Khi bị bỏng nước sôi cần làm gì? Biểu hiện, cách xử lý chuẩn nhất
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Thống kê cho thấy, bỏng nước sôi xảy ra nhiều nhất và phổ biến trong số các loại bỏng. Việc xử lý và sơ cứu bỏng không đúng cách có khiến vết thương lan rộng và ăn sâu hơn gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về bỏng nước sôi và cấp cứu bỏng nước sôi đúng cách qua bài viết dưới đây của Yoosun.vn các bạn nhé!
I – Hình ảnh bỏng nước sôi ở trẻ em và người lớn
Bất kỳ ai cũng có thể bị bỏng nước sôi, tuy nhiên trẻ từ 1 đến 6 tuổi có nguy cơ bị cao nhất vì ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động và tò mò, chưa nhận biết được về mức độ nguy hiểm. Dưới đây là một vài hình ảnh bỏng nước sôi ở trẻ em và người lớn:
Bỏng nước sôi rất thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 6 tuổi
Bỏng nước sôi ở người lớn
II – Biểu hiện bị bỏng nước sôi
Tùy theo từng mức độ tổn thương mà bị bỏng nước sôi có biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Bỏng nước sôi cấp độ 1
– Đỏ da.
– Đau rát.
– Không có phỏng nước.
– Chỉ làm tổn thương lớp da ngoài cùng.
2. Bỏng nước sôi cấp độ 2
– Bỏng nước sôi phồng da.
– Có bóng nước.
– Đau rát dữ dội.
– Bỏng nước sôi độ 2 làm tổn thương toàn bộ lớp thượng bì, chỉ còn một phần lớp tế bào đáy.
3. Bỏng nước sôi cấp độ 3
– Diện tích da bị phồng rộp lớn.
– Da chuyển thành màu trắng.
– Tổn thương đến lớp trung bì, lớp dưới da.
– Không không còn tế bào đáy, không còn cảm giác, không còn lông móng.
– Tế bào đáy bị thương tổn trắng bệch.
Khi bị bỏng nước sôi nhẹ ở cấp độ 1, bạn có thể tự xử lý và chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu bỏng nước sôi ở cấp độ 2 trở lên bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ sơ cứu và điều trị kịp thời nhằm hạn chế tổn thương và nguy cơ hình thành sẹo.
Các cấp độ bỏng nước sôi
III – Bỏng nước sôi có để lại sẹo không?
Bị bỏng nước sôi có để lại sẹo không là băn khoăn và lo lắng của rất nhiều người khi bị bỏng nước sôi. Việc bỏng do nước sôi có để lại sẹo hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương, cụ thể:
– Bỏng nước sôi cấp độ 1: Bạn có thể sơ cứu và chăm sóc tại nhà, thường không để lại sẹo bỏng nước sôi.
– Bỏng nước sôi cấp độ 2 và 3: Do mức độ tổn thương sâu và rộng nên nguy cơ để lại sẹo là rất cao.
Bỏng nước sôi bao lâu thì khỏi? Thời gian vết bỏng nước sôi khỏi phụ thuộc vào cấp độ bỏng của người bệnh. Cụ thể, nếu bỏng nước sôi ở cấp độ 1 thường sẽ khỏi sau khoảng 1-2 tuần; bỏng cấp độ 2 khỏi sau khoảng 1 tháng; bỏng cấp độ 3 thường rất lâu lành và khó có thể xác định được thời gian cụ thể.
Bỏng nước sôi nặng có nguy cơ để lại sẹo rất cao
IV – Bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Hiểu rõ tầm quan trọng của chế độ ăn uống hàng ngày với việc phục hồi tổn thương do bỏng nước sôi nên nhiều người đặt câu hỏi bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì và nên ăn gì? Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới đây:
1. Bị bỏng nước sôi nên ăn gì?
Dưới đây là các thực phẩm có khả năng chống lại nhiễm trùng, tái tạo và tăng sinh tế bào mới, chống thâm ngừa sẹo mà người bị bỏng nước sôi nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày:
– Thực phẩm giàu protein gồm: Đậu khô, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu phụ, bơ, đậu phộng, các loại hạt, phô mai, sữa…
– Thực phẩm giàu Omega-3 gồm: Các loại cá, hạt lanh, hạt óc chó, đậu nành…
– Thực phẩm giàu Carbohydrate gồm có: Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo, mì ống, khoai tây, rau bina, chuối, bông cải xanh…
– Thực phẩm giàu vitamin A, E và C gồm: Cà rốt, ớt chuông, đu đủ, cà chua, khoai lang, cam, quýt, rau bina…
– Thực phẩm giàu kẽm gồm sò, hạt bí đỏ, bí đỏ, rau bina…
– Uống nhiều nước: Người bị bỏng nước sôi nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
2. Bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì?
– Thịt xông khói và bánh kẹo: Nhóm thực phẩm này khi dung nạp vào cơ thể có thể làm tiêu hao vitamin E và khoáng chất làm chậm quá trình tái tạo tế bào da, khiến thời gian điều trị bỏng kéo dài hơn.
– Hải sản và đồ tanh: Các thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Người bị bỏng thường xuyên gãi khiến vết thương lở loét và nhiễm trùng nặng hơn.
– Thịt gà và đồ nếp: Thực phẩm này khiến vết thương dễ bị sưng, mưng mủ và lâu lành. Khi bị bỏng nước sôi bạn không nên ăn để tránh bị viêm nhiễm và để lại sẹo.
Các thực phẩm người bị bỏng nước sôi không nên ăn
– Rau muống và đồ ăn nhiều dầu mỡ: Ăn rau muống khi bị bỏng nước sôi có thể để lại sẹo lồi. Trong khi đó, đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến vết thương lâu lành nên thời gian điều trị sẽ lâu hơn.
– Thịt bò và thịt chó: Ăn hai loại thịt này vào thời điểm vết bỏng đang khép miệng thì sẽ khiến vùng da bị bỏng nước sôi sậm màu, dễ tạo thành sẹo thâm.
– Trứng: Không chỉ khiến vết thương lâu lành hơn, ăn trứng còn gây nên các khoảng trắng trống ở thịt dẫn đến hình thành sẹo loang lổ và không đều màu.
( >> Xem thêm cách xử lý khi bị bỏng hơi nồi cơm điện TẠI ĐÂY)
V – Cách xử lý bỏng nước sôi ở trẻ em
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, trẻ từ 1 đến 6 tuổi có nguy cơ bị tai nạn bỏng nước sôi cao hơn cả. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ chưa biết rõ cách xử lý đúng đắn khi trẻ bị bỏng và khiến tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn. Việc nắm rõ bỏng nước sôi sơ cứu đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tổn thương và tránh bội nhiễm.
1. Trường hợp nhẹ
Trẻ bị bỏng nước sôi phải làm sao? Đối với trường hợp em bé bị bỏng nước sôi nhẹ, bố mẹ nên thực hiện theo các bước sơ cứu như sau:
– Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng và đưa trẻ ra khỏi vùng ảnh hưởng.
– Cởi bỏ quần áo, nhất là các vùng da bị bỏng để làm mát ngay bằng nước sạch. Nước mát từ khoảng 15 đến 20 độ là tốt nhất; thời gian làm mát lý tưởng là từ 20 đến 30 phút. Việc làm này giúp hạn chế vết bỏng lan rộng và ăn sâu vào trong da đồng thời giảm đau rát và sưng viêm.
– Để vết bỏng khô tự nhiên hoặc dùng khăn bông mềm thấm khô nhẹ nhàng rồi thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên vùng da bị bỏng.
Kem Yoosun được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% kết hợp cùng các thành phần như D-Panthenol, vitamin E, Chlorhexidine và một số thành phần hữu cơ khác.
Sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho làn da như ngăn ngừa sự lão hóa do tác động của tia UV và oxy hóa; giữ ẩm cho da, giúp da luôn mịn màng; giảm ngứa rát, kích thích lên da non làm nhanh liền các vết thương, tránh để lại thâm sẹo.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp chống thâm, tránh sẹo hiệu quả
2. Trường hợp nặng
Bỏng nước sôi cần làm gì? Trường hợp trẻ 1 tuổi bị bỏng nước sôi nói riêng và trẻ nhỏ bị bỏng nước sôi nặng nói chung, bố mẹ không nên sơ cứu tại nhà mà nên đưa ngay tới bệnh viện để được bác sĩ sơ cứu đúng cách và tư vấn cách trị bỏng nước sôi cho bé phù hợp, hiệu quả.
VI – Cách xử lý bỏng nước sôi ở người lớn
Bỏng nước sôi phải làm sao? Cách xử lý bỏng nước sôi ở người lớn cũng tương tự như cách xử lý bỏng nước sôi ở trẻ em. Nếu bị nhẹ, có thể sơ cứu và chữa bỏng nước sôi tại nhà; nhưng nếu bị nặng, nhất là khi miệng bỏng nước sôi cần đến bệnh viện ngay lập tức để được tư vấn cách trị vết bỏng nước sôi phù hợp.
1. Dầu mù u trị bỏng nước sôi
Đây là cách chữa bỏng nước sôi nhanh nhất tại nhà được nhiều người áp dụng. Dầu mù u có khả năng chữa lành vết thương, tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả.
Theo đó, nếu tay bỏng nước sôi hay bị bỏng nước sôi ở chân ở cấp độ nhẹ, bạn có thể sử dụng dầu mù u thoa trực tiếp lên vết bỏng sau khi đã lên da non.
Lưu ý, trước khi bôi bạn cần vệ sinh thật sạch vùng da bị bỏng bằng nước muối sinh lý để đạt hiệu quả cao hơn. Nếu đang không biết bỏng nước sôi bôi gì tốt thì bạn thử dầu mù u xem sao nhé!
2. Bị bỏng nước sôi bôi mật ong
Khi bị bỏng nước sôi nên làm gì? Trường hợp bị bỏng nước sôi nhẹ, bạn cũng có thể sử dụng mật ong để chăm sóc vết bỏng nước sôi tại nhà. Mật ong có tính kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt, ngoài ra còn có công dụng giảm sẹo và giảm đau hiệu quả.
Do đó, sau khi đã sơ cứu vết bỏng, bạn có thể thoa mật ong lên. Thực hiện cách chữa bỏng nước sôi nhẹ bằng mật ong mỗi ngày từ 2-3 lần cho tới khi bề mặt vết bỏng khô và se lại.
3. Bị bỏng nước sôi bôi mỡ trăn
Bỏng nước sôi nên bôi gì? Mỡ trăn là cách chữa bỏng nước sôi hiệu quả tại nhà tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Thoa mỡ trăn lên vết bỏng có tác dụng giảm sưng, giảm phồng rộp và giảm đau rát rất tốt.
Đối với các vết bỏng nước sôi nhẹ, sau khi sơ cứu bạn có thể thoa mỡ trăn lên, mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 lần.
4. Dùng rau má
Rau má cũng là một trong các cách trị bỏng nước sôi không để lại sẹo được nhiều người sử dụng.
Nếu đang không biết bỏng nước sôi làm thế nào, bạn có thể nấu rau má thành cao bổi thoa lên vết bỏng. Hoặc giã nát rau má chắt lấy nước uống, giúp phòng ngừa hình thành sẹo rất tốt.
5. Dùng thuốc
Bỏng nước sôi bôi thuốc gì mau hồi phục vết thương hay bỏng nước sôi dùng thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc của rất nhiều người. Về vấn đề này, người bệnh cần đặc biệt lưu ý, không tự ý mua bất kỳ sản phẩm thuốc trị bỏng hay trị sẹo bỏng nước sôi nào khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc trị bỏng và xóa sẹo bỏng nước sôi phù hợp, an toàn. Khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liệu lượng, tần suất và thời gian của bác sĩ.
Chỉ sử dụng thuốc trị bỏng khi có chỉ định của bác sĩ
VII – Cách phòng tránh bỏng nước sôi
Thay vì tìm hiểu bỏng nước sôi và cách điều trị, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bỏng nước sôi bằng cách:
– Đối với người lớn: Cần phải thật cẩn thận khi tiếp xúc với nước sôi.
– Đối với trẻ nhỏ: Nên để nước sôi ở trên cao hoặc xa tầm với của trẻ, đặc biệt là nước vừa đun sôi xong.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bỏng nước sôi hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!