Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 02/04/2024

Bị nổi sảy ở tay, chân: Nguyên nhân, cách chữa trị, phòng tránh

7 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rôm sảy không chỉ xuất hiện ở mặt, cổ, đầu, lưng mà còn có thể mọc ở cả chân và tay. Vậy khi trẻ nhỏ và trở sơ sinh bị nổi sảy ở chân tay ba mẹ nên làm gì để khắc phục? Có cách nào phòng tránh nổi sảy ở tay chân cho bé không?

I – Nguyên nhân nổi rôm sảy ở tay chân

Rôm sảy ở tay chân là một loại bệnh lý về da liễu có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Đây là tình trạng phát ban nhiệt trên cơ thể. Vi khuẩn, mồ hôi khiến cho những tế bào trên da bị tổn thương gây bít tắc ống mồ hôi rồi hình thành nên các nốt đỏ có cảm giác gai, ngứa.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rôm sảy như:

1. Do ống dẫn mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện

Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở đối tượng này, các tuyến mồ hôi thường chưa phát triển hoàn thiện nên khi cơ thể tiết ra quá nhiều mồ hôi dễ bị bít tắc dưới da.

Mồ hôi đọng lại trên da kết hợp với việc không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rôm sảy phát triển trong tuần đầu tiên của cuộc đời trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh nếu được sưởi trong lồng ấp hay mặc quần áo quá ấm khi bị sốt cao càng dễ bị nổi sảy ở tay chân.

Bị nổi sảy ở tayRôm sảy chân tay ở trẻ nhỏ xuất hiện do ống mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện.

2. Do khí hậu nhiệt độ cao

Nhiều người bị nổi rôm sảy ở tay chân vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao. Đặc biệt, ở những nơi có khí hậu nhiệt đới vào mùa nắng nóng nhiệt độ không khí tăng cao sẽ khiến cho hệ bài tiết của da gặp khó khăn. Tuyến bài tiết của cơ thể phải hoạt động quá sức dẫn đến tình trạng rôm sảy.

3. Vệ sinh chân tay chưa sạch sẽ

Nếu bạn không chú ý đến vấn đề vệ sinh chân tay, đặc biệt là sau khi nghịch đất cát hoặc làm công việc nặng nhọc cũng có nguy cơ bị nổi sảy ở chân tay cao. Bởi làn da không được vệ sinh sạch sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, cộng với mồ hôi nhiều dễ gây ra tình trạng rôm sảy.

4. Vận động quá sức

Nếu trẻ thường xuyên vận động nhiều khiến cho các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng là nguyên nhân bị nổi sảy ở tay chân. Vì những hoạt động này thường khiến cho cơ thể đổ nhiều mồ hôi dẫn tới hiện tượng phát ban nhiệt.

5. Quá nóng

Rôm sảy ở tay chân xuất hiện cũng có thể do cơ thể trẻ quá nóng. Đặc biệt là khi đi ngủ nếu như mặc nhiều quần áo, đắp chăn cũng có thể khiến cho rôm sảy xuất hiện.

Ngoài những nguyên nhân trên, bé bị rôm sảy ở tay còn có thể do sinh sống ở môi trường bị ô nhiễm, nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, hay do trẻ bị mắc chứng béo phì, thừa cân…

béo phì, thừa cân…

II – Biểu hiện nổi rôm sảy ở tay chân

Rôm sảy ở tay chân thường gây nên những nốt mụn nhỏ ngứa ngáy ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra do kích thích quần áo hoặc vết trầy xước.
Tùy vào từng tình trạng tắc nghẽn của ống dẫn mồ hôi, rôm sảy ở chân tay được phân chia thành nhiều loại. Mỗi loại sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Triệu chứng nổi rôm sảy ở chân tay cơ bản

– Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là dạng rôm sảy không có viêm, những mụn nước thường ở rất nông dưới lớp sừng. Rôm sảy tinh thể xuất hiện do sốt cao và sau khi khỏi bệnh sẽ để lại những mảng da mỏng bong tróc và không để lại sẹo.

– Rôm sảy đỏ: Dạng rôm sảy này xảy ra sâu bên trong da. Bạn có thể nhận biết dạng rôm sảy này thông qua một số dấu hiệu điển hình như: Trên da xuất hiện những nốt mụn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy như bị kiến cắt.

Chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngủ không ngon. Khi dùng tay gãi sẽ khiến cho các mụn nhọt bị vỡ ra. Nếu rôm sảy đỏ xuất hiện thường xuyên và không được chữa trị kịp thời có thể khiến da bị tổn thương và bệnh tiến triển nặng hơn.

Trên da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ.

– Rôm sảy mủ: Nếu trẻ bị rôm sảy ở chân tay dạng mủ trên da sẽ xuất hiện những nốt đỏ hoặc mụn lông ngay chính giữa. Chúng có thể vỡ ra gây chảy máu kèm theo mủ kèm theo đó là hiện tượng ngứa ngáy, đau rát thậm chí là viêm nhiễm.

– Rôm sảy sâu: Đây là loại nặng và thường gặp ở những người bị mắc rôm sảy đỏ. Dạng rôm sảy này đã ảnh hưởng tới lớp hạ bì sâu bên trong da nên khiến cho da có những mảng đỏ như da gà.

2. Triệu chứng rôm sảy ở tay chân nguy hiểm nên đi khám ngay

Ngoài những dấu hiệu rôm sảy ở chân tay nên trên, nếu bạn thấy trẻ kèm theo một số triệu chứng bất thường sau nên nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:

– Có nước mủ rỉ ra từ vùng da tay chân bị rôm sảy.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc háng.

– Sốt, ớn lạnh không rõ nguyên nhân.đỏ lan rộng trên da.

III – Hướng dẫn cách xử lý rôm sảy ở tay chân

Hầu hết các trường hợp bị rôm sảy tay chân có thể tự hết sau vài ngày nếu như da được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Tuy nhiên, rôm sảy xuất hiện cho thấy cơ thể trẻ đang nóng khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Do đó, cha mẹ nên có những biện pháp để can thiệp tình trạng này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

1. Trị rôm sảy bằng phương pháp dân gian

Trường hợp trẻ bị rôm sảy nhẹ, mới xuất hiện mẹ có thể tham khảo các phương pháp dân gian để tắm cho bé. Một số loại lá có chứa chất kháng sinh giúp sát trùng, kháng khuẩn có thể dùng đun nước cho trẻ tắm cải thiện triệu chứng rôm sảy.

Tắm mướp đắng

Mướp đắng là loại quả được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày và có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn và hỗ trợ điều trị bệnh rôm sảy.

Trong mướp đắng chứa nhiều vitamin C, lipid, protein… có thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Trị rôm sảy bằng mướp đắng.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Dùng 2 quả mướp đắng rửa sạch rồi xay nhuyễn. Lấy miếng vải buộc mướp đắng đã xay nhuyễn rồi để vào nước đun sôi.

– Bước 2: Lấy nước đã đun tắm cho bé, thực hiện từ 2-3 lần/tuần cho tới khi các nốt rôm sảy tay chân lặn dần.

Trị rôm sảy bằng lá trà xanh

Lá trà xanh có tính mát, vị đắng, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu chống mụn nhọt và rôm sảy hiệu quả. Ngoài ra, loại lá này còn chứa các axit amin tự do cùng một số vitamin A, B2, B5… có tác dụng diệt vi khuẩn, làm giảm triệu chứng sưng viêm.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi, vò nát rồi trộn cùng chút muối. Lấy hãm qua 1 lần nước rồi bỏ nước đầu đi.

– Bước 2: Đổ nước thứ 2 và đun sôi trong vòng 10 phút. Đợi hỗn hợp nguội thì sử dụng để tắm trực tiếp.

Tắm lá khế

Lá khế có vị chua, tác dụng tán nhiệt, giải độc nên thường được dùng để chữa trị mụn nhọt, mề đay, ngứa do dị ứng. Vì vậy, nếu trẻ đang bị rôm sảy ở chân tay mẹ có thể tham khảo và lựa chọn cách này.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi cùng với một chút muối.

– Bước 2: Khi nước sôi được khoảng 5 phút bạn tắt bếp chờ nước ấm rồi mang tắm cho bé.

2. Dùng kem bôi da Yoosun Rau má

Ngoài cách trị rôm sảy tay chân nêu trên bạn có thể tham khảo và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má.

Trường hợp trẻ bị nổi rôm sảy ở tay chân nhẹ, mẹ có thể mua kem Yoosun Rau má về bôi cho con. Sản phẩm có chứa các thành phần có lợi cho da như dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất Chlorhexidine và D-panthenol giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da và mụn hiệu quả. Ngoài  ra, kem Yoosun Rau má còn có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm mát da, giảm ngứa rát.

Kem Yoosun Rau má được nhiều bà mẹ bỉm sữa tin dùng khi bé bị rôm sảy hoặc gặp các vấn đề về da khác vì an toàn và lành tính do không chứa corticoid, parabens.

Nổi sảy ở chânYoosun Rau má được nhiều ba mẹ tin dùng để ngăn ngừa rôm sảy cho con.

Muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

3. Đi thăm khám bác sĩ

Đối với những trường hợp trẻ bị rôm sảy ở tay chân nặng, đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng không mang lại kết quả mong muốn nên đến bác sĩ để được thăm khám. Nếu như vùng rôm sảy phát ban, mẩn đỏ có dấu hiệu bị nhiễm trùng… bác sĩ có thể kê đơn thuốc chứa kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập, hạn chế biến chứng nguy hiểm.

IV – Cách phòng tránh bé bị rôm sảy ở tay chân

Nước ta là khu vực có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh rôm sảy phát triển. Do đó, cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh cho bé.

Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau:

1. Nơi ở đảm bảo thông thoáng sạch sẽ

Nơi ở của trẻ phải đảm bảo thoáng mát, thông gió. Nhà cửa, phòng ngủ phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Nên mở cửa phòng để đón ánh nắng mặt trời nhằm loại bỏ những vi khuẩn, tác nhân gây hại đến làn da trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho con ở những nơi thoáng mát, yên tĩnh. Tránh đến nơi đông đúc, ngột ngạt khó chịu.

2. Giữ gìn làn da sạch sẽ mỗi ngày

Để tránh bị rôm sảy ở chân tay bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé. Nên tắm gội cho bé hằng ngày để loại bỏ hết bụi bẩn, mồ hôi tránh bị bít tắc lỗ chân lông.

Bé bị nổi rôm sảy ở tay chânMẹ nên tắm sạch sẽ cho con mỗi ngày.

Mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da dành riêng cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn, tránh bị kích ứng khi sử dụng. Để phòng tránh rôm sảy ngoài việc sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má mẹ nên dùng kết hợp gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để tắm hàng ngày cho bé.

3. Sử dụng quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt

Ngoài những biện pháp nêu trên mẹ cũng nên sử dụng tã lót hoặc quần áo làm từ chất liệu vải mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo có chất liệu gây nóng và bí da. Đây cũng là cách phòng tránh rôm sảy cho bé mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước để tăng cường hoạt động giải độc của cơ thể. Ngoài nước lọc mẹ có thể cho bé uống thêm một số loại nước có tác dụng thanh nhiệt như: nước đỗ đen, nước sắn dây, nước sài đất, nước rau má…

Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm mát, chứa nhiều vitamin để giúp cơ thể thanh lọc, giải nhiệt.

Sử dụng quạt, điều hòa khi trời nóng để tránh cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi.

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề bé bị nổi sảy ở chân tay, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục