da. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
– Sữa dưỡng ẩm Yoosun Rau má giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc khi bé bị mẩn ngứa do viêm da cơ địa, chàm sữa.
III – Mẹo phòng ngừa các tình trạng da ở trẻ trước và sau Tết
Phòng ngừa thường là cách chữa trị tốt nhất cho nhiều tình trạng da ở trẻ. Vì vậy, ở phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo để ngăn ngừa các tình trạng da phổ biến ở trẻ em.
1. Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Ba mẹ hãy để trẻ tự chịu trách nhiệm vệ sinh của mình càng sớm càng tốt. Rửa tay trước khi chơi và sau khi ăn có thể ngăn vi khuẩn và các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào da của trẻ. Hình thành cho trẻ có thói quen tắm rửa thường xuyên càng sớm càng tốt.
Thường xuyên thay khăn tắm, khăn mặt và chải tóc cũng là cách tuyệt vời để bảo vệ da của bé. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng trẻ em không dùng chung đồ dùng cá nhân nếu có ai đó bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh ngoài da. Nhiều bệnh ngoài da có thể lây nhiễm và dễ dàng lây lan trong nhà hoặc trường học.
Đảm bảo cắt và giũa móng tay của trẻ thường xuyên. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào dưới móng tay và có thể xâm nhập vào da nếu trẻ gãi.
2. Tránh các sản phẩm có mùi thơm
Nhiều loại xà phòng, dầu gội và chất tẩy rửa có chứa hương liệu để tăng mùi hương. Tuy nhiên, những mùi hương này có thể gây kích ứng da của trẻ, dẫn đến viêm da tiếp xúc.
Vì vậy, ba mẹ hãy tránh cho trẻ sử dụng xà phòng, kem dưỡng da, dầu gội và các sản phẩm giặt có mùi thơm và hãy mua những sản phẩm có ghi rõ là không có mùi thơm và không gây dị ứng.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân mỗi ngày và đúng cách giúp phòng ngừa hiệu quả các tình trạng da bé trước và sau Tết.
3. Giữ nước cho da
Da cần được giữ ẩm và ngậm nước, bất kể là vào mùa hè nóng bức hay những tháng mùa đông khô hanh. Cách tốt nhất để làm điều đó là uống nhiều nước, vì điều này giúp bảo vệ các tế bào da.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh chàm, sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp bảo vệ da khỏi các triệu chứng.
4. Làm sạch mọi vết cắt và vết trầy xước ngay lập tức
Trẻ em vấp ngã, ngã và chơi trò chơi dẫn đến vết cắt và trầy xước – tất cả những điều này đều là một phần của quá trình trưởng thành! Tuy nhiên, nhiều bệnh nhiễm trùng da xảy ra khi những vết thương này không được vệ sinh đúng cách.
Bất kỳ vết rách nào trên da cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và có thể khiến vùng da đó bị nhiễm trùng. Sử dụng nước và xà phòng sát trùng xung quanh vết thương và chú ý đến mọi thứ để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
5. Giữ an toàn khi ở ngoài trời
Cháy nắng, côn trùng cắn và phát ban do cây cối xảy ra khi trẻ em dành nhiều thời gian ở ngoài trời.
Ba mẹ hãy đảm bảo trẻ luôn đủ nước và mặc đồ chống nắng, chẳng hạn như quần áo mát, mũ và kính, có thể giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời lên da. Sử dụng thuốc chống côn trùng và tránh mặc quần áo sáng màu cũng giúp giảm thiểu nguy cơ bị cắn và đốt.
Bảo vệ da bé khi vui chơi ngoài chơi để ngăn mắc các bệnh lý ngoài da.
Chạy nhảy ngoài trời trong điều kiện thời tiết ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như rôm sảy, chốc lở và hắc lào. Hãy đảm bảo trẻ luôn đủ nước, tắm rửa thường xuyên và thay đồ lót và quần áo mỗi ngày.
Tóm lại, dị ứng da, mẩn ngứa, chàm/viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,, nổi mề đay và tay chân miệng… là những tình trạng da bé thường gặp trước và sau Tết. Hiểu biết về các tình trạng da thường gặp ở trẻ em có thể giúp cha mẹ phát hiện và quản lý sớm. Nếu các triệu chứng của trẻ dai dẳng hoặc trở nên tồi tệ hơn dù đã chăm sóc tại nhà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch điều trị phù hợp.
Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng da bé hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!