Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/03/2024

Rôm sảy ở bà bầu có nguy hiểm không? Nguyên nhân và điều trị

Nội dung chính
[Hiện]
12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Không chỉ “hoành hành” ở trẻ nhỏ mà tình trạng rôm sảy ở bà bầu khá phổ biến. Hãy bỏ túi những bí kíp sau đây để trị rôm sảy khi mang thai an toàn nhé!

I – Bị rôm sảy có phải mang thai không?

Mọc rôm sảy cũng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm ở nhiều sản phụ. Nguyên nhân nổi sảy khi mang bầu là do thân nhiệt của sản phụ tăng cao nên mồ hôi tiết ra nhiều và không thể đào thải kịp ra bên ngoài. Do đó, rôm sảy xuất hiện ở vùng da có nhiều nếp gấp và tăng tiết nhiều mồ hôi như cổ, nách, lưng…

Nếu đột nhiên bị nổi rôm sảy kèm theo các triệu chứng khác như chậm kinh, ra máu báo, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi… các mẹ nên đến đi thăm khám để biết chính xác mình có mang thai hay không nhé.

bị rôm sảy có phải mang thai khôngMọc rôm sảy cũng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm ở nhiều chị em.

II – Nguyên nhân mẹ bầu bị nổi rôm sảy khi mang thai

Rôm sảy hay phát ban nhiệt là tình trạng xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti màu hồng ở trên da. Không chỉ “hoành hành” ở trẻ nhỏ mà tình trạng bà bầu bị rôm sảy khá phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu nổi rôm sảy, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là do thân nhiệt tăng cao, mất cân bằng nội tiết tố, mặc trang phục không phù hợp, ăn uống không hợp lý, da bị dị ứng hoặc thời tiết quá nắng nóng.

1. Do thân nhiệt tăng cao

Thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên cao so với mức bình thường làm da nhờn và ẩm ướt gây nên rôm sảy.

Con người có hai tuyến mồ hôi đó là tuyến đầu tiết và ngoại tiết. Khi mang bầu các mẹ thường có thân nhiệt cao hơn nên hệ thống thần kinh sẽ điều khiển cả 2 tuyến này. Sự hoạt đồng cùng lúc khiến bà bầu tiết ra lượng mồ hôi nhiều hơn nên dễ dẫn đến nổi rôm sảy

Nguyên nhân nổi rôm sảy ở bà bầu Phụ nữ mang bầu bị nổi sảy do thân nhiệt tăng cao, mất cân bằng nội tiết tố, ăn uống không hợp lý…

2. Do nội tiết tố mất cân bằng

Trong thời gian mang thai, lượng hormone progesterone và HCG trong cơ thể mẹ có xu hướng tăng để giữ bào thai trong tử cung. Chính điều này đã khiến nội tiết tố của mẹ bị mất cân bằng.

Không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản và sinh lý, nội tiết tố chi phối nhiều hoạt động khác của cơ thể, trong đó có tuyến mồ hôi. Vì vậy, nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ khiến da đổ nhiều mồ hôi hơn, dễ nổi rôm sảy khi mang thai.

3. Do ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn nhiều gia vị, thức ăn cay nóng; đồ hộp, thức ăn chế biến sắn, đồ ăn nhanh, hoa quả có tính nóng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu nổi rôm sảy.

4. Do trang phục không phù hợp

Trang phục mẹ bầu mặc dày, chất vải cứng không thấm hút mồ hôi khiến cho da tích tụ mồ hôi trong nang lông và dẫn đến nổi sảy khi mang thai. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da như viêm nang lông.

5. Do thời tiết nóng bức

Nhiệt độ môi trường bên ngoài cao khiến thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên. Cộng với việc thân nhiệt của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường nên cơ thể phải bài tiết lượng mồ hôi nhiều hơn để điều hòa thân nhiệt. Hậu quả là bà bầu nổi rôm sảy.

6. Do bị dị ứng da

Nội tiết tố của thai phụ thay đổi khi mang thai khiến làn da cũng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Vì vậy, một số mẹ có da nhạy cảm hoặc mẫn cảm có thể bị dị ứng màu nhuộm vải, nước giặt, dầu gội, nước xả…

III – Biểu hiện rôm sảy ở phụ nữ mang thai

Biểu hiện đặc trưng khi mẹ bầu bị nổi sảy là xuất hiện các nốt nhỏ màu hồng hoặc đỏ trên da, tập trung chủ yếu ở cổ, lưng, ngực…

1. Triệu chứng thường gặp

Mẹ bầu bị rôm sảy khi mang thai thường có các biểu hiện và triệu chứng dưới đây:

– Xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng ở trên da.

– Các nốt mụn nhỏ thường tập trung ở cổ, lưng, đùi, nách, khuỷu tay, nếp gấp ở bụng và dưới vú, vùng bẹn.

– Có cảm giác châm chích như kim châm.

rôm sảy ở phụ nữ mang thaiMẹ bầu bị rôm sảy thường xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng ở trên da.

– Vùng da bị rôm sảy có thể mọc xen kẽ các mụn trắng, mụn mủ.

– Rôm sảy và phát ban mọc từng từng đảm hoặc mảng lớn, nhất là ở các vùng da có nếp gấp tiết và tích tụ nhiều mồ hôi.

2. Triệu chứng cần đến bệnh viện thăm khám ngay

Tình trạng mang bầu nổi sảy thường không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần hoặc có dấu hiệu dưới đây, các mẹ nên đi thăm khám ngay:

– Rôm sảy, phát ban khắp cơ thể.

– Sốt kèm ớn lạnh.

– Vùng da bị rôm sảy sưng to, phồng rộp, chảy dịch màu xanh lá hoặc vàng.

– Phát ban chảy máu hoặc đóng vảy.

– Phát ban xuất hiện nhanh chóng và bất ngờ.

Phụ nữ mang thai nổi sảyMẹ bầu bị rôm sảy, phát ban khắp cơ thể nên đi khám ngay.

Bị nổi sảy khi mang thai không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể làm tổn thương da do mẹ bầu thường xuyên gãi. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, các mẹ nên tìm cách khắc phục ngay.

IV – Mẹ bầu nổi sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy cũng là bệnh da liễu lành tính nên hiếm khi để lại sẹo cũng như gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu được chăm sóc đúng cách, bà bầu nổi rôm sảy ở mức độ nhẹ sẽ nhanh chóng khỏi và không gây bất kỳ ảnh thưởng nào tới sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu tình trạng rôm sảy ở mẹ bầu nặng và không được điều trị có thể gây một số ảnh hưởng tới hai mẹ con. Cụ thể:

1. Đối với mẹ bầu

Đối với mẹ bầu, rôm sảy kéo dài không điều được điều trị có thể khiến:

– Mẹ bị mất ngủ, khó ngủ, ăn không ngon dẫn đến thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

– Mẹ bầu nổi rôm sảy nặng và thường xuyên cào gãi thì có thể khiến vùng da bị tổn thương lan rộng và sâu hơn. Hậu quả là có thể gây nhiễm trùng, viêm nang lông, chốc hay nhọt, nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

– Ngoài ra, rôm sảy có thể để lại vết thâm và sẹo trên da gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ mang thai.

2. Đối với thai nhi

Mẹ bầu bị mất ngủ, suy nhược cơ thể do rôm sảy kéo dài gây cản trở sự phát triển của thai nhi.

Nghiêm trọng hơn, mẹ bầu bị chán ăn kéo dài còn khiến thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng để phát triển. Tình trạng này nếu không được khắc phục có thể khiến thai nhi bị chậm phát triển, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, trẻ sinh ra bị nhẹ cân…

Bà bầu bị nổi sảyMẹ bầu bị rôm sảy nặng và kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ nên cần điều trị ngay.

Do đó, bà bầu bị nổi sảy cần nhớ, khi có dấu hiệu bị rôm sảy cần tìm cách khắc phục ngay, không được cào giã và chà xát mạnh. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bà bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn cách chữa nổi sảy khi mang thai phù hợp, an toàn và hiệu quả.

V – Bà bầu bị rôm sảy phải làm sao? Cách trị rôm sảy cho bà bầu

Cảm giác ngứa ngáy do rôm sảy không hề dễ chịu chút nào, nhất là khi các mẹ lại đang trong giai đoạn thai kỳ thì cảm giác lại càng khó chịu hơn.

Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nếu không được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, mẩn ngứa, các mẹ tuyệt đối không nên sử dụng vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Thay vào đó, các mẹ có thể tham khảo một số cách chữa trị nổi sảy ở bà bầu tại nhà đơn giản từ các nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

1. Sử dụng yến mạch để hạn chế nổi rôm sảy khi mang thai

Bột yến mạch có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên với những chất Avenanthramide có khả năng khiến các vết rôm sảy mau lành, không bị viêm nhiễm và an toàn để trị rôm sảy cho bà bầu.

– Chuẩn bị: Bột yến mạch.

– Thực hiện:

Hãy pha một chút bột yến mạch vào sữa lạnh tạo thành hỗn hợp hơi sệt dùng để đắp lên vùng da bị rôm sảy, sau 15 phút bạn rửa lại bằng nước sạch là được.

bà bầu bị rôm sảy phải làm saoPhụ nữ có bầu bị nổi sảy nên dùng yến mạch để giảm thiểu tình trạng.

2. Cách trị rôm sảy ở bà bầu bằng dưa chuột

Dưa chuột chứa nhiều nước, giàu vitamin, giúp làm dịu mát những vùng da mát da bị rổm sảy, loại bỏ cảm giảm ngứa khó chịu.

– Chuẩn bị: Dưa chuột.

– Thực hiện:

Mỗi ngày bạn lấy dưa chuột tươi xát lên chỗ bị rôm sảy và khoảng 30 phút sau mới rửa lại. Mỗi ngày bạn nên áp dụng phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả tích cực nếu bị rôm sảy khi mang thai.

cách trị rôm sảy cho bà bầuBà bầu bị rôm sảy phải làm sao? Xoa dưa chuột lên da giúp giảm rôm sảy.

3. Cách trị nổi sảy ở mẹ bầu bằng cây sài đất

Cây sài đất có tính mát, vị ngọt, chua, tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và thanh nhiệt. Chính vì vậy, dân gian thường sử dụng sài đất để chữa trị các chứng bệnh ngoài da như rôm sảy, dị ứng, mề đay mẩn ngứa…

Để giảm tình trạng tổn thương và ngứa ngáy do mang bầu bị nổi sảy, các mẹ có thể dùng cây sài đất theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị: 50g sài đất.

– Thực hiện: Cho 50g sài đất vào nấu với nước để lấy nước tắm. Mỗi ngày tắm 1 lần và tắm liên tục trong 1 tuần cho tới khi tình trạng rôm sảy thuyên giảm hẳn.

Nổi sảy ở bà bầuTrị nổi sảy ở mẹ bầu bằng cây sài đất

4. Cách trị nổi sảy khi mang bầu bằng lá khế

Từ lâu, dân gian đã sử dụng lá khế để chữa trị viêm da cơ địa, rôm sảy và mề đay mẩn ngứa. Do không chứa độc tính nên lá khế rất an toàn để dùng cho mẹ bầu bị nổi sảy.

Cách sử dụng lá khế chữa rôm sảy rất đơn giản như sau:

– Chuẩn bị: 200g lá khế.

– Thực hiện: Lá khế sau khi rửa sạch thì cho vào đun với nước trong khoảng 5-7 phút. Sau đó sử dụng nước này tắm hàng ngày. Tần suất và thời gian thực hiện là 1 lần/ngày và liên tục trong 10 ngày.

Nổi sảy ở mẹ bầu Lá khế giúp loại bỏ rôm sảy khi mang thai

5. Cách trị nổi sảy ở phụ nữ mang thai bằng lá kinh giới

Nếu có bầu bị nổi sảy nhưng chưa biết phải làm sao thì mẹ có thể dùng lá kinh giới.

Các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách trị rôm sảy từ lá kinh giới như sau:

– Cách 1: Giá nát 1 nắm lá kinh giới rồi vắt lấy nước cốt thoa đều lên các vùng da bị rôm sảy. Để yên trong 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước mát.

– Cách 2: Cho 1 nắm lá kinh giới vào đun với nước để lấy nước tắm hàng ngày. Nên kiên trì tắm 1 lần mỗi ngày và liên tục trong 10 ngày.

Bị nổi sảy khi mang thaiLá kinh giới được nhiều mẹ bầu sử dụng để giảm ngứa ngáy khó chịu khi nổi rôm sảy

6. Cách chữa bị nổi sảy khi mang thai bằng khoai tây

Bà bầu nổi sảy còn có thể sử dụng khoai tây để đẩy lùi rôm sảy. Hàm lượng vitamin B6 dồi dào trong khoai tây có tác dụng chống lại các viêm nhiễm hiệu quả.

Nếu mang thai nổi sảy, thai phụ chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị: 1-2 củ khoai tây tươi.

– Thực hiện: Gọt bỏ vỏ củ khoai tây sau đó cắt thành từng lát mỏng. Vệ sinh vùng da bị rôm sảy sạch sẽ rồi đắp lên. Để yên cho tới khi khoai tây khô lại thì rửa sạch lại bằng nước mát. Thực hiện đều đặn hàng ngày rôm sảy sẽ nhanh chóng biến mất.

Mang bầu bị nổi sảyKhoai tây giúp đẩy lùi rôm sảy hữu hiệu

 

7. Cách trị rôm sảy ở bà bầu bằng lá trà xanh

Thành phần phenol trong lá trà xanh có công dụng chống viêm, diệt khuẩn gây các bệnh trên da. Cùng với đó là chất EGCG có khả năng chống oxy hóa và kích thích tái tạo khỏe mạnh.

Cách chữa rôm sảy cho mẹ bầuChữa rôm sảy ở bà bầu bằng lá trà xanh.

Vì vậy, bà bầu bị nổi sảy có thể áp dụng cách trị rôm sảy từ lá trà xanh theo hướng dẫn dưới đây:

– Chuẩn bị: 200g lá trà xanh, muối biển.

– Thực hiện: Trà xanh sau khi ngâm rửa sạch với muối biển các mẹ cho vào nấu cùng nước. Chờ nước trà xanh bớt nóng thì các mẹ dùng để vệ sinh da, chú ý lau nhẹ nhẹ và kỹ ở vùng da bị rôm sảy.

8. Cách chữa rôm sẩy cho bà bầu bằng cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là liên thảo, cỏ mực. Công dụng của cỏ nhọ nồi là giải độc, thanh nhiệt nên giúp cải thiện rôm sảy cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả.

Cách trị rôm sảy cho bà bầuCỏ nhọ nồi loại bỏ rôm sảy cho mẹ bầu an toàn, hiệu quả.

– Chuẩn bị: 200g cỏ nhọ nồi, muối biển.

– Thực hiện: Cỏ nhọ nồi sau khi ngâm rửa sạch các mẹ cho vào nồi đun cùng nước trong khoảng 5-7 phút. Hoặc các mẹ có thể cho cỏ nhọ nồi tươi vào xay lọc lấy nước cốt. Dùng nước nhọ nồi thu được lau rửa vệ sinh vùng da bị rôm sảy mỗi ngày.

9. Cách chữa rôm sẩy cho bà bầu từ rau má

Theo Đông y, rau má có vị đắng, hơi ngọt tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận gan… do vậy được dùng để sát trùng, bổ dưỡng, trị rôm sảy ở bà bầu, mụn nhọt an toàn. Ngoài ra, rau má còn có tác dụng khiến vết thương mau lành, kéo da non.

– Chuẩn bị: 50g rau má.

– Thực hiện:

Rau má rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút cho sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó cho vào giã nát để vắt lấy nước. Khi uống mẹ có thể cho thêm một chút được hoặc muối để dễ uống. Sau đó, đem lá rau má đun làm nước tắm nhưng nhớ là không được chà xát mạnh.

Nhờ những công dụng tuyệt vời của rau má mà Công ty TNHH Đại Bắc đã sản xuất ra loại kem Yoosun tinh chế hoàn toàn từ rau má.

nổi rôm sảy khi mang thaiCách chữa rôm sẩy cho bà bầu bằng Yoosun rau má được rất nhiều người sử dụng

>> CLICK VIDEO xem dược sĩ nhà thuốc nói gì về kem Yoosun rau má <<

video trị rôm sảy khi mang thai

Bên cạnh đó, sự bổ sung thêm vitamin E giúp tăng cường sự mịn màng cho da, dưỡng da khiến vùng da bị rôm sảy mau lành và da đều màu. Kem Yoosun an toàn cho cả trẻ em và bà bầu cho nên các mẹ yên tâm sử dụng nhé!

VI – Những lưu ý để tránh bị nổi rôm sảy ở bà bầu

Tình trạng nổi sảy ở bà bầu có thể được phòng tránh hiệu quả nếu các mẹ tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

1. Giữ cho da luôn sạch sẽ, thoáng mát

Một làn da sạch sẽ và thoáng mát sẽ tránh được tình trạng tăng tiết mồ hôi. Bề mặt da luôn thông thoáng chính là bí quyết giúp ngăn chặn hiệu quả rôm sảy ở mẹ bầu.

Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu giữ cho làn da của mình luôn thoáng mát:

– Tắm rửa cơ thể sạch sẽ mỗi ngày để giúp bề mặt da luôn sạch sẽ, tránh tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.

– Mặc các trang phục rộng rãi, thoáng mát, mỏng nhẹ, thấm mồ hôi trong mùa hè để mồ hôi được thoát ra không gây tắc lỗ chân lông.

Cách tránh rôm sảy khi mang thaiMẹ bầu nên giữ cho da luôn sạch sẽ, thoáng mát.

– Nên ưu tiên chọn quần áo làm từ chất liệu vải sợi tự nhiên để thoáng da, tránh gây kích ứng.

– Ga giường nên chọn mua loại thoáng khí, chất liệu mềm mại.

– Sử dụng quạt, điều hòa trong mùa nóng để cơ thể luôn mát mẻ, tránh bị đổ mồ hôi.

2. Uống đủ nước

Bà bầu nếu không muốn bị rôm sảy trong thai kỳ hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày, vào những ngày nắng nóng có thể uống nhiều hơn.

Uống đủ nước không chỉ có tác dụng làm mát cơ thể mà còn giúp giải độc, loại bỏ độc tố trong cơ thể ra bên ngoài. Theo đó, ngoài nước lọc, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại nước có tác dụng thanh nhiệt như nước rau má, nước râu ngô, dưa leo, nước cam…

Rôm sảy ở bà bầu phải làm sao Bà bầu nếu không muốn bị rôm sảy trong thai kỳ hãy uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày

3. Tắm nước mát

Tắm nước lạnh cũng là một cách giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng rôm sảy khi mang thai. Do đó, vào mùa hè, các mẹ nên tắm nước mát không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Sử dụng nước lạnh khi tắm giúp làm mát và dịu da, giảm cảm giác khô ráp và ngứa ngáy.

Nổi sảy ở bà bầu Nên tắm nước mát, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.

4. Tăng cường thực phẩm tốt cho da và sức khỏe

Bên cạnh chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, các mẹ cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính mát, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm vào thực đơn ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả tươi…

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, hoa quả có tính nóng, gia vị cay nóng, thực phẩm nhiều đường…

Mẹ bầu bị rôm sảy khi mang thaiBà bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

5. Không nên dùng sữa tắm gây khô da

Sử dụng sữa tắm có độ PH gây khô da. Lúc này, cơ thể của mẹ bầu sẽ tự động điều chỉnh tiết dầu để làm ẩm làn da. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy.

Do đó, để tránh tình trạng bị nổi sảy ở mẹ bầu, các mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm có độ PH phù hợp với da.

Bị nổi rôm sảy khi mang thaiCác mẹ nên lựa chọn loại sữa tắm có độ PH phù hợp với da.

6. Chọn nước xả vải, nước giặt phù hợp

Làn da thường xuyên phải tiếp xúc với quần áo, vì vậy nếu các mẹ sử dụng nước xả vải hoặc nước giặt không phù hợp sẽ gây khiến làn da bị kích ứng dẫn đến rôm sảy.

Vì vậy, khi mua nước giặt và xả vải các mẹ nên ưu tiên các sản phẩm hữu cơ với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên có độ PH trung tính.

Bà bầu nổi sảyNên chọn nước giặt và nước xả vải hữu có với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên có độ PH trung tính.

7. Hạn chế hoạt động ngoài trời quá lâu

Hoạt động ngoài trời quá lâu với cường độ cao khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Bề mặt da ẩm ướt cộng với việc tiếp xúc cọ xát liên tục với quần áo có mồ hôi có thể gây rôm sảy. Vì vậy, bà bầu nếu không muốn nổi rôm sảy thì nên hạn chế hoạt động ngoài trời quá lâu để giúp da được khô thoáng.

Thông thường, hiện tượng nổi sảy ở phụ nữ mang thai sẽ khỏi sau khoảng 2-3 ngày khi các mẹ chăm sóc và chữa trị phù hợp. Do đó, nếu các triệu chứng rôm sảy không biến mất hoặc thuyên giảm sau 5-7 ngày hoặc có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy dịch… các mẹ nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục