Trẻ bị mẩn ngứa phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mẩn ngứa là vấn đề thường gặp ở trẻ em, những nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu có thể mọc lẻ tẻ hoặc thành từng mảng. Có nhiều nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên nắm được để có cách xử lý, phòng tránh hiệu quả.
I – Mẩn ngứa ở trẻ em là như thế nào?
Mẩn ngứa hay còn có tên gọi khác là sẩn ngứa, đây là một trong những bệnh da thường gặp ở trẻ nhỏ. Mẩn ngứa là phản ứng viêm xuất tiết xảy ra ở vùng trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho cùng bạch cầu đa nhân trung tính. Càng gãi những vết mẩn ngứa nổi càng nhiều hơn.
Hình ảnh mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.
Mẩn ngứa có thể xuất hiện ở một phần hoặc lan ra khắp cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài vài giờ rồi tự khỏi nhưng sau đó tái phát trở lại. Cũng có một vài trường hợp, mẩn ngứa kéo dài hàng tuần, hàng tháng không khỏi.
Mẩn ngứa ở trẻ được chia thành 3 thể đó là: Cấp tính, bán cấp, mạn tính.
Trong đa số trường hợp, trẻ bị nổi mẩn ngứa không gặp nguy hiểm nhưng gây nên tình trạng khó chịu, cảm thấy bứt rứt. Mẩn ngứa về đêm gây mất ngủ, khi hiện tượng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của trẻ.
II – Nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ
Mặc dù có một số trường hợp có nguyên nhân cụ thể nhưng những trường hợp bị mẩn ngứa không được phát hiện căn nguyên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này bạn có thể tham khảo:
1. Dị ứng
Dị ứng được xem là một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa. Các loại kem, bột giặt, nước giặt, nước xả vải… có thể gây kích ứng cho làn da của bé.
– Kem dưỡng da: Nếu bạn sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho bé có mùi hương có khả năng gây kích ứng cho làn da của bé. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu thêm về các thành phần kem dưỡng da, những kem chứa paraben có thể gây ra vấn đề về nội tiết tố.
– Sản phẩm tắm gội, giặt giũ: Sử dụng sữa tắm, dầu gội không phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ hoặc bột giặt, nước xả vải còn tồn lại trong quần áo sau khi giặt cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng da.
Trẻ bị mẩn ngứa do dị ứng.
– Dị ứng thức ăn: Một số trẻ có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn như hải sản hay các thực phẩm có mùi tanh. Khi thực phẩm được nạp vào trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy, châm chích da, thậm chí là sốt nhẹ.
– Dị ứng thuốc: Đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, một số thành phần trong thuốc có thể gây kích ứng da. Từ đó, làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ ngứa ngáy ở trẻ.
2. Côn trùng cắn
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, trẻ bị mẩn ngứa cũng có thể do côn trùng đốt. Khi bị côn trùng cắn, phản ứng của mỗi trẻ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cơ địa và mức độ tổn thương.
Trẻ em dễ bị côn trùng đốt bởi:
– Tham gia các hoạt động ngoài trở, nơi thiếu ánh sáng và có điều kiện thời tiết ẩm ướt.
– Trẻ thường xuyên chơi tại những khu vực có nhiều côn trùng cắn.
– Tiếp xúc với động vật mang chấy, bọ ve hoặc những loại côn trùng khác.
– Môi trường không sạch sẽ, phòng ốc lộn xộn tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng sinh sống và phát triển.
– Trẻ bị côn trùng cắn ngoài việc xuất hiện các nốt mẩn ngứa còn có thể kèm theo một số dấu hiệu khác như: Vết cắn bị mưng mủ, nổi mụn nước, sốt…
3. Bệnh lý da liễu
– Bệnh mề đay: Trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do các tác nhân bên ngoài như thời tiết, thực phẩm, bụi bẩn, phấn hoa… thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dị ứng.
– Bệnh viêm da: Trẻ có thể bị viêm da cơ địa hoặc viêm da tiếp xúc theo các mức độ khác nhau. Các tổn thương da có biểu hiện khác nhau tùy vào cơ địa và tác nhân gây bệnh ở mỗi trẻ. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi mẩn ngứa là triệu chứng của bệnh gì.
– Bệnh nấm trên da: Một số loại nấm như nấm thân, nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ… có thể phát triển trên da trẻ gây hiện tượng mẩn đỏ, ngứa ngáy.
– Nhiễm giun: Các loại giun, sán, ký sinh trùng… kí sinh và gây bệnh trong đường ruột có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và đi kèm dấu hiệu bé bị mẩn ngứa.
Bé bị mẩn ngứa có thể là biểu hiện của các loại bệnh lý
– Các bệnh lý về gan mật: Nếu chức năng gan thận bị rối loạn, gây tình trạng thanh nhiệt, giải độc kém, tắc mật… có thể gây ra các biểu hiện ngoài da như vàng da, khô da, nổi mẩn đỏ, trẻ bị mẩn ngứa về đêm…
– Bệnh đái tháo đường: Rối loạn chuyển hóa glucose trong bệnh đái tháo đường bẩm sinh ở trẻ có thể gây rối loạn vận mạch, từ đó khiến da trẻ mẩn ngứa.
Một số các bệnh lý khác gây mẩn ngứa như rôm sảy, tay chân miệng, sốt phát ban,…
III – Dấu hiệu mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Trẻ bị mẩn ngứa trên da thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ, mẩn phù bên trên có mụn nước nhỏ, ngứa. Chúng thường tập trung ở vùng cẳng tay, chân hoặc quanh thắt lưng…
Ngoài ra, tùy vào từng giai đoạn, mức độ nặng nhẹ trẻ có những biểu hiện khác nhau. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu để sớm nhận biết để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1. Biểu hiện nhẹ
Đối với những trường hợp trẻ bị mẩn ngứa ở mức độ nhẹ thường xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
Trẻ bị nổi mẩn đỏ thành từng mảng.
– Làn da của trẻ nhỏ xuất hiện các nốt mẩn ngứa mọc riêng lẻ như muỗi đốt hoặc thành từng mảng giống rôm sảy.
– Các nốt mẩn ngứa khi trẻ dùng tay gãi có thể nổi cục. Thông thường biểu hiện ngứa ngáy có thể giảm đi trong vài giờ.
– Các nốt mẩn ngứa có thể xuất hiện ở từng vị trí trên cơ thể như 2 bên má, trán, mặt, tay chân, thậm chí có thể xuất hiện toàn thân. Chúng không có hình dạng hoặc kích thước nhất định.
– Các dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở trẻ thường không giống nhau. Trong nhiều trường hợp, trẻ có thể chỉ bị ngứa râm ran, không nổi mẩn. Hoặc cũng có những trường hợp trẻ bị nổi mẩn khắp người và ngứa dữ dội. Tình trạng này khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
– Tình trạng ngứa có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ bị mẩn ngứa kéo dài cả tháng không khỏi.
2. Biểu hiện nặng
Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ tuy không nguy hiểm nhưng nếu mẹ chủ quan không tìm biện pháp điều trị có thể khiến cho tình trạng này tiến triển nặng hơn. Lúc này, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng như:
Trẻ bị nổi mụn nước li ti.
– Các nốt mẩn ngứa có thể hình thành mủ trên da khiến trẻ cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy mạnh ở vùng da bị tổn thương.
– Một số trường hợp trẻ bị mẩn ngứa dị ứng nổi mề đay còn xuất hiện các mụn nước li ti. Những mụn này có thể chứa các vi khuẩn, tác nhân gây hại. Do đó, khi bị vỡ ra sẽ lây lan sang vùng da xung quanh khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
– Nếu trẻ bị mẩn ngứa không được xử lý đúng cách có thể khiến trẻ bị sốt cao. Các vết mẩn đỏ, ngứa kéo dài và lan rộng có thể gây sốt nhẹ hoặc nổi hạch. Trong trường hợp này bạn không nên chủ quan mà cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
– Một số trẻ khi bị mẩn ngứa ở tình trạng nặng còn kèm theo hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Thậm chí có một số trường hợp nguy hiểm còn gặp phải tình trạng trụy tim.
IV – Phương pháp chẩn đoán mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Khi trẻ nhỏ bị nổi mẩn ngứa mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh. Để từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bác sĩ thăm khám chẩn đoán nguyên nhân gây mẩn ngứa ở trẻ.
1. Chẩn đoán lâm sàng
Mẩn ngứa ở trẻ có thể được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu thông thường. Sau khi tiếp nhận người bệnh, bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh, khám triệu chứng để tìm ra nguyên nhân.
Bác sĩ cũng đặt ra các câu hỏi liên quan tới tình trạng sức khỏe, yếu tố gia đình, môi trường sống, vui chơi của trẻ… Đồng thời, bác sĩ cũng thực hiện các hoạt động cơ bản như sờ, nhìn… để phát hiện những bất thường.
2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉnh định thực hiện một số xét nghiệm như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm da để xác định xem trẻ bị dị ứng với chất gì.
Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét bệnh sử, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị mẩn ngứa cấp tính hay mạn tính để có chỉ định xét nghiệm phù hợp.
>> Xem VIDEO B/S chia sẻ cách nhận biết và xử lý các vấn đề thường gặp về da ở bé <<
V – Các loại mẩn ngứa ở trẻ
Mẩn ngứa chia thành 3 thể:
– Cấp tính: Sẩn phù, mày đay, mụn nước, tiết dịch. Bé bị mẩn ngứa mùa hè, nhiễm trùng thứ phát do gãi, ngứa.
– Bán cấp: Mẩn nổi cao, có mụn nước, hoặc vết trợt, chà xát kèm ngứa nhiều. Vị trí mặt duỗi ở các thân mình. Tiến triển dai dẳng và có thể mạn tính. Đôi khi khó phát hiện.
– Mạn tính: Xuất hiện xung quanh tổn thương ban đầu, có xu hướng lichen hoá, tạo mảng thâm nhiễm, ngứa nhiều, gãi nhiều.
Trẻ gãi nhiều do ngứa
( >> Xem thêm trẻ bị mẩn ngứa tắm lá gì TẠI ĐÂY)
VI – Những vị trí trên da trẻ dễ bị mẩn ngứa
Bé bị mẩn ngứa dị ứng có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa cũng như vùng da tiếp xúc với dị nguyên gây mẩn ngứa, điển hình là các vị trí như:
1. Trẻ bị mẩn ngứa ở chân, tay
Biểu hiện đặc trưng của tình trạng bé bị mẩn ngứa ở chân, trẻ bị mẩn ngứa ở tay là các nốt mụn đỏ, đầu có thể chứa mủ, tạo cho trẻ cảm giác ngứa ngáy, châm chích rất khó chịu.
Dựa vào triệu chứng cụ thể, trẻ bị mẩn ngứa ở gan bàn chân, bắp chân có thể chẩn đoán do những bệnh lý như mề đay, dị ứng, tay chân miệng, viêm da cơ địa, chàm tổ đỉa…
2. Trẻ bị mẩn ngứa ở đầu
Hiện tượng nổi mẩn ngứa ở trẻ em này khiến da đầu trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn, có màu hồng nhạt, ở đầu mụn có thể ngứa chất lỏng màu trắng hoặc vàng. Nguyên nhân có thể là do rôm sảy, nấm da đầu.
3. Trẻ bị mẩn ngứa ở cổ
Biểu hiện bé bị mẩn ngứa ở cổ là vùng da cổ của trẻ mọc nhiều nốt mẩn đỏ, gây ngứa rát, có thể xuất hiện kèm mủ trắng hoặc vàng nếu bệnh diễn biến nặng.
Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh mề đay, nhiễm nấm da, ghẻ, hắc lào…
Ngứa vùng cổ có thể là biểu hiện của mề đay
4. Trẻ bị mẩn ngứa ở bụng
Nổi mẩn ở bụng là một tình trạng phổ biến, rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Biểu hiện đặc trưng là trẻ nổi mẩn đỏ li ti thành vùng lớn ở bụng, lưng và có thể lan ra toàn bộ cơ thể.
Một số nguyên nhân bé bị mẩn ngứa ở bụng có thể kể đến như dị ứng thời tiết, côn trùng cắn, chàm sữa, thủy đậu, mề đay…
5. Trẻ mẩn ngứa ở mặt
Trẻ bị mẩn ngứa mặt có thể do dị ứng thời tiết, chàm sữa, mề đay, dị ứng… hoặc tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài dễ gây kích ứng da.
Triệu chứng đặc trưng là bé xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ ở vùng má, xung quanh miệng, mí mắt… gây ngứa ngáy, châm chích, có thể sưng phù rất khó chịu.
Ngoài các vị trí mẩn ngứa trẻ em nêu trên, có một số trường hợp bé mẩn ngứa ở háng, nách, lưng…
VII – Trẻ bị mẩn ngứa phải làm sao? Cách trị mẩn ngứa cho trẻ
Để điều trị mẩn ngứa ở trẻ nhỏ, cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ, tình trạng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp trị mẩn ngứa bạn có thể tham khảo và thực hiện:
1. Trị mẩn ngứa cho trẻ tại nhà
Đối với trường hợp trẻ bị mẩn ngứa ở mức độ nhẹ bạn có thể tham khảo một số phương pháp khắc phục dưới đây:
- Trị mẩn ngứa bằng nha đam
Nha đam là một trong những nguyên liệu quý đối với phụ nữ trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Chúng mang lại hiệu quả tốt trong việc giữ ẩm và dưỡng da. Với những tác dụng nêu trên, nha đam được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc hỗ trợ giảm kích ứng, mẩn đỏ ở trẻ.
Giảm mẩn ngứa bằng nha đam.
Cách trị mẩn ngứa bằng nha đam rất đơn giản, bạn bỏ phần vỏ xanh của nha đam rồi rửa sạch phần nhựa giữ lại phần thịt trắng bên trong. Dùng phần thịt nha đam xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để giảm kích ứng, mẩn đỏ.
- Giảm mẩn ngứa bằng lá khế
Lá khế được xem là một trong những loại thảo dược trong các bài thuốc trị bệnh da liễu như rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da cơ địa…Trong loại lá này có chứa nhiều tinh chất có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Bạn có thể dùng lá khế đun nước để tắm cho trẻ hàng ngày. Hoặc giã nát lá khế đắp lên vùng da bị mẩn đỏ cho tới khi triệu chứng khó chịu thuyên giảm.
- Dùng lá trà xanh trị mẩn ngứa
Thành phần lá trà xanh có chứa các hoạt chất chống oxy hóa, đặc biệt hàm lượng EGCG cao mang lại khả năng chống viêm, bảo vệ tế bào da khỏi các gốc tự do.
Bạn có thể dùng lá trà xanh trị mẩn ngứa theo cách dưới đây: Dùng lá trà xanh rửa sạch, đem đun nước tắm mỗi ngày.
2. Gặp bác sĩ
Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp nêu trên nhưng không cải thiện được tình trạng mẩn ngứa có nên đưa trẻ đi thăm khám. Sau khi chẩn đoán được nguyên nhân, mức độ bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Ở một số trường hợp trẻ bị mẩn ngứa ở mức độ nặng bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc corticosteroid bôi. Tùy vào từng vị trí, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ bôi thêm dưỡng ẩm, sử dụng thuốc kháng sinh histamin uống để giảm ngứa. Trong những trường hợp bội nhiễm, bác sĩ cũng có thể cân nhắc kê thê kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.
3. Sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má
Khi bị mẩn ngứa thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng cha mẹ nên chủ động tìm cách xử lý để không ảnh hưởng tới bữa ăn giấc ngủ của con.
Ngoài việc áp dụng một số mẹo giảm ngứa ngáy cho trẻ bạn có thể tham khảo và sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má. Đây là sản phẩm chăm sóc da đã đồng hành cùng hàng triệu mẹ trong việc chăm sóc làn da cho trẻ nhỏ.
Giảm mẩn ngứa cho trẻ bằng bộ đôi chăm sóc da Yoosun Rau má.
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má có thành phần chính là chiết xuất rau má giúp làm mát da, dịu da, ngăn ngừa mẩn ngứa. Chưa hết, với chiết xuất Bisabolol và chiết xuất củ gừng còn giúp bảo vệ làn da của trẻ nhỏ tránh khỏi những tác nhân gây viêm.
Đồng thời, làm dịu vết mẩn đỏ, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và giúp da mềm mại, mịn màng hơn. Bạn có thể sử dụng gel tắm gội Yoosun Rau má để tắm hàng ngày cho bé.
Ngoài ra, để việc xử lý mẩn ngứa ở trẻ đạt hiệu quả cao bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Sản phẩm có bảng thành phần lành tính với dịch chiết rau má, Chlorhexidine, D-panthenol, vitamin E và đặc biệt không chứa corticoid, paraben. Vì vậy, chúng giúp giải quyết nhiều vấn đề thường gặp ở da của trẻ nhỏ như: Mẩn ngứa, rôm sảy, hăm da, côn trùng cắn…
Với trường hợp trẻ bị mẩn ngứa sau khi bạn vệ sinh da sạch sẽ bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má thì dùng khăn bông mềm thấm khô da. Tiếp đến, thoa một lớp kem bôi da Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động.
VIII – Những lưu ý khi trẻ bị mẩn ngứa
Ngoài áp dụng một số cách trị mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nêu trên, cha mẹ cũng cần lưu ý về cách vệ sinh, chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho trẻ và ngăn ngừa hiện tượng mẩn ngứa ở trẻ nhỏ tái phát:
1. Xác định nguyên nhân
– Quan sát các biểu hiện của trẻ như vị trí mẩn ngứa, hình dạng, màu sắc, mức độ ngứa,… để tìm ra nguyên nhân.
– Hỏi trẻ về những gì con đã tiếp xúc trong thời gian gần đây, ví dụ như thức ăn mới, môi trường mới, hoặc các loại thuốc mới.
– Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân gây mẩn ngứa
2. Giảm ngứa cho trẻ
– Lựa chọn trang phục cho bé rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton mềm mại thấm hút mồ hôi.
– Tránh gãi vì có thể làm tổn thương da và khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn.
– Cắt móng tay cho trẻ để tránh trẻ gãi làm xước da.
– Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm dịu da và giảm ngứa.
– Có thể cho trẻ tắm nước ấm với bột yến mạch hoặc lá trà xanh để giúp làm dịu da.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong không khí, đặc biệt là vào mùa đông khi không khí khô hanh.
3. Theo dõi tình trạng của trẻ
– Ghi chép lại các biểu hiện của trẻ như vị trí mẩn ngứa, hình dạng, màu sắc, mức độ ngứa,… cũng như thời gian xuất hiện và biến mất của các triệu chứng.
– Theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
– Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, khó thở, hoặc sưng tấy, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
4. Tránh các chất kích ứng
– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các chất kích ứng như bụi bẩn, lông động vật, hóa chất tẩy rửa,…
– Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hương liệu hoặc chất tạo màu cho trẻ.
– Phòng ngủ và môi trường sống của trẻ phải khô thoáng, rộng rãi, tránh ẩm thấp.
5. Chế độ ăn uống
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung các vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Dinh dưỡng hợp lý để trẻ tăng đề kháng
– Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò,…Nếu trong quá trình cho con bú, mẹ cũng nên hạn chế ăn một số thực phẩm dễ dị ứng này.
– Uống nhiều nước để giữ cho cơ thể trẻ đủ nước và khỏe mạnh.
6. Sử dụng thuốc
– Nếu trẻ bị ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống ngứa cho trẻ.
– Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
7. Đi khám bác sĩ
– Nếu trẻ bị mẩn ngứa thường xuyên hoặc nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
– Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị các biện pháp điều trị khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa của trẻ.
Trên đây là những nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mẩn ngứa ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý quan sát thường xuyên, nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Để biết thêm thông tin về cách sử dụng kem Yoosun rau má trị mẩn ngứa cũng như địa chỉ nhà thuốc gần bạn nhất có bán sản phẩm, hãy gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sỹ sĩ tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Con tôi bị mẩn ngứa
Chào bạn, với các dấu hiệu mẩn ngứa ngoài da, bạn có thể sử dụng kem Yoosun Rau má để thoa cho con. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, Yoosun Rau má sẽ làm dịu nhanh mẩn ngứa và làm mát da.
[Đọc tiếp]Trong trường hợp, các triệu chứng nặng, không thuyên giảm, khiến bé khó chịu nhiều, mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám bạn nhé