Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 31/05/2021

Mẹ bị thủy đậu khi mang thai: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bị thủy đậu khi mang thai có thể khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đối mặt với rất nhiều nguy hiểm và rủi ro nghiêm trọng. Hãy cùng Yoosun.vn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh thủy đậu khi mang thai để biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả các mẹ nhé!

Bị thủy đậu khi mang thai 1 tháng đầuBị thủy đậu khi mang thai để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

I – Nguyên nhân phụ nữ mang thai bị thủy đậu

Dân gian gọi bệnh thủy đậu là bệnh trái rạ, nguyên nhân là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với virus Varicella zoster (VZV) hoặc lây lan qua đường hô hấp.

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể bị bệnh thủy đậu. Thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mang bầu bị thủy đậu tuy không cao so với tỷ lệ người lớn bị thủy đậu nhưng lại nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.

Theo thống kê tại Bệnh viện Từ Dũ, trong số hơn 70.000 trường hợp sản phụ đến khám thai thì một lượng không hề nhỏ thai phụ bị mắc bệnh thủy đậu. Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2009, đã có 11 phụ nữ có thai bị thủy đậu.

Phụ nữ mang thai bị thuỷ đậuMẹ bầu bị thủy đậu do tiếp xúc trực tiếp với virus Varicella zoster (VZV) hoặc lây lan qua đường hô hấp.

Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, trong 3 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm thì có tới 9.000 trường hợp mẹ mang bầu bị thủy đậu.

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu khác lại kết luận, tần suất mắc bệnh thủy đậu lần đầu (nguyên phát) trong thai kỳ vào khoảng 5/10.000 – 7/10.000. Nguyên nhân là do thai phụ đã được chủng ngừa hoặc từng mắc bệnh khi còn nhỏ.

( Xem thêm: Bệnh thủy đậu ở người lớn: Biểu hiện, cách điều trị, phòng tránh)

II – Dấu hiệu bị thủy đậu khi mang thai 

Từ khi bị nhiễm virus cho đến khi có dấu hiệu là từ khoảng 10 ngày đến 3 tuần, đây chính là khoảng thời gian ủ bệnh. Các dấu hiệu có bầu bị thủy đậu dễ nhận biết nhất là: 

– Nổi bóng nước khắp người.

– Ngứa ngáy, khó chịu.

– Sốt.

– Mệt mỏi.

– Chán ăn.

– Đau đầu, đau cơ.

– Buồn nôn.

Một số mẹ mang thai bị thuỷ đậu còn nổi hạch sau tai, kèm theo viêm họng.

Dấu hiệu bị thuỷ đậu khi mang thaiNổi bóng nước khắp người kèm theo ngứa ngáy là triệu chứng điển hình khi bị bệnh thủy đậu.

III – Mang bầu bị thuỷ đậu có sao không? 

Khi mang thai bị thủy đậu có sao không? Thủy đậu vốn dĩ là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, mẹ tuyệt đối không nên chủ quan khi đang mang bầu bị thủy đậu.

1. Đối với mẹ

Có bầu bị thủy đậu có sao không? Thủy đậu phụ nữ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với mẹ như:

– Viêm phổi thủy đậu: Biến chứng này thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 5 sau khi bệnh thủy đậu khởi phát. Biểu hiện là tức ngực, khó thở, ho nhiều và ho ra máu.

– Viêm não và viêm màng não: Các triệu chứng kèm theo là hôn mê, sốt cao, rối loạn tri giác, co giật, rung giật nhãn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể gây tử vong. Tỉ lệ tử vong ở thai phụ mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số các trường hợp bị thủy đậu ở người lớn.

– Viêm thận và viêm cầu thận cấp: Suy thận và tiểu ra máu là biểu hiện của biến chứng này.

– Viêm thanh quản, viêm tai giữa: Biến chứng này là do các nốt thủy đậu ở tại các vị trí này bị lở loét dẫn tới nhiễm trùng và sưng tấy.

Đang mang bầu bị thuỷ đậu có sao khôngMẹ bầu bị biến chứng viêm phổi thủy đậu với biểu hiện là tức ngực, khó thở, ho nhiều và ho ra máu.

2. Đối với bé

Có thai bị thủy đậu có sao không? Đối với mẹ có thai bị thủy đậu nguyên phát, thì tùy vào từng tuổi thai mà bệnh sẽ ảnh hưởng khác nhau tới thai nhi. Cụ thể:

Mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầu, nhất là từ tuần thai 8 – 12 của thai kỳ, em bé sẽ có nguy cơ:

  + Mắc phải hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%, biểu hiện hay gặp nhất là các bóng nước để lại sẹo trên da. Khi mắc hội chứng này, có đến 30% trẻ sẽ tử vong trong các tháng đầu đời và 15% trẻ có nguy cơ bị bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

  + Mẹ bị thuỷ đậu khi mang thai 3 tháng đầu, em bé có thể gặp các bất thường khác như: đục thủy tinh thể, bệnh lý võng mạc, dị tật đầu nhỏ, chi ngắn, nhẹ cân, trào ngược dạ dày – thực quản, chậm phát triển về tâm thần, hẹp/tắc ruột… 

– Mẹ bầu bị thủy đậu khi có thai 3 tháng giữa, nhất là từ tuần thai 13-20 của thai kỳ, em bé sẽ có nguy cơ:

  + Mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2% so với khi mẹ bị thủy đậu khi mang thai 1 tháng đầu

  + Từ sau tuần thai thứ 20, mẹ bầu bị thủy đậu hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

– Mẹ bầu bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng cuối, em bé sẽ có nguy cơ:

  + Nếu mẹ bị mắc thủy đậu khoảng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau khi sinh, em bé sẽ có nguy cơ cao bị thủy đậu lan tỏa. Nguyên nhân là do mẹ chưa có đủ thời gian để tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. 

  + Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh lên tới 25 – 30% trong tổng số trường hợp bị nhiễm thủy đậu.

Khi mang thai bị thuỷ đậu có sao khôngEm bé có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh và các bất thường khác như dị tật đầu nhỏ, chi ngắn, chậm phát triển về tâm thần…nếu mẹ bầu bị thủy đậu.

IV – Cách xử lý bệnh thủy đậu khi mang thai

Tốt nhất mẹ nên chích ngừa thủy đậu khi mang thai và kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Ngay khi phát hiện bị thủy đậu khi mang thai tháng đầu hay ở bất kỳ thời điểm thai kỳ nào, mẹ nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp và an toàn. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị thủy đậu tại nhà khi chưa có chỉ  định của bác sĩ.

Đối với trường hợp thai phụ chỉ bị thủy đậu nhẹ, mẹ chỉ cần uống nhiều nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày điều trị tại nhà. Trường hợp mẹ bầu bị bệnh thủy đậu nặng có nguy cơ gây viêm phổi sẽ cần nhập viện để được bác sĩ điều trị. Lúc này mẹ có thể phải điều trị với thuốc chống virus qua đường tĩnh mạch.

Có bầu bị thuỷ đậu có sao khôngMẹ bầu bị thủy đậu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời.

V – Cách chăm sóc mẹ bị thủy đậu khi mang thai

Bị thuỷ đậu khi mang thai có sao không phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện và điều trị bệnh cũng như cách chăm sóc thai phụ bị thủy đậu khi mang thai. Vì vậy ngoài việc nắm rõ các dấu hiệu để phát hiện bệnh sớm và tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, khi chăm sóc mẹ bầu bị thủy đậu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Để mẹ nghỉ ngơi hoàn toàn.

– Uống nhiều nước.

– Ăn các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lượng vitamin C cao nhằm tăng sức đề kháng cơ thể.

– Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng nước ấm.

– Không dùng tay cào gãi hoặc các vật chà xát mạnh vào các bóng nước để tránh bị bội nhiễm.

– Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau 1-2 ngày điều trị tại nhà, nên đưa mẹ bầu tới bệnh viện để được bác sĩ chữa trị kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Sau khi đã điều trị khỏi thủy đậu, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng kem bôi da Yoosun rau má để ngăn ngừa thâm sẹo do thủy đậu. 

Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong kem bôi da Yoosun rau má có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng.

Bị thủy đậu khi mang thai 3 tháng đầuKem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc bị thủy đậu khi mang thai hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục