Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý lành tính, không có triệu chứng nặng nề nhưng rất dễ gây biến chứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa… Cùng Yoosun tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có cách điều trị và phòng ngừa bệnh đúng cách qua bài viết dưới đây!
I – Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu là do vi rút Varicella Zoster. Thời điểm bệnh bùng phát mạnh nhất là vào mùa xuân với tiết trời nồm ẩm.
Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh thủy đậu cao nhất. Ngoài bé bị thủy đậu thì người lớn, nhất là phụ nữ có thai đều có thể bị bệnh.
Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu là do vi rút Varicella Zoster
II – Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh thủy đậu xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Nhưng các triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ điển hình thường gồm:
– Dấu hiệu bệnh thuỷ đậu ở trẻ nhỏ khi khởi phát là sốt.
– Nhức đầu cũng là biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ em .
– Đau mỏi cơ là triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ.
– Biểu hiện bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ khi phát bệnh là xuất hiện các nốt mụn nước hình tròn ở một số bộ phận hoặc khắp cơ thể.
– Ngứa da.
– Phát ban đỏ.
– Nổi hạch sau tai.
– Viêm họng.
– Nôn ói.
– Chán ăn.
Xuất hiện các nốt mụn nước hình tròn trên cơ thể là triệu chứng điển hình khi trẻ bị thủy đậu
( → Xem thêm: Mẹ bị thủy đậu khi mang thai: Biểu hiện và cách xử lý an toàn)
III – Trẻ bị thủy đậu có nguy hiểm không?
Là bệnh lý khá lành tính nhưng nếu không được chữa trị đúng lúc và đúng cách thì bệnh thủy đậu ở trẻ em vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng. Các biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em gồm:
– Nhiễm trùng da.
– Nhiễm trùng máu, xương, khớp.
– Mất nước.
– Viêm tai giữa.
– Viêm tai ngoài.
– Viêm não, viêm màng não.
– Viêm võng mạc.
– Viêm cầu thận cấp.
– Viêm gan.
– Viêm phổi.
– Viêm thanh quản.
– Hội chứng Reye.
– Hội chứng sốc độc.
– Bệnh viêm khớp.
– Gây bệnh zona.
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ có thể gây biến chứng ứng nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não…
IV – Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em kiêng gì? Một số thực phẩm và đồ ăn mẹ tránh không cho bé khi đang bị thủy đậu gồm:
– Nhục quế là thực phẩm đầu tiên mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dùng khi đang bị thủy đậu.
– Nhóm thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao: Gồm pizza, khoai tây chiên, hành tây chiên, bánh rán, phô mai que.
– Nhóm thức ăn cay nóng: Gồm các loại gia vị tỏi, gừng, ớt, quế, hạt tiêu, hành tây, thì là, tỏi tây, cà ri, rau mùi, mù tạt,….
– Nhóm thực phẩm nhiều chất béo: Gồm hạt dẻ, hạt dưa rang, đậu phộng rang, đậu chiên, bơ, phô mai, kem tươi, mỡ lợn, nội tạng động vật…
– Một số loại thịt: Gồm thịt dê, thịt gà, thịt chó, thịt ngan, thịt bò.
– Một số loại thủy hải sản: Gồm tôm, cua, cá, ốc, ngao, sò huyết, ghẹ, mực.
– Một số loại hoa quả có tính nóng: Gồm mận, vải, đào, nhãn, xoài, mít, hồng, anh đào, …
– Bệnh thủy đậu ở trẻ em nên kiêng gì? Kiêng cho bé ăn đồ nếp, rau muống.
Tất cả các thực phẩm và đồ ăn trên đều có thể kích thích vết loét và làm chậm quá trình phục hồi vết thương do bệnh thủy đậu. Do đó, mẹ cần lưu ý tránh cho bé ăn khi đang bị thủy đậu.
Trẻ đang bị thủy đậu nên kiêng ăn các thức ăn có hàm lượng dầu mỡ cao như pizza, hành tây chiên, khoai tây chiên, phô mai que…
V – Cách xử lý bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ
Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Bác sĩ sử dụng các nhóm thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Trường hợp bé bị bệnh thủy đậu nhẹ thì có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu xuất hiện các biến chứng, trẻ cần được điều trị tại bệnh viện.
Để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tối đa nguy cơ lây lan, trong quá trình chữa trị thủy đậu cho bé mẹ cần chú ý một số điều sau:
- Khi điều trị tại nhà:
– Sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh mụn nước theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
– Tuyệt đối không cho trẻ gãi vì các mụn nước vỡ ra sẽ khiến bệnh lây lan rộng hơn.
– Tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm vừa, không tắm nước quá nóng hoặc lạnh.
– Hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc với gió.
– Mặc cho trẻ quần áo bằng vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
– Thực hiện cách ly, hạn chế để trẻ tiếp xúc với người khác, tránh bệnh lan rộng.
– Theo dõi sát sao trẻ, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường, cần đưa bé đi khám ngay.
- Khi sử dụng thuốc:
– Bôi thuốc lên các nốt mụn nước để giảm viêm và tránh để lại sẹo.
– Thoa dung dịch Methylen khi mụn nước vỡ ra. Không dùng thuốc đỏ hay thuốc mỡ Tetaxilin.
– Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng kem chứa Phenol.
Nên thoa dung dịch Methylen khi mụn nước vỡ ra
Sau khi khỏi bệnh, các nốt mụn nước bắt đầu khô miệng và lên da non, bạn nên nên sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để giảm nguy cơ hình thành thâm sẹo.
Thành phần của kem Yoosun rau má hoàn toàn từ thiên nhiên, đặc biệt nhất phải kể đến dịch chiết rau má. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, trong dịch của rau má chứa 3 thành phần asiaticoside, madecassic acid và asiatic acid nên có công dụng kích thích lên da non, phục hồi và chữa lành các vết thương, tránh để lại thâm sẹo
Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da của bé cần tác động rồi thoa một lớp mỏng kem Yoosun rau má lên. Sau khi bôi không cần rửa lại bằng nước. Nên dùng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày.
Thành phần dịch chiết rau má trong kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm ngừa sẹo.
Để biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
VI – Trẻ bị thuỷ đậu – Những thắc mắc thường gặp
Không chỉ là bệnh lý dễ lây lan, bệnh thủy đậu ở trẻ em nếu không được điều trị đúng lúc và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, rất nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ đặt ra nhiều câu hỏi và thắc mắc về bệnh thủy đậu:
1. Bệnh thủy đậu ở trẻ em có lây không?
Thủy đậu thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh. Nếu không được ngăn chặn kịp thời bệnh thủy đậu sẽ bùng lên thành ổ dịch.
Bệnh thủy đậu thường lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác; lây qua đường không khí khi người bệnh hắt hơi, ho; lây từ chất dịch trong mụn nước vỡ ra; hoặc do dùng chung đồ với người bị bệnh.
2. Bé bị thủy đậu có tắm được không?
Cần kiêng tắm khi bị thủy đậu chỉ là kinh nghiệm dân gian truyền lại. Nhưng theo y học hiện đại, để bệnh thủy đậu nhanh khỏi mẹ cần tắm rửa cho bé sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm.
Tuy nhiên, trong quá trình tắm rửa vệ sinh cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: tắm rửa cho bé thật nhẹ nhàng, không dùng tay hoặc bất cứ vật dụng nào để chà xát kỳ cọ mạnh khiến các nốt mụn nước vỡ ra và lan lây sang các vùng da khác. Sau khi tắm rửa xong, mẹ nên mặc quần áo cho bé bằng chất liều mềm mại và thoáng mát.
Ngoài ra, mẹ cũng cần cắt móng tay cho trẻ, đồng thời kiểm soát để bé không dùng tay gãi khi ngứa gây vỡ mụn, lở loét và nhiễm trùng.
Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi mẹ cần tắm rửa cho bé sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm
3. Trẻ bị thủy đậu rồi có bị lại không?
Rất hiếm trường hợp đã bị thủy đậu 1 lần rồi lại bị tái lại. Bởi sau khi mắc bệnh thủy đậu, cơ thể trẻ sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh.
Tuy nhiên, một số trường hợp bị thủy đậu rồi nhưng có thể bị lại đó là: Người bị thủy đậu lần đầu ở mức nhẹ hoặc trẻ bị bệnh thủy đậu dưới 6 tháng tuổi, kháng thể sinh ra chưa đủ mạnh để tiêu diệt sự tấn công của virus thủy đậu trong những lần tiếp theo. Khả năng bị tái lại chiếm đến 10-20%, nhưng mức độ sẽ nhẹ hơn và mau khỏi hơn so với lần đầu.
4. Bé bị thủy đậu có được uống sữa không?
Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, mẹ không nên cho bé uống sữa cũng như các chế phẩm từ sữa như kem, bơ, phô mai, váng sữa. Vì nhóm thực phẩm này có thể gây nhờn da và ngứa ngáy ở các nốt mụn nước, khiến trẻ khó chịu hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiêng cho bé ăn các thực phẩm và đồ ăn như chúng tôi đã chia sẻ ở trên.
Trẻ bị thủy đậu không nên uống sữa và các sản phẩm làm từ sữa
5. Bé bị thủy đậu sốt bao lâu?
Trẻ nhỏ khi bị thủy đậu thường bị sốt nhẹ và biếng ăn; trẻ lớn hơn sẽ bị sốt cao, đau cơ, đau đầu, nôn ói và buồn nôn. Tùy theo cơ địa của từng trẻ mà thời gian sốt có thể kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
6. Bé bị thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Bé bị thủy đậu bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau về mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị và cách chăm sóc.
Thông tường, sẽ mất từ 7-10 để bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng với các bé có hệ miễn dịch yếu thì thời gian điều trị có thể kéo dài hơn, từ 2 đến 3 tuần.
Thời gian khỏi bệnh thủy đậu ở mỗi bé khác nhau vì phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe phương pháp điều trị
7. Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Để phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em dưới 1 tuổi nói riêng và bệnh thủy đậu ở trẻ em nói chung, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách phòng chống bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả và lâu dài nhất. Do đó, bố mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để tiêm vắc xin thủy đậu theo đúng liều lượng quy định là: mũi 1 tiêm khi bé trên 1 tuổi; mũi 2 khi trẻ từ 1 đến 13 tuổi và tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Đối với trẻ 13 tuổi trở lên sẽ tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và lâu dài nhất
– Nếu trẻ tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu nhưng trước đó chưa được tiêm vắc xin ngừa thủy đậu, cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ em hiệu quả là bố mẹ cần đưa bé đi tiêm chủng trong 3 ngày sau đó.
– Không để trẻ tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ với người bị bệnh thủy đậu cũng là cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu ở trẻ em, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!