Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/03/2024

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Nguyên nhân, dấu hiệu, xử lý

12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Thời tiết nắng nóng cùng với việc vệ sinh chưa kịp thời khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh trên da, thường gặp nhất là rôm sảy ở trẻ. Vậy tại sao trẻ bị rôm sảy? Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh là gì và cách trị rôm sảy cho bé ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Rôm sảy còn được gọi là phát ban nhiệt, là tình trạng đổ nhiều mồ hôi nhưng ống mồ hôi bị bít tắc, gây ứ đọng mồ hôi, hình thành nên các nốt mụn nhỏ li ti trên màu da.

Bé bị nổi sảy ngứa là tình trạng không hiếm gặp. Tuy chỉ là bệnh ngoài da lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, nổi sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra các hệ lụy xấu tới sức khỏe của trẻ.

Do đó, việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và mức độ nguy hiểm khi trẻ trẻ bị nổi sảy là điều vô cùng quan trọng các mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ.

I – Hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ sơ bị rôm sảy khi thời tiết oi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, rôm sảy sẽ tự lặn hết và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh bị rôm sảy bị nhiễm khuẩn trở thành mụn mủ và nhọt. Dưới đây là một số hình ảnh bé sơ sinh nổi sảy:

Em bé bị nổi sảy phải làm saoTrẻ sơ sinh nổi sảy trên mặt

Trẻ sơ sinh nổi sảy mủ

Cách trị nổi sảy ở trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh nổi sảy ở đầu

Trẻ bị nổi sảy trên lưngTrẻ nhỏ bị nổi sảy ở lưng

II – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rôm sảy, nguyên nhân là do:

1. Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ chưa phát triển

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị nổi rôm sảy. Ở trẻ nhỏ, ống tuyến mồ hôi chưa phát triển nên khi cơ thể tiết ra mồ hôi không có đường thoát ra ngoài dễ gây bít tắc. Tình trạng bít tắc các tuyến mồ hôi gây ra bệnh rôm sảy. Đây cũng là lý do giải thích vì sao bé thường mọc rôm vào mùa hè và màu đông, mùa xuân ít thấy hơn.

2. Mặc quần áo dày, nóng

Đôi khi vào mùa hè do trẻ được cho mặc quần áo dày, không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, quấn tã quá chật cũng gây nên hiện tượng bít tắc tuyến mồ hôi.

Trẻ bị rôm sảy phải làm saoTrẻ bị rôm sảy do thời tiết nóng bức.

3. Vi khuẩn

Mồ hôi tích tụ trên da tạo môi trường ẩm ướt, nhờn dính từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ bám vào, sinh sôi nảy nở nhanh chóng.

Chúng chính là tác nhân gây viêm da, rôm sảy ở trẻ nhỏ.

4. Trẻ bị sốt cao

Nếu như trẻ bị sốt hay quá hiếu động cơ thể sẽ tăng cường hoạt động làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt. Vì vậy, đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bít tắc tuyến mồ hôi.

III –  Dấu hiệu trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy là những nốt mẩn đỏ to như đầu kim có hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh và thường mọc ở đầu, ngực, lưng…

Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ và ngứa có cảm giác nóng rát. Do đó, trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa và dễ làm cho da bị viêm nhiễm.

Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ đó là:

– Rôm dạng tinh thể (miliaria crystallina): Nguyên nhân gây rôm sảy dạng tinh thể là do ống tuyến mồ ở trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện. Đây là loại rôm sảy nhẹ nhất chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng. Chúng không có biểu hiện viêm, đau hay ngứa. Rôm dạng tinh thể thường xuất hiện do sốt cao và để lại các màng da đã bị bong tróc khi dứt bệnh.

– Rôm đỏ (miliaria rubra): Rôm sảy đỏ chúng thường xuất hiện sâu trong da. Vùng da này bị ảnh hưởng bởi những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa da. Chúng xuất hiện do thời tiết nóng ẩm.

– Rôm sâu (miliaria profunda): Dạng rôm sảy này tổn thương ở lớp sâu nhất của làn da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi rôm sảy đỏ kéo dài. Rôm sâu là loại ít gặp trong các loại rôm sảy.

Dấu hiệu rôm sảy ở trẻ nhỏRôm sảy xuất hiện từng mảng lớn trên làn da của trẻ.

Để nhận biết trẻ bị rôm sảy không quá khó bạn có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:

– Rôm sảy mọc thành từng đám, mảng lớn trên cơ thể, đặc biệt tại một số vị trí như cổ ngực, lưng, trán…

– Quan sát trên bề mặt da của trẻ có các nốt sẩn màu hồng, mụn nước nhỏ hoặc có màu trắng.

– Trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon khi rôm sảy xuất hiện.

– Các đám rôm sảy có thể lặn khi thời tiết chuyển mát và chỉ để lại những đám vảy da có màu trắng, mỏng. Khi thời tiết nắng nóng chúng có thể xuất hiện trở lại.

IV – Trẻ bị rôm sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy tuy là bệnh lành tính, dễ khỏi tuy nhiên cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ nếu không điều trị sớm và đúng cách:

– Trẻ ăn không ngon ngủ không yên do ngứa rát vùng da trẻ em nổi rôm sảy lâu ngày khiến trẻ cáu kỉnh, chán ăn, chậm tăng cân.

–  Nếu không biết chăm sóc, chữa trị có thể có biến chứng nặng hơn như viêm nang lông

V – Trẻ bị rôm sảy bao lâu thì khỏi?

Rôm sảy ở trẻ có thể tự hết trong một vài ngày. Nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng, kéo dài đến vài tuần. Mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi để giảm khó chịu và ngăn ngừa biến chứng.

Nên chọn loại kem bôi an toàn cho trẻ và tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có cách trị rôm sảy cho bé phù hợp nhất, tránh tự ý cho bé dùng thuốc vì da của trẻ mỏng manh và rất yếu.

VI – Trẻ bị rôm sảy có nên bôi phấn rôm?

Thoa phấn rôm cũng làm cho da được khô, chống viêm và thoáng mát. Tuy nhiên, nên thoa ngay sau khi tắm, không thoa khi mồ hôi nhiều.

Trẻ bị rôm sảy có nên bôi phấn rôm khôngRôm sảy trẻ sơ sinh có nên thoa phấn rôm không?

Vì như vậy sẽ làm bịt lỗ chân lông lại khiến cho tình trạng trẻ em bị rôm ngứa trở nên nặng hơn, chưa kể đến có những loại phấn rôm có chứa các thành phần không tốt cho da trẻ, nếu tự ý sử dụng sẽ rất nguy hại.

VII – Những vị trí bé hay bị rôm sảy

Em bé bị nổi sảy chủ yếu gặp ở các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như mặt, lưng, ngực, cổ, kẽ nách, háng… Nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh nổi sảy và trẻ nổi sảy khắp toàn thân. Cụ thể:

1. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt 

Trẻ bị rôm sảy ở mặt có thể thành từng nốt mụn li ti màu hồng đỏ, ngoài ra bé bị nổi sảy ở mặt cũng có thể mọc thành từng đám ở trán, má, cằm trẻ gây ngứa ngáy khó chịu.

2. Bé bị rôm sảy ở lưng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện gia tăng nguy cơ em bé bị rôm sảy ở lưng do vùng da bài tiết nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó việc để bé nằm quá lâu ở tư thế ngửa, đệm chiếu quá nóng và bí là nguyên nhân chính khiến trẻ bị nổi sảy trên lưng.

Trẻ bị rôm sảy phải làm sao Trẻ bị nổi rôm sảy ở lưng.

3. Bé bị rôm sảy ở cổ

Bé bị rôm sảy ở cổ do nóng, ẩm ướt, bí da, do sữa thức ăn chảy xuống mà không được vệ sinh kịp thời. Tình trạng này có thể đi kèm với hăm da vùng ngấn cổ.

4. Trẻ bị rôm sảy ở đầu

Đầu là nơi thoát nhiệt nên rất nhiều trẻ bị ra mồ hôi đầu ngay cả khi trời không quá nóng khiến da đầu bị vi khuẩn xâm nhập gây ngứa, khiến trẻ sơ sinh bị rôm ở đầu.

5. Trẻ bị rôm sảy khắp người

Tất cả những yếu tố về thời tiết như nhiệt độ cao, vi khí hậu nóng ẩm , chăm sóc và vệ sinh chưa đúng cách là điều kiện thuận lợi để rôm sảy xuất hiện và lây lan khắp cơ thể khiến bé bị rôm sảy khắp người.

Khi trẻ nổi sảy khắp người các mẹ cần chú ý vệ sinh thân thể bé, mặc thoáng mát để ngăn ngừa rôm sảy diễn tiến nặng hơn.

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Bé bị rôm sảy toàn thân phải làm thế nào?

6. Bé bị rôm sảy ở mông

Ở vị trí này thường bị hăm do vùng da bài tiết nhiều mồ hôi.

>> Xem VIDEO cách nhận biết và xử lý các vấn đề thường gặp về da ở bé <<Video cách xử lý rôm sảy cho bé hiệu quả nhất

VIII – Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Cách trị rôm sảy cho bé tại nhà

Rôm sảy có thể tự hết trong vài ngày đến chục ngày tuy nhiên để giúp bé dễ chịu và nhanh khỏi hơn, tránh để trẻ bị rôm sảy lâu ngày. Các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chữa rôm sảy đơn giản dưới đây:

1. Trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô

Lá tía tô cũng là một loại lá có công dụng sát khuẩn, phát tán phong hàn, trị bệnh hiệu quả bằng cách cho ra mồ hôi.

Đồng thời lá tía tô còn có khả năng giải nhiệt, làm mát rất tốt nên được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị rôm  sảy ở trẻ mang lại hiệu quả cao, lại an toàn, không gây kích ứng da.

Có nhiều cách sử dụng lá tía tô cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy, trong đó cách phổ biến nhất là đun nước tắm hoặc cho trẻ ăn bằng việc sử dụng lá để nấu canh, nấu cháo cho trẻ hoặc giã nước cho bé uống.

Cách trị rôm sảy cho bé tại nhàTắm lá tía tô trị rôm sảy cho bé.

Cách dùng lá tía tô trị rôm sảy bằng lá tía tô như sau:

– Bước 1: Các mẹ hái 1 nắm lá tía tô, sau đó nhặt lấy phần lá tươi mang rửa sạch. Tiếp đến, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn.

– Bước 2: Thái nhỏ lá tía tô cho vào trong máy xay cùng 100ml nước rồi vắt lấy phần nước cốt.

– Bước 3: Cho nước lá tía tô vào thau nước ấm đã pha sẵn và tắm cho trẻ. Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ nước để tránh bị bỏng, gây kích ứng làm ảnh hưởng tới da.

Chú ý: Trẻ bị rôm sảy và cách điều trị bằng sử dụng lá tía tô đun nước cho trẻ tắm cần tráng lại bằng nước sạch hoặc sữa tắm của bé để tránh các thành phần không có lợi tích tụ trên da gây viêm nhiễm.

(>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì)

2. Trị rôm sảy bằng lá khế

Một trong những cách trị rôm sảy được nhiều mẹ áp dụng đó là dùng lá khế. Theo Đông y, lá khế có tình bình, vị chua nhẹ có tác dụng giải độc thanh nhiệt. Tắm lá khế giúp làm mát da, giảm rôm sảy hiệu quả. Ngoài ra, lá khế cũng giúp giảm ngứa, tiêu viêm xoa dịu cảm giác khó chịu cho bé.

Theo y học hiện đại, tìm thấy trong lá khế có nhiều vitamin, chất kháng viêm tự nhiên và chất chống oxy hóa. Đây đều là những thành phần có lợi cho da, giúp vùng da bị tổn thương phục hồi nhanh chóng và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại khác:

Cách trị rôm sảy bằng lá khế như sau:

– Bước 1: Dùng 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.

– Bước 2: Cho lá khê vào máy xay, xay nhuyễn rồi vắt lấy phần nước cốt.

– Bước 3: Dùng nước cốt lá khế chấm lên da và đợi sau 15 phút rửa lại bằng nước sạch.

3. Cách trị rôm sảy cho bé bằng mướp đắng

Trong mướp đắng chứa tinh chất có lợi cho làn da, thường xuyên sử dụng mướp đắng sẽ làm cho làn da của trẻ mịn màng, hết mụn nhọt. Trị rôm sảy bằng mướp đắng cho trẻ chủ yếu bằng hình thức đun nước tắm cho trẻ.

Tuy nhiên da của trẻ nhỏ khá nhạy cảm và dễ tổn thương mà trong mướp đắng có axit kháng viêm, có tính sát trùng cao nên trường hợp trẻ có bệnh dị ứng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Cách chữa rôm sảy cho béTrị rôm sảy cho bé với mướp đắng.

Cách dùng mướp đắng trị rôm sảy như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1-2 trái mướp đắng cùng 1 nắm lá kinh giới. Rửa sạch nguyên liệu và ngâm với nước muối trong khoảng 10 phút.

Bước 2: Thái nhỏ mướp đắng, cho hết nguyên liệu vào trong nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước đã sôi bạn hãy duy trì lửa nhỏ trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Để nguội bớt nước hoặc hòa thêm nước mát và tắm cho bé hàng ngày.

Vào mùa hè nóng nực, mẹ có thể hoàn toàn cho bé ngâm trong chậu nước mướp đắng trong khoảng 10 phút.

4. Cách trị rôm sảy bằng lá chè xanh

Lá chè xanh là một trong các cách trị nổi sảy ở trẻ em được nhiều mẹ sử dụng hiện nay. Lá chè xanh có chứa các thành phần có khả năng kháng viêm, ức chế vi khuẩn phát triển vì vậy khi cho trẻ tắm lá chè xanh có thể giảm mụn rôm, ngứa ngáy, giúp da sạch hơn.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị 100g lá chè xanh rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi tiếp tục rửa lại với nước sạch.

Bước 2: Vò nát lá chè xanh cho vào nồi 1-2 lít nước đun sôi trong vòng 10 phút rồi để nguội bớt.

Bước 3: Pha loãng nước chè với nước sạch sao cho có nhiệt độ phù hợp. Tiếp đến, bạn đặt trẻ từ từ và tắm rửa nhẹ nhàng.

Bước 4:Tắm trong khoảng 5 phút và tráng lại 1 lần bằng nước sạch. Lau khô người và mặc lại quần áo cho bé.

5. Bé bị rôm sảy bôi hồ nước

Hồ nước là thuốc có tác dụng làm mát, dịu da, giảm ngứa tức thời. Thông thường hồ nước được sử dụng cho những trường hợp bệnh ngoài da cần làm dịu triệu chứng, giảm ngứa, làm sạch da trước khi dùng các thuốc điều trị chuyên biệt. Điều trị rôm sảy ở trẻ nhỏ có nên sử dụng hồ nước thì cần nghe theo bác sỹ

6. Cách trị rôm sảy cho bé webtretho chia sẻ

Trên webtretho – 1 diễn đàn lớn dành cho mẹ và bé, vấn đề rôm sảy ở trẻ được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm và chia sẻ các phương pháp mang lại hiệu quả mà họ đã sử dụng.

Trong đó nổi bật nhất là ba phương pháp :

– Tắm cho bé bằng các loại lá mát như sài đất, lá khế, kinh giới, chè xanh, mướp đắng,… giúp làm sạch và mát da.

trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh webtrethoTrị rôm sảy ở trẻ sơ sinh webtretho chia sẻ

– Cách điều trị rôm sảy cho bé bằng việc đắp/thoa thực phẩm có tính năng làm dịu mát da như phần ruột trắng của vỏ dưa hấu, nha đam, dưa leo,..

– Sử dụng các loại kem bôi có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, nhanh lặn rôm sảy.

( ** Các cách tự nhiên trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng)

7. Kinh nghiệm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng bộ đôi sản phẩm Yoosun Rau má

Ngoài những cách trị rôm sảy ở trẻ nhỏ nêu trên bạn có thể tham khảo và sử dụng bộ đôi sản phẩm Yoosun Rau má. Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má là combo chăm da đã và đang được hàng triệu mẹ bỉm tin dùng hiện nay.

Để trị rôm sảy cho trẻ bạn hãy thực hiện theo 2 bước dưới đây:

– Bước 1: Làm sạch da với gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má

Dùng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má là một bước giúp trị rôm sảy hiệu quả. Trong gel tắm gội có chứa thành phần chính là chiết xuất rau má nên có tác dụng làm dịu da, mát da và ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa.

Trẻ nhỏ bị nổi sảyGel Yoosun Rau má giúp làm sạch da ngăn ngừa rôm sảy.

Chưa hết, chiết xuất củ gừng và chiết xuất Bisabolol còn có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé tránh khỏi những tác nhân gây viêm. Đồng thời giúp làn da trở nên mềm mại, mịn màng, làm dịu các vết mẩn đỏ nhanh chóng.

Sử dụng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi: Sản phẩm không chứa cồn, không xà phòng, không sulfate, không silocol, không paraben… Mẹ có thể sử dụng gel để tắm gội hàng ngày cho bé để ngăn ngừa và xử lý rôm sảy, mẩn ngứa…

– Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má

Trẻ nhỏ bị nổi sảyThoa kem Yoosun Rau má mỗi ngày để trị rôm sảy hiệu quả.

Để việc trị rôm sảy đạt kết quả tốt hơn mẹ đừng bỏ qua bước thoa kem Yoosun Rau má. Sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhờ có bảng thành phần lành tính với dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol. Đặc biệt, kem bôi da Yoosun Rau má không chứa paraben, không corticoid…

Kem bôi da Yoosun Rau má mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong việc ngăn ngừa, trị rôm sảy, mẩn ngứa.

Sau khi tắm cho bé bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má xong mẹ hãy thoa kem Yoosun Rau má từ 2-3 lần/ngày. Chỉ với 2 bước đơn giản này bạn đã có thể xử lý nhanh chóng tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ.

Dùng sản phẩm chăm sóc da Yoosun Rau má trị rôm sảy cho bé hiệu quả là bí quyết của nhiều mẹ trẻ trong đó có các diễn viên nổi tiếng như Thúy Diễm, Bảo Thanh,..

trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặtCách trị rôm sảy mùa hè, mùa đông được Bà xã Lương Thế Thành chia sẻ

Diễn viên Thúy Diễm chia sẻ:

“Từ lúc mới sinh, Thúy Diễm may mắn được một chị bác sĩ chỉ cho tuýp kem Yoosun Rau má để thoa cho bạn Bảo Bảo khi bé bị muỗi đốt, rôm sảy, hăm tã… Khi sức lên là dịu mẩn, đỡ ngứa liền, không để lại sẹo thâm gì luôn”.

Kem bôi da Yoosun được chiết xuất từ nguồn rau má sạch 100% kết hợp cùng các thành phần khác đều được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn chất lượng cho phép. Vì vậy, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng khi trẻ bị rôm sảy.

IX – Cách phòng tránh rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để phòng tránh tình trạng trẻ bị nổi sảy trên mặt và các vị trí khác trên cơ thể, các mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau khi chăm sóc trẻ:

– Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, thông gió, tránh đưa trẻ đến những nơi đông đúc, ngột ngạt, nóng hay bí gió. Bởi đây đều là những yếu tố có thể khiến trẻ bị rôm sảy.

– Quần áo, tã lót của trẻ nên dùng loại vải sợi mỏng, mềm rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi. Không nên dùng các loại cải sợi tổng hợp, bí. Khi cơ thể trẻ không bị nóng sẽ hạn chế tiết mồ hôi, do đó ngăn ngừa rôm sảy hiệu quả.

– Mẹ nên tắm rửa cho con thường xuyên để giúp cơ thể làm mát, sạch da, thông thoáng các lỗ chân lông. Mẹ có thể dùng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má để phòng tránh rôm sảy cho bé.

– Ngoài ra, mẹ cần giữ cho làn da của con luôn được khô ráo và sạch sẽ. Không nên bôi nhiều kem hoặc các loại phấn lên da của trẻ vì dễ gây bít các lỗ chân lông, khiến trẻ dễ bị nổi rôm nhiều hơn.

– Không nên ủ con quá kỹ hoặc mặc nhiều quần áo cho trẻ nếu không thực sự cần thiết.

– Cần cho trẻ uống đủ nước, tăng cường các loại đồ uống trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, chống lại các tác động xấu từ bên ngoài.

Cách trị nổi sảy ở trẻ emTắm rửa và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ hàng ngày giúp phòng ngừa rôm sảy hiệu quả

– Trong trường hợp, trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7 đến 10 ngày, lan rộng toàn thân hoặc có dấu hiệu bội nhiễm như da sưng, nóng, đỏ, đau cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh để lại những biến chứng.

Hy vọng, với những thông tin nêu trên đã giúp bạn biết được nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị rôm sảy. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

3.7/5 - (22 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

4 bình luận cho “Trẻ bị rôm sảy phải làm sao? Nguyên nhân, dấu hiệu, xử lý”

  1. AvatarLê Thị Nhung,

    Muốn dùng thử cho con

    • AvatarYoosun Rau Má,

      Chào mẹ, bé bị bao lâu và tình trạng như thế nào vậy ạ? với rôm sảy thông thường mẹ dùng kem Yoosun rau má cho con được nhé. Mẹ vệ sinh da cho bé sạch sẽ rồi bôi cho bé 1 lớp kem Yoosun rau má, massage cho kem thấm đều, ngày bôi 2-3 lần mẹ nha. Ngoài ra mẹ nhớ mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi cho bé, có thể tắm nước mát như nước mướp đắng, sài đất, đinh lăng….

      Sản phẩm có bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, mẹ ở khu vực quận/ huyện nào ad tra địa chỉ nhà thuốc có bán yoosun rau má giúp mình nhé.

      [Đọc tiếp]

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục