Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 20/03/2024

Nguyên nhân và cách trị rôm sảy sau sinh an toàn cho mẹ và bé

10 phút đọc Chia sẻ bài viết

Rôm sảy là bệnh không riêng ở trẻ em mà cả người lớn cũng gặp rắc rối với chúng đặc biệt trong thời tiết mùa hè nóng bức. Mẹ bị rôm sảy sau sinh gây khó chịu, ngứa ngáy nếu gãi nhiều có thể gây tổn thương, nhiễm trùng rất nguy hiểm.

I – Mẹ bị rôm sảy sau sinh do đâu?

Rôm sảy là tình trạng trên da nổi các nốt mụn đỏ li ti trên bề mặt da, đặc biệt là ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, nách, bẹn, nếp gấp khuỷu tay, dưới ngực, thắt lưng, mặt sau đầu gối.

Rôm sảy là tình trạng bệnh thường hay xuất hiện khi thời tiết nóng ẩm. Khi trời nắng nóng, thân nhiệt con người tăng do đó sẽ đổ mồ hôi trên bề mặt da để làm lạnh cơ thể và bốc hơi. Tuy nhiên, do ống tuyến tiết mồ hôi bị tắc nghẽn nên chúng bị giữ lại dưới da không bài tiết ra ngoài được dẫn đến tình trạng trên da mọc những nốt nhỏ được gọi là rôm sảy.

Mẹ bị rôm sảy sau sinhPhụ nữ bị rôm sảy sau sinh có thể do độc tố trong người chưa hết.

Bất kỳ ai cũng có thể bị rôm sảy nhưng một số người có nguy cơ cao hơn, trong đó đó có mẹ sau sinh. Có 2 nguyên nhân khiến mẹ sau sinh dễ bị rôm sảy đó là:

– Thứ nhất: Do sau khi sinh, cơ thể mẹ tiết ra rất nhiều mồ hôi hơn so với bình thường.

– Thứ hai: Phụ nữ sau sinh ơ thể vẫn chưa ổn định, đang trong quá trình phục hồi, cơ thể yếu dễ bị nhiễm độc, gan không lọc hết các chất độc nên dễ bị rôm sảy sau sinh.

II – Triệu chứng nhận biết mẹ sau sinh bị rôm sảy

Dấu hiệu rôm sảy phổ biến nhất là xuất hiện các mảng mụn đỏ ở trên da. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, châm chích, sưng nhẹ ở vùng da nổi rôm sảy. Các triệu chứng này có thể tăng lên khi mẹ sau sinh tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc da bị cọ sát, trầy xước.

Tùy theo mức độ rôm sảy mà triệu chứng cũng có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết:

1. Triệu chứng rôm sảy ở mẹ sau sinh thể nhẹ

Với rôm sảy ở dạng bình thường, mẹ sau sinh có thể gặp các dấu hiệu sau:

– Xuất hiện các vết mẩn đỏ ở cổ, lưng, ngực, nếp gấp ở khuỷu chân, khuỷu tay.

– Những vết đỏ kéo dài, có thể lan rộng sang các vùng da khác.

– Cảm giác châm chích, ngứa ngáy.

Nổi sảy sau khi sinhỞ thể nhẹ, rôm sảy ở mẹ sau sinh chỉ là các vết mẩn đỏ ở cổ, ngực và lưng…

2. Triệu chứng rôm sảy ở mẹ sau sinh thể nặng

Khi bị rôm sảy ở thể nặng, ngoài các dấu hiệu như rôm sảy thể nhẹ, các mẹ còn có thể có các triệu chứng dưới đây:

– Vùng da bị rôm sảy và các vùng da xung quanh bị nóng, sưng, đau.

– Vùng da bị rôm sảy có thể bị da mủ, chảy nước mủ.

– Sưng hạch bạch huyết ở nách, cổ và háng.

– Sốt trên 30 độ, có cảm giác ớn lạnh.

Rôm sảy ở mẹ sau sinhỞ thể nặng, vùng da bị rôm sảy và các vùng da xung quanh bị nóng, sưng, đau.

3. Triệu chứng mẹ sau sinh bị rôm sảy cần đi khám ngay

Rôm sảy sau sinh thường sẽ thuyên giảm và khỏi khi các mẹ tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, giữ da sạch sẽ và khô thoáng. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng dưới dây, các mẹ nên đi thăm khám bác sĩ ngay:

– Các triệu chứng rôm sảy kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm.

– Tình trạng ban da nghiêm trọng hơn dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện.

Mẹ sau sinh bị rôm sảyVùng da rôm sảy bị đỏ, nóng và sưng; chảy mủ từ các vùng da tổn thương các mẹ cần đi thăm khám ngay.

– Cảm giác đau tăng lên và nghiêm trọng hơn.

– Có các dấu hiệu bị nhiễm trùng: Vùng da rôm sảy bị đỏ, nóng và sưng; chảy mủ từ các vùng da tổn thương.

– Rôm sảy kèm theo sưng các hạch lympho/hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc nếp bẹn/đùi.

– Sốt hoặc lạnh run không rõ nguyên nhân.

– Có dấu hiệu kiệt sức.

III – Mẹ sau sinh nổi sảy có nguy hiểm không?

Rôm sảy là bệnh lý về da khá lành tính và thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Thông thường, rôm sảy thể nhẹ có thể mà không cần điều trị khi thời tiết mát mẻ.

Nổi sảy sau sinh đa phần không để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm do đó các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu rôm sảy sau đẻ nghiêm trọng khiến mẹ bầu ngứa ngáy và phải thường xuyên cào gãi thì có thể khiến da bị tổn thương, bội nhiễm, hậu quả là dẫn tới bị nhọt, viêm nang lông hay chốc.

Nổi say sau khi sinhMẹ sau sinh bị rôm sảy nếu để kéo dài không điều trị không chỉ gây tổn thương da mà còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nguy hiểm hơn, nếu không được điều trị sớm và đúng cách, các tổn thương da có thể lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

– Suy giảm điều tiết nhiệt.

– Nhiễm khuẩn thứ phát: thường do tụ cầu.

– Tăng tiết mồ hôi ở các vùng không bị ảnh hưởng.

Do đó, nếu không may sau khi sinh nổi sảy, các mẹ không nên cào gãi chà xát mạnh gây tổn thương da hay nặn mụn nước. Thay vào đó, nên sử dụng các biện pháp khoa học và an toàn nhằm làm giảm ngứa ngáy, giảm tổn thương da và phòng tránh biến chứng.

IV – 6 Cách trị rôm sảy sau sinh hiệu quả nhất

Nếu mẹ đang bị rôm sảy không biết phải làm sao và chữa bằng cách nào thì có thể tham khảo và lựa chọn một trong những cách trị nổi sảy sau sinh an toàn và hiệu quả dưới đây:

1. Trị rôm sảy sau sinh bằng lá dâu tằm

Nhờ vị đắng, ngọt, tính hàn nên lá dầu tắm có tác dụng bổ phổi, phân tán gió nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, trị rôm sảy sau sinh.

Cách trị rôm sảy sau sinhChữa nổi sảy sau sinh bằng dâu tằm.

– Chuẩn bị: 1 nắm lá dâu tằm tươi.

– Cách tắm nước dâu tằm chữa rôm sảy sau sinh: Rửa sạch lá dâu tằm rồi cho vào nấu với nồi nước. Pha nước dâu tằm với nước mát để tắm.

– Thời gian áp dụng: Mẹ sau sinh nên tắm nước dâu tắm liên tục trong 5 ngày để loại bỏ sạch rôm sảy.

2. Chữa rôm sảy sau sinh bằng gừng

Gừng là thứ gia vị trong mỗi bữa ăn nhưng cũng có công dụng trị rôm sảy cho phụ nữ sau sinh an toàn. Sở dĩ gừng có thể chữa rôm sảy là vì thảo dược này có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt.

Có hai cách chữa rôm sảy sau sinh bằng gừng các mẹ có thể tham khảo là:

– Cách 1: Giã gừng tươi rồi lọc lấy nước cốt. Thoa nhẹ nhàng nước cốt gừng tươi lên vùng da bị rôm sảy. Để lưu lại trên da khoảng 15-20 phút rồi tắm lại với nước sạch. Nên thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.

– Cách 2: Giã nát 2 củ gừng rồi cho vào đun cùng 2 lít nước để lấy nước tắm. Pha nước gừng với nước mát rồi thực hiện tắm rửa sạch, chú ý tắm kỹ ở các vùng da bị rôm sảy. Mẹ có thể tắm nước gừng cho tới khi rôm sảy biến mất.

Cách chữa rôm sảy sau sinhChữa nổi sảy sau khi sinh bằng gừng.

!Lưu ý: Khi sử dụng gừng trị nổi sảy sau sinh, các mẹ hãy để cả vỏ chỉ cần làm sạch phần đất bẩn bám bên ngoài củ gừng là được. Với công dụng sát khuẩn, chống viêm, đây là phương pháp trị rôm sảy an toàn vốn được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

3. Uống bột sắn dây – Cách trị rôm sảy sau khi sinh 

Trong Đông y, bột sắn dây có tính bình, tác dụng giải độc, làm mát và bồi bổ cơ thể. Vào mùa hè nắng nóng, uống nước bột sắn dây rất ngon vì nó mát, giúp bồi bổ cơ thể ngăn ngừa tình trạng rôm sảy, khiến chúng mất đi và không hành hạ bạn nữa.

Ngoài ra, bột sắn dây cũng có công dụng tốt với hệ tiêu hoá, ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột… Mẹ bị rôm sảy sau sinh hãy bổ sung cách làm đơn giản này trong sổ tay của mình nhé.

Bị rôm sảy sau sinhMẹ bị rôm sảy sau sinh uống bột sắn giúp loại bỏ tình trạng rôm sảy

– Pha uống sống: Cho 2 thìa bột sắn dây và 1 thìa đường vào cốc nước 250ml rồi khuấy đều. Các mẹ có thể cho thêm chút nước cốt chanh và đá để uống ngon hơn. Nên uống 1 lần/ngày và uống sau bữa ăn.

– Pha chín: Cho 2 thìa bột sắn dây, 1 thìa đường vào nước lạnh khuấy đều lên cho tới khi hỗn hợp sền sệt. Sau đó, từ từ đổ nước sôi vào trộn đều cho tới khi bột sắn dây chín là có thể uống.

4. Cách trị nổi sảy sau khi sinh bằng mướp đắng

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt giải độc.

Mẹ có thể chế biến mướp đắng thành các món ăn hàng ngày để trị rôm sảy từ bên trong hoặc nấu mướp đắng lấy nước tắm hàng ngày để loại bỏ rôm sảy từ bên ngoài.

Sau khi sinh nổi sảyMướp đắng giúp cải thiện và phòng ngừa rôm sảy sau sinh hiệu quả.

Dưới đây là một số cách trị nổi rôm sảy sau sinh bằng mướp đắng các mẹ có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

– Bôi nước cốt mướp đắng: Giã nát 3 quả mướp đắng và vắt lấy nước cốt. Rửa sạch vùng da bị rôm sảy rồi bôi nước cốt mướp đắng lên. Giữ trên da khoảng 10 phút. Cuối cùng, tắm lại bằng nước sạch như bình thường.

– Tắm nước mướp đắng: Cho 4 quả mướp đắng vào đun cùng 3 lít nước để lấy nước tắm. Chờ nước nguội bớt, các mẹ lấy khăn sạch nhúng vào nước mướp đắng rồi thoa đều lên da, chú ý thoa kỹ ở các vùng da có nhiều rôm sảy. Sau đó tắm lại bằng nước sạch và lau khô người.

– Uống nước cốt mướp đắng: Mẹ có thể ép 2 quả mướp đắng tươi rồi lấy nước cốt. Uống trực tiếp nước cốt mướp đắng sẽ giúp thanh lọc và thải độc cơ thể. Sau khoảng 4 – 5 ngày, tình trạng rôm sảy sẽ thuyên giảm.

5. Cách trị rôm sảy sau sinh bằng nha đam

Được mệnh danh là “thần dược của thiên nhiên”, nha đam có khả năng điều trị rôm sảy sinh hiệu quả và an toàn. Các dưỡng chất trong nha đam có tác dụng làm làm và dịu da, đặc biệt còn chống viêm da tốt.

Để trị rôm sảy sau sinh, các mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Chuẩn bị: Gel nha đam.

– Thực hiện: Bôi trực tiếp lên các vùng da bị rôm sảy. Để lưu lại trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước mát. Nên thực hiện đều đặn 3 lần/tuần cho tới khi rôm sảy biến mất.

Trị nổi say sau sinhCác dưỡng chất trong nha đam có tác dụng làm làm mát và dịu da nên giảm rôm sảy hiệu quả.

!Lưu ý: Trường hợp mẹ bị rôm sảy sau sinh đã áp dụng các cách chữa trại ở trên những cách chữa trị ở trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, các mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả nhé.

Bên cạnh các cách trị rôm sảy sau sinh từ bên ngoài ở trên, các mẹ nên kết hợp uống thêm nước má mỗi ngày để thanh lọc cơ thể từ bên trong tác dụng rất an toàn với mẹ bị rôm sảy sau sinh.

6. Cách trị rôm sảy sau sinh bằng bôi kem rau má Yoosun

Rau má là loại cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, những tinh chất trong rau má còn kích thích lên da non, làm lành vết thương.

Với sự tinh chế chiết xuất hoàn toàn từ rau má sạch và bổ sung thêm các vitamin tốt cho da, kem rau má Yoosun có tác dụng khiến đám rôm sảy ngứa ngáy bị tiêu diệt nhanh chóng mà còn dưỡng da, làm da căng mịn.

Trị rôm sảy sau sinhVới những thành phần lành tính, kem bôi Yoosun rau má trị rôm sảy rất an toàn với phụ nữ sau sinh

>> CLICK VIDEO xem những review về kem Yoosun rau má từ người dùng <<
Video cách trị rôm sảy sau sinh

Để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm Yoosun rau má, các mẹ hãy gọi tới tổng đài 1800.1125 nhé!

V – Cách phòng tránh rôm sảy sau sinh

Để phòng tránh rôm sảy sau sinh hiệu quả, các mẹ cần lưu ý thực hiện một số điều dưới đây trong vấn đề vệ sinh, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

1. Chú ý vệ sinh, giữ da thoáng mát

Vệ sinh không sạch là một trong các nguyên nhân dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có rôm sảy. Vì vậy, về vấn đề vệ sinh, các mẹ nên chú ý:

– Vệ sinh và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để giúp làm sạch da, lỗ chân lông thông thoáng và cơ thể mát mẻ.

– Giữ nhà cửa, phòng ngủ, giường chiếu chăn ga gối và chăn màn sạch sẽ.

Sau khi sinh nổi sảy nên làm gìMẹ sau sinh cần chú ý tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để giúp làm sạch da, lỗ chân lông thông thoáng và cơ thể mát mẻ.

– Thay đổi giày và quần áo khác nếu đã bị ẩm ướt hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi.

– Nên dùng quạt thông khí hoặc điều hòa, đặc biệt là vào mùa nắng nóng để tránh đổ nhiều mồ hôi, da luôn được khô thoáng và mát mẻ.

– Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm từ chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh…

2. Ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm có tính mát

– Ăn uống hợp lý giúp cải thiện và phòng ngừa rôm sảy sau sinh hiệu quả. Vì vậy, các mẹ nên:

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả trong chế độ ăn uống hàng ngày.

– Uống đủ nước (1,5 – 2 lít nước/ngày) để giải nhiệt, đào thảo độc tố và làm mát cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể sử dụng các loại nước có tính mát như: nước râu ngô, nước rau má, bột sắn dây, cam, dưa leo.

– Ưu tiên uống các loại nước có tác dụng giải nhiệt, giải độc và tốt cho tiêu hóa như: nước sắn dây, rau má…

– Bổ sung các loại hoa quả có tính mát vào chế độ ăn hàng ngày như: trái cây họ bưởi (cam, quýt, bưởi), lê, táo…

Nổi say sau sinhCác mẹ nên hạn chế ăn mít, vải, xoài nếu không muốn bị rôm sảy tấn công

– Hạn chế ăn các thực phẩm có tính nóng dễ gây nóng trong và rôm sảy như mít, vải, xoài, nhãn, sầu riêng…

– Hạn chế tiêu thụ đồ hộp vì thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, nếu ăn thường xuyên có thể sinh ra nhiều chất độc trong cơ thể.

– Đồ chiên rán (khoai tây chiên, gà rán, xúc xích…) các mẹ cũng nên hạn chế ăn vì nhiều chất béo có thể làm nhiệt độ cơ thể gây rôm sảy kéo dài.

– Thức ăn chế biến sẵn nhiều đường, muối, dầu mỡ; gia vị và các món ăn cay; thức ăn nhiều đường; trà sữa, cà phê, nước ngọt có ga… dễ gây mất nước, khiến da đổ mồ hôi và gây rôm sảy. Vì vậy, các mẹ cũng cần hạn chế ăn.

3. Sinh hoạt khoa học, tránh xa các các yếu tố gây kích thích

Trong sinh hoạt hàng ngày, để phòng ngừa rôm sảy xuất hiện, mẹ sau sinh nên thực hiện một số nguyên tắc sau:

– Tránh xa các yếu tố có thể gây kích ứng da như mỹ phẩm, nước hoa, kem dưỡng da…

– Sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà phòng có độ PH phù hợp với da. Tránh dùng các loại sữa tắm có độ PH cao gây khô da.

– Chọn mua nước xả vải, nước giặt có độ PH trung tính để không gây kích ứng da khi tiếp xúc.

– Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress vì tâm lý lo lắng có thể làm tăng tiết mồ hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt.

– Hạn chế hoạt động ngoài trời quá lâu khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi làm da ẩm ướt gây rôm sảy.

Cách trị rôm sảy sau khi sinhMẹ sau sinh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.

Rôm sảy sau sinh không phải là bệnh ngoài da nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày và mất thẩm mỹ cho da. Do đó, các mẹ bị rôm sảy sau sinh nên áp dụng các cách trị rôm sảy sau sinh chúng tôi chia sẻ ở trên để cải thiện tình trạng. Nếu rôm sảy kéo dài hoặc có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp các mẹ nhé!

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (3 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục