Bị nấm da tay có lây không? Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Nấm da tay là bệnh lý ngoài da phổ biến, gây ngứa ngáy, khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh nấm da bàn tay mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Yoosun rau má.
Hình ảnh nấm da tay/bệnh nấm da tay.
I – Nấm da tay là như thế nào?
Nấm da tay tiếng Anh là Hand Fungus, là một dạng bệnh lý ngoài da ở vị trí tay, do vi nấm Dermatophytes gây ra.
Bệnh nấm bàn tay phát triển mạnh ở các vùng da bị ẩm ướt như dưới cánh tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay. Các tế bào nấm trong quá trình sinh sống và phát triển sẽ tiết ra các độc tố kích thích vùng da tay và gây ngứa.
Bệnh nấm da tay là một dạng bệnh lý ngoài da ở vị trí tay.
II – Nguyên nhân gây nấm da tay
Bệnh nấm da tay do vi nấm Dermatophytes gây ra. Các yếu tố có thể làm nấm da sản sinh và phát triển mạnh hơn gồm:
– Vệ sinh tay chưa sạch sẽ và đúng cách.
– Tay thường xuyên ẩm ướt mồ hôi.
– Liên tục có các chấn thương ở tay cũng là lý do tại sao bị nấm da tay.
– Đeo găng tay kín trong thời dài gây bứt bí và không thoát được mồ hôi.
– Thường xuyên đi chơi, tập thể thao ở nơi công cộng gây nhiễm nấm da tay.
– Tiếp xúc và dùng chung đồ với người bị bệnh nấm da tay chân.
– Tiền sử gia đình có người bị nấm da.
Bệnh nấm da tay chính là do vi nấm Dermatophytes gây ra.
– Sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
– Tiếp xúc với các động vật như chó, mèo bị nấm da.
– Cơ địa nhạy cảm, dễ bị nấm và tạp khuẩn xâm nhập.
– Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da tay ở trẻ em và người lớn gồm: hệ miễn dịch yếu, môi trường ẩm ướt.
III – Biểu hiện bị bệnh nấm da tay
Các dấu hiệu bị nấm da tay trẻ em và người lớn thường gặp gồm:
– Ngứa ngáy là dấu hiệu nấm da tay phổ biến và thường gặp nhất. Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh gãi liên tục gây viêm da, nhiễm trùng da, lở loét, chàm hóa.
– Biểu hiện nấm da tay tiếp theo là xuất hiện ban hình vòng trên da, đỏ và sưng quanh rìa.
– Da bị bong tróc và tróc vảy cũng là biểu hiện của nấm da tay.
– Cảm giác da nóng rát, châm chích.
– Có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ.
Ngứa ngáy là dấu hiệu phổ biến và thường gặp của bệnh nấm da tay.
– Da nứt nẻ gây đau rát, có thể làm chảy máu.
– Vùng da tay bị nấm có dịch tiết ra, gây mùi khó chịu.
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi thấy có các triệu chứng kể trên. Bởi bệnh nấm da tay có tốc độ phát triển rất nhanh, việc trì hoãn chữa trị có thể khiến bệnh trở nặng thành thể mạn tính, gây khó khăn cho việc điều trị và dễ tái phát.
IV – Các loại nấm da tay
Các loại nấm da tay thường gặp gồm:
– Hắc lào: Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy ngứa nhưng sau đó sẽ phát triển thành những vòng tròn có màu đỏ rất rõ rệt, trên viền là những mụn nước nhỏ. Người bệnh càng gãi sẽ càng làm tăng tốc độ lây lan của hắc lào.
– Lang ben: Tổn thương dễ nhận biết là các dát hình bầu dục hoặc hình, phí trên có vảy da mỏng. Các tổn thương liên kết với nhau thành mảng lớn hình nhiều cung.
Nấm kẽ tay.
– Nấm kẽ: Nấm kẽ thường có 3 loại gồm viêm kẽ, mụn nước và tróc vảy khô.
– Nấm móng: Biểu hiện là móng bị mất màu bóng, bị khuyết vào hoặc đẩy nhô lên cao, trên mặt móng thành rãnh hoặc lỗ chô. Da ở vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.
V – Nấm da tay có lây không?
Nấm da là bệnh do vi nấm gây ra và có khả năng lây truyền rất nhanh qua 4 con đường sau:
– Tiếp xúc trực tiếp với vi nấm.
– Từ người này qua người khác.
– Từ động vật qua người.
– Tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm nấm.
Bệnh nấm da tay không chỉ dễ lây lan mà còn có nguy cơ tái phát cao.
Bệnh nấm da tay không chỉ dễ lây lan mà còn có nguy cơ tái phát cao. Điều này không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, tốn kém chi phí điều trị mà còn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác khiến suy giảm sức khỏe nhanh chóng.
VI – Cách chữa trị nấm da tay
Không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, bệnh nấm da tay còn làm bong tróc da khiến da trở nên thô ráp, đau đớn, đôi khi còn làm chảy máu.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra sẹo hay bội nhiễm nặng hơn. Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời giúp tăng hiệu quả chữa bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vậy nấm da tay và cách chữa thế nào? Các cách điều trị bệnh nấm da tay hiện nay gồm:
1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
– Đối với các trường hợp bị nấm da tay chân nhẹ, để điều trị nấm da tay chân bác sĩ sẽ kê đơn thuốc mỡ bôi da, kem bôi hoặc bột trị nấm.
– Đối với các trường hợp bị nấm da tay nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc trị nấm da tay theo đường uống kết hợp dùng kem trị nấm để thoa lên vùng da tay bị nhiễm nấm.
Lưu ý: Người bệnh cần cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh tái phát, nhất là trường hợp bầu bị nấm da tay.
Bệnh nhân nấm da tay cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
2. Thay đổi lối sống
Bị nấm da tay phải làm sao? Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh giúp bệnh nấm da tay mau khỏi và không tái phát. Một số lưu ý trong lối sống đó là:
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng cách: Tắm rửa hàng ngày; vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với bụi bẩn hoặc chơi đùa với động vật; giữ cơ thể luôn khô ráo, thoáng mát, tránh để cơ thể ẩm ướt.
– Sử dụng các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội, nước giặt, nước rửa chén, nước lau nhà có thành phần tự nhiên an toàn và lành tính, đã được các cơ quan uy tín kiểm chứng về độ an toàn.
Cần rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với bụi bẩn hoặc chơi đùa với động vật.
– Không sử dụng chung đồ người khác như như giày dép, quần áo, chăn, chiếu, gối, bàn chải đánh răng, ly uống nước….
– Lau dọn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo, nhất là khu vực phòng tắm.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ về một số cách chữa nấm da tay tại nhà như: trị nấm da tay tại nhà bằng mật ong, mẹo trị nấm da tay bằng nước ép hành tây hay cách chữa nấm da tay dân gian bằng lá trầu không….
VII – Cách chăm sóc da tay khi bị nấm
Bệnh nhân nấm da tay cần giữ sức khỏe thật tốt để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh nấm da tay tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch tại nhà:
– Chú ý đến chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Bị nấm da tay nên ăn gì? Người bệnh nên uống nhiều nước lọc và tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả, thực phẩm giàu lợi khuẩn, các loại hạt, tỏi, nấm…
Bị nấm da tay kiêng ăn gì? Người đang bị nấm da tay cần kiêng hoặc hạn chế ăn các thực phẩm gồm: Thịt bò, thịt gà, hải sản vỏ cứng, nhộng tằm, các thực phẩm nhiều vitamin C, dưa muối, cà muối, đồ ăn chế biến sẵn, sữa và các chế phẩm từ sữa…
– Ngủ sớm và kiểm soát căng thẳng: Lên kế hoạch cân bằng giữa công việc và cuộc sống, tránh gây căng thẳng, stress do quá tải. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm) và ngủ sớm (trước 23h) để bảo vệ sức khỏe tổng thể và có làn da khỏe mạnh.
– Tập thể dục đều đặn: Tích cực tập thể dục thể thao đều đặn, đặc biệt vào buổi sáng, ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp giảm căng thẳng stress đồng thời tăng cường sức đề kháng giúp đẩy lùi và chống lại bệnh nấm da.
Kem bôi da Yoosun rau má giúp tránh thâm, ngừa sẹo hiệu quả.
Sau khi điều trị nấm da tay khỏi, bạn có thể bôi kem bôi da Yoosun rau má lên vùng da tay bị nấm để tránh thâm, ngừa sẹo.
Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong kem bôi da Yoosun rau má có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm da tay hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!