Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 08/03/2024

Bệnh rôm sảy có lây không? Giải đáp của dược sĩ

5 phút đọc Chia sẻ bài viết

Câu hỏi:

“Thưa dược sĩ, hiện tại bé nhà tôi đang bị rôm sảy. Tôi đang rất băn khoăn liệu rôm sảy có lây không? Và cần lưu ý gì để tránh tình trạng lây lan này? Rất mong dược sĩ giải đáp giúp tôi câu hỏi này. Tôi xin cảm ơn!”

Trả lời:

Chào bạn, rôm sảy là một trong những bệnh ngoài da phổ biến thường xuất hiện ở các vùng nóng ẩm. Đặc biệt, bệnh thường phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ. Vì thế, nhiều phụ huynh thường quan tâm về bệnh và đặt những câu hỏi như rôm sảy có lây không? Cần lưu ý gì khi trẻ bị rôm sảy tránh lây lan? Cùng dược sĩ Yoosun Rau má tìm hiểu các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh rôm sảy có lây khôngRôm sảy có lây không?

 

I – Rôm sảy là như thế nào?

Rôm sảy là tình trạng da bị viêm do tắc nghẽn tuyến mồ hôi, thường xảy ra vào mùa nóng hoặc khi cơ thể bị nóng bức. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh.

Đây là căn bệnh lành tính nhưng nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách, vi khuẩn sẽ có thể xâm nhập vào tuyến mồ hôi và gây viêm da hoặc nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, có thể khiến khả năng điều tiết nhiệt suy giảm, gây tăng tiết mồ hôi.

1. Nguyên nhân

– Thời tiết nóng bức: Khi trời nóng, cơ thể tiết nhiều mồ hôi để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, mồ hôi sẽ ứ đọng dưới da, gây kích ứng và viêm da, dẫn đến rôm sảy.

– Mặc quần áo quá dày: Quần áo quá dày khiến cho cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến tăng tiết mồ hôi và tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

– Vệ sinh da không tốt: Da bẩn bám mồ hôi và bụi bẩn có thể làm tắc nghẽn tuyến mồ hôi, dẫn đến rôm sảy.

2. Triệu chứng

– Nổi mụn: Rôm sảy thường xuất hiện dưới dạng những nốt mụn nhỏ li ti, màu đỏ hoặc hồng, có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

– Da sưng tấy: Vùng da bị rôm sảy có thể sưng tấy nhẹ.

– Cảm giác nóng rát: Da có thể cảm thấy nóng rát, nhất là khi ra mồ hôi.

II – Rôm sảy có bị lây không?

Khi bị rôm sảy trên da người bệnh xuất hiện những nốt mụn đỏ li ti, gây ngứa, cảm giác như bị châm chích và gây sưng nhẹ ở những vùng da bị ảnh hưởng. Những vùng da dễ bị rôm sảy là vùng da tích tụ nhiều mồ hôi như phần da lưng, ngực, bẹn, nếp gấp khuỷu tay, sau đầu gối.

1. Rôm sảy có thể lan rộng trên cơ thể người bệnh

Rôm sảy có khả năng lây sang các vị trí khác trên cơ thể khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến phát ban lan rộng, đặc biệt là các vị trí có quần áo tiếp xúc trực tiếp với da.

2. Rôm sảy không lây sang người khác

Rôm sảy không lây sang người khác vì nguyên nhân gây ra rôm sảy không phải do vi khuẩn, virus hay nấm, mà do tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Do đó, rôm sảy không thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nổi sảy có lây khôngRôm sảy có thể lan rộng ra các vùng da trên cơ thể nhưng bệnh không gây lây lan sang người khác.

III – Nguyên nhân khiến rôm sảy lây lan

Tuy rôm sảy không có khả năng lây lan từ người này sang người khác, nhưng từ vùng da nổi rôm sảy hoàn toàn có thể lây lan sang vùng ra khác. Vậy nguyên nhân khiến rôm sảy lây lan ra vùng da khác là gì?

– Do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn dẫn đến phát ban lan rộng;

– Do mặc quần áo bó sát khiến vùng da bị rôm sảy tổn thương và lan rộng ra vùng da bên cạnh;

– Do chăm sóc và xử lý vùng ra bị rôm sảy không đúng cách, làm cho tình trạng bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, rôm sảy lây lan sang các vùng da khác.

IV – Những điều bạn cần lưu ý tránh để rôm sảy lây lan

Để tránh việc rôm sảy lây lan sang những vị trí khác trên cơ thể, bạn nên lưu ý những điều sau:

1. Giữ cơ thể mát mẻ

– Tắm rửa thường xuyên bằng nước mát, đặc biệt là sau khi vận động hoặc ra mồ hôi nhiều.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

– Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp giữa vị trí bị rôm sảy và các vật dụng như quần áo

– Sử dụng quạt hoặc máy điều hòa để làm mát không khí.

– Tránh cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Bị rôm sảy có bị lây khôngKhông nên gãi vùng da bị rôm sảy để tránh sự lây lan.

2. Vệ sinh da sạch sẽ

– Tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và sữa tắm dịu nhẹ. Nên tắm bằng nước mát để làm dịu vết phát ban.

– Lau khô da sau khi tắm và thay quần áo mới cho trẻ.

– Sử dụng khăn mềm để lau mồ hôi cho trẻ.

– Tránh gãi hoặc chà xát da bị rôm sảy.

– Nếu bạn bị rôm sảy ở bẹn tùy trường hợp, có thể sẽ phải tạm thời hãy ngưng mặc quần lót để tránh cọ xát vào vùng phát ban, đối với trẻ nhỏ cũng nên ngưng mặc tã.

3. Sử dụng kem bôi Yoosun Rau má 

Nhờ vào thành phần chứa giàu tinh chất rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidine, kem Yoosun Rau má sở hữu các công dụng tuyệt vời có ích cho da như làm giảm tình trạng hăm tã, rôm sảy, dưỡng ẩm, làm mát và dịu vùng da bị kích ứng.

Rôm sảy ở trẻ có lây khôngKem bôi Yoosun Rau má trị rôm sảy hiệu quả, an toàn, nhẹ dịu cho làn da nhạy cảm của bé.

4. Tránh các yếu tố nguy cơ

– Hạn chế cho trẻ chơi đùa ở những nơi nóng bức, ẩm ướt.

– Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có tính kiềm cao.

– Tránh sử dụng các loại kem dưỡng da có chứa nhiều hóa chất.

– Không nên tác động mạnh lên vết phát ban như gãi có thể khiến các vết mụn vỡ ra gây nhiễm trùng, thay vào đó hãy vỗ nhẹ giúp vết thương dễ chịu hơn.

!Lưu ý:

– Nếu rôm sảy nặng, có nhiều mụn nước hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng đỏ, nóng rát, chảy mủ), cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị.

– Không nên gãi rôm sảy vì có thể làm trầy xước da, dẫn đến nhiễm trùng.

Như vậy, với những thông tin nêu trên chắc hẳn bạn đã biết được rôm sảy có lây không và những lưu ý khi xử lý rôm sảy. Nếu như bạn có câu hỏi nào cần được hỗ trợ ngay về vấn đề này vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/romosozumab-aqqg-subcutaneous-route/description/drg-20461345

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/health-topics?pg=g

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục