Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/07/2021

Bị nấm môi miệng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

4 phút đọc Chia sẻ bài viết

Không chỉ lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bệnh nấm môi miệng còn có thể lây nhiễm từ người này qua người khác hoặc từ đồ vật sang người khi dùng chung đồ với người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị bệnh nấm môi ở trẻ em và người lớn qua bài viết dưới đây của Yoosun Rau Má để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả các bạn nhé!

Bị nấm môi miệng ở trẻ emHình ảnh môi bị nhiễm nấm.

I – Nguyên nhân gây ra nấm môi

Việc nắm rõ nguyên nhân gây ra nấm môi ở trẻ và người lớn sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nguyên nhân cụ thể như sau:

1. Nguyên nhân bệnh nấm môi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân chính gây bệnh nấm môi ở trẻ em và trẻ sơ sinh là do nấm Candida albicans. Ở trạng thái cân bằng, nấm Candida albicans ít khi gây hại. Nhưng một số yếu tố thuận lợi nào đó sẽ làm cho loại nấm này phát triển quá mức và gây ra nấm môi miệng.

Một số yếu tố làm tăng nguy có nhiễm nấm môi ở trẻ sơ sinhnấm môi miệng ở trẻ em gồm:

– Hệ thống miễn dịch yếu.

– Sử dụng thuốc kháng sinh.

– Người mẹ bị nhiễm nấm sinh dục.

– Khoang miệng của trẻ bị đóng cặn sữa sau khi bú.

– Môi miệng của bé không được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Trẻ ngậm ti giả, vòng ngậm nướu bị nhiễm nấm.

Bị nấm ở môiNguyên nhân chính gây bệnh nấm môi miệng ở trẻ và người lớn là do nấm Candida albicans.

( → Xem thêm: Nấm háng (bẹn) có lây không? Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị)

2. Nguyên nhân bệnh nấm môi ở người lớn

Candida albicans cũng chính là thủ phạm chính khiến người lớn bị nấm môi. Bất  kỳ ai cũng có thể bị nhiễm nấm môi nhưng các đối tượng người lớn dưới đây có nguy cơ cao hơn:

– Bệnh nhân hen phế quản, sử dụng corticoid kéo dài.

– Bệnh nhân ung thư.

– Bệnh nhân uống thuốc kháng sinh dài ngày.

– Bệnh nhân đái tháo đường.

– Bệnh nhân HIV.

– Bệnh nhân gặp các tình trạng răng miệng đặc thù, chẳng hạn như đeo niềng răng, dùng răng giả, khô miệng…

– Người vệ sinh răng miệng kém.

– Người hút thuốc.

II – Biểu hiện bị nấm môi miệng

Ở giai đoạn đầu, bệnh nấm môi thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng khi bị nấm ở môi miệng nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện dưới đây:

– Xuất hiện các mảng màu vàng (giống phô mai) hoặc kem trắng ở môi.

– Chảy máu nhẹ ở vết sưng khi bị cạo hoặc cọ xát.

– Đau nhức, nóng rát ở môi miệng, gây khó khăn cho việc ăn uống.

– Da môi, khóe miệng bị khô và nứt nẻ.

– Cảm giác khô miệng.

– Mất vị giác.

– Có mùi khó chịu trong miệng.

Ngoài ra, bệnh nấm môi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nếu lan vào miệng và thực quản sẽ gây ra các triệu chứng:

– Đau khi nuốt hoặc khó nuốt.

– Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở  trong cổ họng hoặc giữa ngực

–  Sốt khi trẻ bị nấm môi và nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.

Bệnh nấm môi ở trẻ sơ sinhTrẻ nhỏ bị nấm môi miệng gây khó khăn cho việc ăn uống và nuốt.

Trẻ bú mẹ bị nấm môi có thể truyền sang vú mẹ và khiến:

– Núm vú mẹ đỏ, nứt hoặc ngứa.

– Da căng bóng hoặc bị bong tróc ở trên quầng vú.

– Đau núm vú giữa các lần cho bé bú.

( → Xem thêm bị nấm nách phải làm thế nào TẠI ĐÂY)

III – Cách trị nấm môi hiệu quả và an toàn

Để chẩn đoán nấm môi ở trẻ nhỏ và người lớn, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng của bệnh nhân để tìm ra triệu chứng đặc trưng. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết vùng bị ảnh hưởng để tìm Candida albicans.

Bị nấm da môi dễ điều trị ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh, nhưng với những người có hệ miễn dịch yếu việc chữa nấm môi sẽ phức tạp hơn và mất nhiều thời gian hơn.

1. Nấm môi bôi thuốc gì? 

Để điều trị bệnh nấm môi, bác sĩ thường kê toa một hoặc nhiều loại thuốc sau, dùng trong 10 – 14 ngày:

– Thuốc chống nấm fluconazole (Diflucan)

– Viên ngậm chống nấm clotrimazole (Mycelex Troche).

– Thuốc điều trị môi bị nấm nặng amphotericin B (AmBisome, Fungizone).

– Thuốc uống chống nấm itraconazole (Sporanox), chỉ định cho người nhiễm nấm không đáp ứng với các cách điều trị khác hoặc người nhiễm HIV.

– Nước súc miệng chống nấm nystatin (Nystop, Nyata), có thể sử dụng tăm bông để chấm vào miệng cho trẻ nhỏ.

Trong quá trình điều trị nấm ở môi bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, thời gian và liều lượng uống.

Nấm môi bôi thuốc gìNgười bệnh cần sử dụng thuốc chống nấm môi theo đúng chỉ định của bác sĩ.

2. Các biện pháp khắc phục nấm môi tại nhà

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng bệnh nấm môi miệng ở trẻ em và người lớn như:

– Nước muối.

– Dung dịch nước và baking soda.

– Hỗn hợp nước và giấm táo.

– Hỗn hợp nước và chanh.

IV – Cách chăm sóc môi miệng khi bị nhiễm nấm

Song song với việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể đề nghị bệnh nhân áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà đồng thời thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị nấm môi đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát. 

– Không tự ý sử dụng thuốc xịt miệng hay nước súc miệng khi không được bác sĩ kê đơn.

– Vệ sinh răng miệng tốt và đúng cách.

– Sử dụng bàn chải mềm mại để tránh làm tổn thương các vết sưng ở môi miệng.

– Nên thay bàn chải đánh răng sau khi điều trị khỏi nấm môi.

– Trường hợp đeo răng giả cần vệ sinh đúng cách để giảm nguy nấm tái phát.

– Súc miệng bằng nước muối đúng cách để giảm và phòng ngừa nấm môi.

– Tăng cường ăn sữa chua; tránh hoặc hạn chế ăn một số loại thực phẩm như carbohydrate tinh chế và đường.

Trẻ bị nấm môiVệ sinh răng miệng tốt và đúng cách hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh nấm môi hiệu quả.

Bệnh nấm môi hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ kết hợp với thay đổi lối sống sinh hoạt. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh nấm môi, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun rau má tư vấn.

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục