Nấm da mặt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Rất nhiều người bị nấm da mặt băn khoăn không biết nấm da mặt có nguy hiểm không, có bị lây không, cách điều trị và chăm sóc thế nào? Nếu cũng đang muốn tìm hiểu về bệnh nấm trên da mặt thì đừng bỏ qua bài viết này của Yoosun các bạn nhé!
I – Nấm da mặt là gì? Có bị lây không?
Nấm ở da mặt là tình trạng vùng da mặt bị nhiễm nấm, một thể nhiễm nấm ở vùng thượng bì da. Khi da mặt bị nấm sẽ có biểu hiện như phát ban nổi mẩn đỏ, ngứa và có mụn.
Nấm da mặt có lây không? Các bệnh nấm da mặt dễ lây lan từ vùng da mặt sang các vùng da khác trên cơ thể và từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm của nấm da mặt gồm:
– Tiếp xúc trực tiếp với tế bào nấm.
– Tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà bị nấm da.
Hình ảnh da mặt bị nấm
– Bệnh nấm ở mặt lây từ người này sang người khác nếu mặc chung quần áo, nằm chung giường, dùng chung khăn tắm, quần áo…
– Từ những không gian công cộng ẩm ướt như phòng tắm và phòng thay đồ.
– Thông qua vết rách trên da hoặc vết thương.
– Do hít phải nấm từ môi trường (như đất, bụi).
II – Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bị nấm da mặt
Nấm da mặt xuất hiện là do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong cơ thể. Đa phần các trường hợp, nhiễm trùng nấm men trên da mặt thường đi kèm với nhiễm trùng nấm khắp cơ thể.
Candida (Candida albican) là một loại nấm sống tự nhiên trên cơ thể con người và thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nấm Candida có thể phát triển quá nhiều và gây ngứa và đỏ. Hiếm khi, nó có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
1. Nguyên nhân
Theo my.clevelandclinic.org, một loại nấm men có tên là Candida gây nhiễm trùng nấm trên mặt. Candida sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp. Các điều kiện có thể cho phép Candida phát triển trên mặt gồm:
– Kích ứng mô mặt.
– Đeo khẩu trang quá chật khiến độ ẩm bị giữ lại.
– Vệ sinh kém.
– Thời tiết nóng ẩm.
– Đổ mồ hôi quá nhiều.
– Đang dùng thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn tốt thường sống trong cơ thể bạn.
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mặt không phù hợp hoặc bị dị ứng.
Nấm da mặt xuất hiện là do sự phát triển quá mức của nấm Candida trong cơ thể.
Theo anveya.com, nguyên nhân gây nhiễm nấm da mặt có thể do nhiều yếu tố bao gồm vệ sinh cá nhân kém, các bệnh tiềm ẩn, tuổi già, suy giảm miễn dịch và một số liệu pháp điều trị bằng thuốc.
Một số bệnh nhân bị nhiễm nấm da mặt cũng có tính chất nghề nghiệp. Ví dụ:
– Những người làm việc trên cánh đồng lúa thường xuyên tiếp xúc với nước trên đồng và tạo điều kiện cho nấm lây nhiễm vào điều kiện ẩm ướt nảy mầm.
– Một số người xử lý động vật và chủ cửa hàng thú cưng thường bị nhiễm nấm ở cừu hoặc chó.
2. Yếu tố nguy cơ
Trang my.clevelandclinic.org cho hay, nhiễm trùng nấm phổ biến hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu. Các tình trạng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh và gây nấm mặt gồm:
– Các bệnh lý như ung thư, HIV/AID, tiểu đường.
– Hút thuốc lá, thuốc lào.
– Người sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
– Người dùng Corticosteroid.
Trang irsa.clinic cho hay, những người có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn những người khác gồm:
– Người có hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như người mắc bệnh AIDS, bệnh ung thư hoặc những người dùng thuốc được kê đơn để kiểm soát khả năng miễn dịch của họ.
– Người mắc bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm nấm da và móng hơn.
– Người sử dụng kháng sinh lâu dài: Sử dụng kháng sinh lâu dài có thể làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể và tạo điều kiện cho nhiễm nấm.
– Người tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm nấm: Những người tiếp xúc với đồ vật hoặc môi trường nơi nấm có thể sinh sống có thể bị nhiễm nấm.
– Vận động viên và người bơi lội: Những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và nhiệt đới, chẳng hạn như vận động viên và người bơi lội, có thể dễ bị nhiễm nấm hơn.
– Những người có mức độ hormone thay đổi: Những thay đổi về nội tiết tố như những thay đổi có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt và điều trị nội tiết tố có thể làm tăng khả năng nhiễm nấm.
III – Biểu hiện da mặt bị nấm
Nấm mặt triệu chứng và biểu hiện thế nào? Các dấu hiệu nấm da mặt ở trẻ em và người lớn gồm phát ban đỏ; ngứa ngáy, đau và rát ở vùng da bị nấm; sắc tố da thay đổi…
1. Phát ban đỏ
Theo my.clevelandclinic.org, nấm da mặt có thể xuất hiện dưới dạng phát ban đỏ có thể kèm theo mụn mủ, mụn bọc. Phát ban có thể có các mảng khô, có vảy. Các mảng này có thể đóng vảy và chảy mủ.
Phát ban có thể trông giống như mụn trứng cá trên mặt, có mụn nhọt hoặc vết sưng nhỏ xuất hiện xung quanh.
Nếu phát ban đỏ ở quanh miệng hoặc trên môi, người bệnh có thể bị tưa miệng. Các triệu chứng khác của bệnh tưa miệng hoặc nhiễm trùng nấm men trên môi gồm:
– Những mảng trắng trên môi.
– Đỏ hoặc đau ở khóe miệng.
– Da nứt nẻ, khô ở khóe miệng.
2. Ngứa ngáy, đau hoặc rát
Khi bị nhiễm nấm da mặt, người bệnh có cảm giác bị ngứa liên tục ở vùng mặt bị ảnh hưởng. Phát ban cũng có thể gây nóng, đau hoặc rát.
3. Thay đổi sắc tố da, da khô và bong tróc
Sắc tố da không đồng đều, kết cấu da gập ghềnh; da bị khô và bong tróc. Các vùng da mặt bị nấm thay đổi màu sắc (có đốm sáng hoặc tối), có thể có màu đỏ.
Nấm da mặt có thể xuất hiện dưới dạng phát ban đỏ có thể kèm theo mụn mủ, mụn bọc.
IV – Bị nấm da mặt có nguy hiểm không?
Bệnh nấm da mặt ở trẻ em và người lớn tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ gương mặt và tâm lý người bệnh.
Nấm da mặt trẻ em và người lớn có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm nấm da mặt của người bệnh để chỉ định phương pháp trị bệnh nấm da mặt phù hợp, hiệu quả.
Bệnh nấm da tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ gương mặt.
V – Chẩn đoán và xét nghiệm nấm da mặt
Bác sĩ có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm da mặt thông qua khám sức khỏe, triệu chứng và thực hiện xét nghiệm:
– Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng và quan sát trên da mặt và gương mặt.
– Bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhiễm trùng nấm men bằng cách nhìn vào da trên khuôn mặt của người bệnh.
– Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu phát ban để xét nghiệm. Nhân viên y tế nhẹ nhàng cạo một phần da khỏi vùng bị nhiễm bệnh. Sau đó, xem xét mẫu dưới kính hiển vi để xác định loại nấm gây nhiễm trùng.
– Trong một số trường hợp, nếu bác sĩ nghi ngờ bị nhiễm nấm ở phổi, não hoặc cơ quan nội tạng khác, họ có thể chụp X-quang , chụp MRI hoặc CT để tìm dấu hiệu nhiễm trùng.
Bác sĩ chẩn đoán nấm da mặt bằng cách hỏi triệu chứng và quan sát da mặt.
VI – Cách trị nấm da mặt an toàn và hiệu quả
Trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ bị nấm da mặt, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Người bị nấm da mặt có thể được chỉ định điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tùy theo mức độ và tình trạng nấm da mặt nặng hay nhẹ. Cụ thể:
1. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị nhiễm trùng nấm men trên mặt có thể bao gồm thuốc chống nấm. Tuy nhiên, da vùng mặt nhạy cảm nên người bệnh nếu không biết nấm da mặt bôi thuốc gì thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi hoặc uống khi chưa được bác sĩ chỉ định.
Một số phương pháp chữa nấm da mặt hiện nay đang được bác sĩ chỉ định sử dụng gồm:
– Kem trị nấm da ở mặt.
– Kem dưỡng da chống ẩm.
– Kem corticosteroid.
– Thuốc bôi nấm mặt.
– Thuốc mỡ chống nấm.
– Thuốc uống trị nấm da mặt.
Trường hợp nấm da mặt không biến mất sau khi đã sử dụng các loại thuốc ở trên, bác sĩ có thể cần kê cho bạn một loại thuốc chống nấm mạnh hơn. Thuốc chống nấm tại chỗ bao gồm:
– Miconazol.
– Terbinafine.
– Clotrimazol.
Trong một số trường hợp, bác sĩ bạn có thể đề xuất một loại thuốc chống nấm dùng bằng đường uống, ví dụ như Fluconazole. Người bị nấm da mặt cũng có thể cần sử dụng kem steroid để giúp giảm các triệu chứng.
Ảnh 6: Điều trị nhiễm trùng nấm men trên mặt có thể bao gồm thuốc chống nấm.
2. Điều trị nấm da mặt tại nhà
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo một số cách trị nấm da mặt tại nhà hiệu quả và an toàn dưới đây:
– Trị nấm da mặt bằng nước muối: Hòa tan 2 thìa phê nước muối biển với nước. Rửa sạch tay và vùng da bị nấm rồi thoa đều nước muối lên. Để lưu lại trên da 20 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước mắt. Nếu không biết bị nấm da mặt phải làm sao, bạn hãy thoa nước muối biển lên da mặt đều đặn 1-2 lần mỗi ngày. Nước muối có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tốt.
– Trị nấm da mặt bằng dầu dừa: Ngoài khả năng làm giảm các triệu chứng nấm da mặt, dầu dừa còn cung cấp độ ẩm và giữ nước cho làn da. Khi người lớn hoặc trẻ em bị nấm trên da mặt, bạn có thể sử dụng dầu dừa thoa lên vùng da bị nấm. Để lưu lại trên da khoảng 20 phút sau đó rửa sạch với nước sạch. Dầu dừa là cách trị nấm da mặt ở trẻ sơ sinh được nhiều mẹ sử dụng.
Trị nấm da mặt bằng dầu dừa.
– Trị nấm da mặt bằng dầu oliu: Nhờ khả năng chống nấm, làm dịu nhiễm trùng nấm men và làm dịu da nên dầu ôliu là cách chữa nấm da mặt dân gian được nhiều người sử dụng. Cách chữa nấm ở mặt bằng dầu oliu tương tự như với dầu dừa. Nếu không biết nấm da mặt và cách điều trị tại nhà thế nào thì bạn đừng bỏ qua dầu ôliu nhé.
– Tinh dầu hoa oải hương: Loại tinh dầu này có đặc tính kháng nấm, chống lại nấm Candida và Dermatophytes. Người bị nấm da mặt lấy 2-3 giọt tinh dầu hoa oải hương rồi thoa lên mặt. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại bằng nước mát.
– Tinh dầu kinh giới: Tinh dầu oregano (kinh giới) có tác dụng loại bỏ nhiễm trùng nấm candida. Nó chứa thymol làm mất nước các tế bào nấm men và tiêu diệt chúng. Bạn trộn 2- 3 giọt tinh dầu kinh giới với nước rồi thoa đều lên vùng da mặt bị nấm hoặc thêm 2-3 giọt dầu oregano vào cốc nước và uống.
– Tinh dầu cây trà: Dầu cây trà là một chất chống nấm hoạt động tại chỗ, cũng có thể làm dịu các kích ứng và ngứa do nhiễm trùng do đặc tính chống viêm. Tuy nhiên, không được sử dụng dầu cây trà bằng đường uống do độc tính toàn thân. Bạn có thể pha loãng 2-3 giọt dầu cây trà này với nước sau đó thoa lên da mặt bị nấm.
– Tinh dầu sả: Có khả năng chống nấm tốt do có chứa các thành phần polyphenol. Người bị nấm da mặt chỉ cần trộn một vài giọt dầu sả vào nước rồi thoa lên da. Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch mặt.
Một số loại tinh dầu có tác dụng kháng nấm như sả, oải hương, trà xanh, cây trả, kinh giới…
– Giấm táo: Giấm táo có tính axit giúp điều chỉnh độ pH trên da đồng thời hỗ trợ loại bỏ nấm Candida albicans hiệu quả. Bạn pha 2 thìa cà phê giấm táo với nước sau đó thoa lên vùng da mặt bị nấm. Để lưu lại khoảng 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước mát.Da mặt sẽ được làm sạch và bảo vệ khỏi các bào tử nấm tích tụ.
– Nghệ: Hoạt chất curcumin trong nghệ có đặc tính kháng nấm và là một trong những biện pháp điều trị nhiễm nấm tại nhà hiệu quả. Bạn có thể uống trà nghệ 1-2 lần/ngày hoặc đắp mặt nạ tinh bột nghệ lên vùng da mặt bị nấm.
– Sữa chua có chứa Lactobacillus: Sữa chua chứa đầy men vi sinh có chứa các chủng lactobacillus sống giúp loại bỏ nấm và giúp điều trị nhiễm nấm. Người bị nấm da mặt có thể bôi sữa chua lên vùng da bị ảnh hưởng hoặc ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua để cung cấp khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại nhiễm nấm.
Nghệ, sữa chua cũng giúp giảm nấm da mặt hiệu quả.
– Baking Soda và muối Epsom: Baking Soda có tác dụng giải độc, là sạch da. Muối Epsom giúp giảm ngứa và sưng tấy đáng kể trên da. Khi bị nấm da mặt, bạn trộn 2 nguyên liệu này với nhau theo tỉ lệ 1:1 với nước. Sau đó thoa hỗn hợp lên mặt trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Bạn cũng có thể thêm dầu oải hương và dầu khuynh diệp để có thêm đặc tính chống nấm tốt hơn.
– Lá ô liu: Trang anveya.com cho hay, lá ô liu chứa Hydroxytyrosol và Oleuropein có đặc tính kháng nấm. Bạn chỉ cần đun sôi lá ô liu để lấy nước uống. Uống 1-3 cốc mỗi ngày.
– Trà xanh hoặc trà đen: Cả hai loại trà này đều chứa polyphenol và catechin có tác dụng chống nấm. Bạn chỉ cần đắp túi trà đã ngâm lên vùng da mặt bị nấm. Ngoài ra, bạn có thể uống trà xanh 1-2 lần/ngày.
– Nước ép nam việt quất không đường: Nước ép nam việt quất có khả năng ức chế đặc tính bám dính tế bào của nấm candida albicans và giúp loại bỏ nhiễm nấm. Bạn có thể ngâm một miếng bông gòn trong nước ép nam việt quất không đường và chấm nhẹ lên vùng da mặt bị nấm. Kết hợp với uống nước ép nam việt quất để đạt được lợi ích tối đa trong việc chữa nhiễm nấm.
VII – Bị nấm da mặt kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Song song với việc sử dụng thuốc và điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân bị nấm da cần có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để bệnh mau khỏi và phòng ngừa tái phát. Cùng tìm hiểu nấm da mặt kiêng ăn gì và nên ăn gì ngay sau đây:
1. Bị nấm da mặt nên ăn gì?
Các thức ăn và thực phẩm người bị nấm trên da mặt nên ăn gồm:
– Rau củ quả không có tinh bột: Một số loại rau củ quả không có tinh bột như cà chua, bắp cải, rau cải xanh, súp lơ, rau má.. cung cấp các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng và tốt cho da, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh nấm da mặt hiệu quả.
– Thực phẩm giàu protein: Tăng cường dung nạp các thực phẩm giàu protein giúp làm giảm thiểu các tổn thương do nấm da mặt gây ra. Người bị nấm da mặt nên ăn nhiều trứng, cá, thịt lợn, nấm…
– Thực phẩm giàu probiotic: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng men vi sinh hàng ngày có thể cải thiện một chút sự mất cân bằng dẫn đến nhiễm trùng nấm men, thì những nghiên cứu khác thì không. Một số thực phẩm giàu men vi sinh là: bơ, kefir, sữa chua lợi khuẩn, kombucha…
– Các loại ngũ cốc: Người bị nấm da ở mặt nên ăn nhiều các loại ngũ cốc như ngô, gạo, bột mì, khoai lang…
– Chất béo lành mạnh: Ăn chất béo lành mạnh là một cách quan trọng để đảm bảo bạn tiêu thụ các axit amin cần thiết. Chất béo lành mạnh được tìm thấy nhiều trong quả bơ, quả ô liu, dầu dừa, hạt lanh, ô liu và dầu mè.
– Tỏi: Tỏi có đặc tính kháng nấm và sát trùng tự nhiên, đặc biệt hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng nấm candida. Vì vậy, hãy bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày để mau chóng loại bỏ nấm da mặt nhé.
– Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn nên khi ăn giúp kiểm soát tình trạng nhiễm nấm. Axit lauric và axit caprylic trong dầu dừa đều có khả năng chống lại các bệnh lý nhiễm trùng. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, dầu dừa có thể chống lại nấm Candida – nguyên nhân chính gây nấm da mặt.
– Hạt bí: Hàm lượng axit béo omega 3 dồi dào trong hạt bí được biết đến với công dụng kháng nấm và kháng vi rút. Đồng thời còn giúp giảm viêm và nuôi dưỡng da mềm mại khỏe mạnh.
Người bị nấm da nên ăn thực phẩm giàu protein, rau củ quả, các loại ngũ cốc, thực phẩm giàu probiotic…
– Gừng: Theo Đông y, gừng có tác dụng giải độc và kích thích lưu thông máu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, gừng có tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch, giảm bớt các vấn đề liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, khó tiêu. Đặc biệt, gừng còn giúp kiểm soát nhiễm trùng nấm da.
– Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc nổi tiếng trong điều trị nhiễm trùng cổ họng. Thảo dược này còn được biết đến với khả năng kháng nấm và kiểm soát nhiễm nấm vì có chứa lượng lớn hợp chất Flavonoid. Bạn có thể thêm cam thảo vào nước hoặc trà khi uống.
– Quế: Thảo dược quế từ lâu đã nổi tiếng với đặc tính chống nấm, chống viêm. Quế giàu axit capyric nên có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nấm men gây hại. Các nghiên cứu cũng khẳng định, quế và tinh dầu quế hữu ích khi bạn bị nấm da mặt do candida.
– Hành tây: Không chỉ có khả năng kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm nấm, hành tây còn rất giàu vitamin B6, C và chất chống oxy hóa. Đây đều là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe làn da.
2. Bị nấm da mặt kiêng ăn gì?
Bị nấm da mặt nên kiêng ăn gì? Có nhiều loại thực phẩm bị hạn chế trong chế độ ăn của người bị nhiễm nấm da mặt. Cụ thể là hải sản vỏ cứng, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm có đường, tinh bột, hầu hết các loại sữa, trái cây và thịt không nạc…
Các thức ăn/thực phẩm người bị nấm trên mặt nên kiêng ăn gồm:
– Hải sản vỏ cứng: Sở dĩ người bị nấm da mặt nên kiêng hoặc hạn chế ăn các loại hải sản vỏ cứng như tôm, ghẹ, cua, sò vì các thực phẩm này có chứa histamin gây ngứa.
– Hoa quả giàu vitamin C: Cơn ngứa do nấm da mặt sẽ nghiêm trọng và dữ dội hơn khi cơ thể dung nạp một lượng vitamin C lớn. Do đó, người bị nấm da mặt nên kiêng ăn hoàn toàn các loại hoa quả giàu vitamin C như quất, chanh, bưởi, cam…
– Dưa muối: Không chỉ làm giảm khả năng đào thải độc tố của cơ thể, ăn nhiều dưa muối còn gây nhiễm khuẩn ở những người có cơ địa nhạy cảm.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Ngoại trừ sữa chua, người bệnh nấm da mặt không uống sữa, ăn kem, phô mát, bơ để tránh bị kích ứng gây ngứa.
– Rau củ có tinh bột: Người bị nấm da mặt nên tránh ăn các loại rau củ có tinh bột vì thực phẩm này có khả năng tiếp xúc với nấm mốc, chẳng hạn như nấm. Các loại rau có tinh bột bao gồm: khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, đậu, ngô, cà rốt…
– Thực phẩm có đường: Hoa quả tươi, đông lạnh, đóng hộp và khô có nhiều đường đều không nên ăn khi đang bị nấm da mặt. Nước ép làm từ những loại trái cây này hoặc những loại có đường cũng nên tránh, gồm: chuối, mận, quả nho, nho khô, lê, táo…
Người bị nấm da mặt không nên ăn các loại hải sản vỏ cứng, thực phẩm giàu vitamin C…
– Thịt không nạc: Người bị nấm da mặt không nên ăn thịt đỏ, nội tạng, thịt đã qua chế biến như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…
– Động vật có vỏ và cá lớn: Ví dụ như cá ngừ và cá kiếm cũng có thể bị loại trừ ra khỏi chế độ ăn hàng ngày vì chúng có nhiều khả năng tiếp xúc với kim loại nặng như thủy ngân.
– Thực phẩm chế biến: Thực phẩm chế biến sẵn thường có lượng đường cao nên có thể khiến tình trạng nấm da nghiêm trọng hơn. Nhóm thực phẩm này gồm: thực phẩm ăn nhẹ đóng gói; trái cây sấy khô (chà là, mơ, mận, nho khô); nước xốt salad, nước chấm và gia vị đóng chai…
– Nhộng tằm: Nhộng tằm có nguy cơ gây dị ứng cao, ngay cả với những người chưa từng bị nấm da mặt.
-Thịt gà, thịt bò: Dù rất giàu đạm và protein, nhưng với bệnh nhân nấm da, hãy nói không với 2 loại thịt này nếu không muốn khởi phát các cơn ngứa da dữ dội.
– Đồ ăn vặt; đồ ăn cay nóng; đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích.
VIII – Cách chăm sóc da mặt khi bị nấm
Một số lưu ý trong cách chăm sóc da mặt khi bị nấm bạn cần nắm rõ để làm giảm tình trạng nhanh chóng gồm:
1. Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Khi bị nấm da mặt, bạn không nên sử dụng sữa rửa mặt. Nên vệ sinh da mặt bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da.
2. Không dùng mỹ phẩm, không trang điểm
Không dùng mỹ phẩm, không trang điểm hoặc bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào trong thời gian bị nấm da mặt…
3. Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ
Người bị nấm da mặt cần thoa kem hoặc uống thuốc trị nấm da mặt theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Sau khi điều trị nấm trên mặt khỏi, bạn có thể bôi kem bôi da Yoosun rau má lên vùng da mặt bị nấm để tránh thâm ngừa sẹo.
Kem bôi da Yoosun Rau Má.
Thành phần dịch chiết rau má và vitamin E trong kem bôi da Yoosun rau má có tác dụng kích thích quá trình tái tạo da, chữa lành các vết thương, giúp tránh thâm ngừa sẹo hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên có thể yên tâm sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
IX – Làm cách nào để ngăn ngừa nguy cơ bị nấm da mặt?
Giữ da mặt luôn sạch sẽ và khô ráo kết hợp tránh nguy cơ bị nhiễm nấm là những biện pháp giúp phòng ngừa nấm da mặt hữu hiệu. Cụ thể:
1. Giữ da mặt luôn sạch sẽ và khô ráo
Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng nấm trên mặt bằng cách giữ cho vùng da mặt luôn sạch sẽ và khô ráo. Để thực hiện được điều này, bạn cần chú ý:
– Rửa mặt mỗi ngày.
– Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và phù hợp với da.
– Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dễ gây kích ứng.
– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến nơi ô nhiễm, bụi bẩn.
– Sử dụng khẩu trang dùng một lần.
– Giặt khẩu trang vải thường xuyên.
2. Tránh nhiễm nấm
Để giảm nguy cơ nhiễm các loại nấm, bạn cần chú vệ sinh cá nhân tốt và bảo vệ bản thân khỏi các loại nấm có trong môi trường. Lời khuyên để tránh nhiễm nấm bao gồm:
– Đeo khẩu trang N95 để tránh hít phải loại nấm có hại nếu bạn sống ở khu vực thường thấy loại nấm này.
– Nếu bạn sống ở khu vực có nấm gây hại trong đất, hãy đeo khẩu trang hoặc ở trong nhà và đóng cửa sổ khi có bão bụi.
– Tắm sau khi bị bẩn hoặc đổ mồ hôi. Đừng để các vùng da bị ẩm ướt.
– Không nên đi chân trần trong phòng tắm công cộng, phòng tắm hoặc phòng thay đồ.
– Mặc đồ lót bằng vải cotton, sạch, khô.
– Chú ý chăm sóc sức khỏe răng và miệng.
– Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
– Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định: nếu bạn dùng kháng sinh quá lâu, nấm men có thể phát triển quá mức trong cơ thể và gây nhiễm trùng.
– Không dùng chung dụng cụ thể thao, khăn tắm hoặc các vật dụng cá nhân khác với người khác.
– Mặc quần áo bảo hộ như găng tay, ủng, quần dài và áo sơ mi dài tay khi làm việc với đất.
Giữ da mặt luôn sạch sẽ và khô ráo kết hợp tránh nguy cơ bị nhiễm nấm là những biện pháp giúp phòng ngừa nấm da mặt hữu hiệu.
Nấm da mặt có thể gây ngứa và khó chịu nhưng thường có thể điều trị được bằng thuốc chống nấm. Nếu tình trạng nấm da mặt không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng. Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng nấm da mặt bằng cách giữ cho vùng da đó sạch sẽ và khô ráo.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm da mặt hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.
Tham khảo thêm:
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23201-yeast-infection-on-face#symptoms-and-causes..
https://irsa.clinic/en/skin-and-nail-fungus-signs-and-symptoms-risk-level-2/.
https://www.anveya.com/blogs/top-tips/18-ways-to-cure-fungal-infection-on-skin-1
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24401-fungal-infections-mycosis
https://www.myupchar.com/en/disease/fungal-infections/what-to-eat-and-what-not-to-eat-in-fungal-infection
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!