Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì an toàn? 10 lá tắm mẹ nên dùng
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trẻ nhỏ làn da còn non nớt và dễ bị thương tổn nên thường xuyên mắc phải những vấn đề về da, trong đó thường gặp là rôm sảy. Nếu để tình trạng rôm sảy chuyển qua thể nặng và bị viêm, có mủ, nhiễm trùng cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da, sức khỏe và sự phát triển của bé.
Bé bị rôm sảy có nhiều cách để chữa, nhưng bố mẹ thường dùng các loại lá cây mát để tắm cho bé. Vậy trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? có những bài thuốc nào giúp bé cải thiện tình trạng rôm sảy? Cùng điểm qua một số bài thuốc hiệu quả dễ làm để hạn chế rôm sảy ở bé.
I – Tại sao nhiều mẹ tắm lá cho bé khi bị rôm sảy?
Bên cạnh phương pháp điều trị y khoa, nhiều mẹ đã lựa chọn cách tắm lá cho bé theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng để chữa rôm sảy. Phương pháp tắm lá trị rôm sảy được nhiều mẹ áp dụng vì:
– Tắm nước lá giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, thông tuyến mồ hôi nên giúp giảm rôm sảy.
– Một số loại lá còn có công dụng ngừa viêm, kháng khuẩn, bảo vệ và tăng đề kháng cho da.
– Sử dụng các loại lá thảo dược tự nhiên nên an toàn cho đối với sức khỏe và da bé.
– Các loại lá tự nhiên lành tính nên không gây tác dụng phụ hoặc gây hại cho sức khỏe.
– Đa dạng các loại lá tắm như: sài đất, trầu không, chè xanh, khổ qua, tía tô, dâu tằm, kinh giới, rau sam, mảnh bát…
– Dễ tìm và dễ mua các loại lá tắm ở nhiều nơi.
– Cách thực hiện đơn giản, có thể tự làm tại nhà.
– Tiết kiệm chi phí.
Tắm lá trị rôm sảy được nhiều mẹ lựa chọn vì an toàn, lành tính.
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, phương pháp chữa rôm sảy bằng lá tắm vẫn có một số nhược điểm như:
– Chỉ phù hợp với tình trạng rôm sảy nhẹ, chưa có triệu chứng nặng hay bị nhiễm trùng.
– Với trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng thì tắm lá hầu như không đem lại hiệu quả. m
– Các loại lá tự nhiên có dược tính thấp nên hiệu quả cải thiện rôm sảy chậm, tính đặc trị không cao và cần kiên trì trong thời gian dài.
Vì vậy, trước khi sử dụng, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể xem con có phù hợp không, nên sử dụng loại lá nào, trong bao lâu và tắm thế nào.
II – Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? 10 loại lá tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại lá trong dân gian được sử dụng để trị rôm sảy cho bé. Ưu điểm của các loại lá này là dễ kiếm và thực hiện đơn giản. Nếu mẹ cũng đang không biết trẻ bị rôm sảy tắm lá gì hay trẻ bị rôm sảy nên tắm gì mau khỏi thì có thể tham khảo một số loại lá dưới đây:
1. Bé bị rôm sảy tắm lá khế
Lá khế được nhiều người sử dụng để trị rôm sảy nhờ đặc tính kháng khuẩn, thanh nhiệt, giảm dị ứng, giảm viêm ngứa, làm mát da, đây cũng là câu hỏi cho thắc mắc trẻ bị rôm sảy tắm lá gì.
Bé bị rôm sảy tắm lá khế giúp bé giảm tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa.
Cách trị rôm sảy từ lá khế thông dụng nhất là đun nước tắm cho bé. Thực hiện rất đơn giản như sau:
Mẹ lấy một nắm lá khế tươi (lá khế chua được coi là tốt nhất) rửa sạch, đem giã hoặc xay với vài hạt muối trắng, lọc qua rây để lấy nước cốt. Hòa nước cốt vào nước ấm để tắm cho bé.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng dị ứng không đáng có, nhiều người thường đun lá khế lên với nước sạch, thêm vài hạt muối, đun tầm 15 phút, lọc bỏ bã, để ấm rồi tắm cho bé.
2. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy tắm lá gì? Không thể không nhắc đến lá kinh giới
Tắm gì khi trẻ bị rôm sảy? Tắm lá kinh giới cho bé bị rôm sảy cũng là một phương pháp dân gian được ưa chuộng của nhiều gia đình Việt.
Cách thực hiện cũng tương tự như khi sử dụng lá khế chua đó là rửa sạch lá, đun với nước sạch, lọc bỏ bã rồi tắm cho bé khi nước vừa ấm hoặc vò nát lá lọc nước cốt pha với nước tắm của bé đều rất tốt.
Sở dĩ lá kinh giới được dùng chữa rôm sảy bởi tính chất sát khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt vì vậy tắm cho bé bị rôm sảy bằng lá kinh giới giúp làm mát da, ngừa viêm, nhanh lặn rôm.
3. Tắm gì cho bé hết rôm sảy? Tắm lá sài đất
Nếu mẹ đang băn khoăn bé bị rôm sảy tắm gì cho hết thì hãy nghĩ đến lá sài đất.
Trong các bộ phận của cây, lá sài đất được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuốc chữa bệnh. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tanin, saponin, flavonoid, các chất béo và tinh dầu hòa tan còn có tác dụng làm giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm ngoài da.
Để thực hiện đun lá tắm trị rôm sảy bằng sài đất, mẹ rửa 300gr lá sài đất tươi bằng nước muối loãng sau đó rửa lại vài lần bằng nước sạch.
Vò nát lá hoặc dùng máy xay sinh tố để ép lấy nước. Thêm vào 2 lít nước sôi hòa cùng nước lá sài đất và đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, đợi nước còn âm ấm thì tắm cho bé.
4. Tắm lá gì trị rôm sảy cho bé? Tắm lá trầu không
Loại lá này chứa hàm lượng vitamin C, riboflavin, niacin và khoáng chất vô cùng phong phú giúp khử khuẩn, tiêu thũng, chống ngứa, làm tăng sức đề kháng cho da.
Phù hợp sử dụng trong các trường hợp sát khuẩn và giảm ngứa ngoài da. Đây cũng là loại lá nằm trong top giải đáp câu hỏi trẻ bị rôm sảy tắm lá gì.
Tắm nước lá gì trị rôm sảy cho bé sơ sinh?
Nhiều người cũng sử dụng trầu không để tắm cho bé khi bị rôm sảy với mục đích làm sạch da.
Cũng như các loại lá trên, mẹ chỉ cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch vò lọc lấy nước pha nước tắm hoặc đun sôi cùng nước, đợi nguội bỏ bã rồi tắm cho bé.
5. Sử dụng lá chè xanh đun nước tắm trị rôm sảy cho bé
Lá chè xanh được biết đến là loại lá có tính sát khuẩn và kháng viêm cao nhờ thành phần tanin, rất an toàn với làn da của bé.
Bên cạnh việc sử dụng nước chè tươi trị hăm tã ở trẻ thì nhiều mẹ dùng chè xanh làm lá tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh với mục đích loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp da bé sạch khuẩn, mát, nhanh chóng khỏi rôm sảy.
Các mẹ có thể vò lá chè tươi hãm như nước uống, pha thêm nước ấm rồi tắm cho bé hoặc đun sôi cùng nồi nước, để nguội tắm cho bé đều rất tốt.
6. Tắm khổ qua trị rôm sảy cho trẻ em
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng tươi có thành phần chống lại chống lại và ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn trong da. Không những thế, nó con giúp kiểm soát và khống chế các bệnh về da như rôm sảy, mẩn ngứa,.. cực hiệu quả
Chính vì thế, ông bà ta thương tắm khổ qua trị rôm sảy cho bé. Cách thực hiện:
Khổ qua ( khoảng 2 trái) rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 10 – 15 phút. Tiếp đó thái nhỏ và cho nấu cùng với nước. Lọc nước này rồi đem đi tắm cho bé
>> CLICK VIDEO xem ngay những lưu ý khi tắm lá cho trẻ bằng phương pháp dân gian <<
7. Em bé bị rôm sảy tắm gì? Đừng bỏ qua lá tía tô
Lá tía tô cũng có tác dụng làm mát và giải nhiệt rất tốt. Để tắm rôm sảy cho bé, các mẹ có thể cho một nắm lá tía tô vào đun cùng nước. Đun sôi trong 5 phút rồi tắt. Sau đó pha với nước mát rồi tắm cho bé. Đều đặn mỗi ngày tắm 1 lần.
Hoặc mẹ có thể giã nát một nắm lá tía tô sau đó chắt lấy nước cốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rôm sảy rồi thoa nước cốt tía tô lên. Để lưu lại trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
Lá tía tô trị rôm sảy cho bé
8. Trẻ bị rôm tắm lá gì? Tắm lá dâu tằm
Lá dâu tằm là đáp án tiếp theo cho câu hỏi tắm nước lá gì trị rôm sảy cho bé. Không chỉ có khả năng trừ rôm sảy, tắm nước lá dâu tằm còn giúp làm trắng da hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá dâu tằm. Sau đó rửa sạch rồi cho vào đun sôi với nước khoảng 5 phút. Chờ nước nguội bớt thì tắm cho bé. Nên tắm lá dâu tằm 1 lần/ngày và liên tục trong 10 ngày nếu mẹ đang không biết trẻ nổi sảy tắm gì tốt.
Tắm lá dâu tằm “đánh bay” rôm sảy
9. Bé bị rôm sảy nên tắm lá gì? Tắm lá mảnh bát
Mẹ có thể tìm mua lá mảnh bát tại các cửa hàng lớn chuyên bán các loại lá. Sau khi mua lá mảnh bát về, mẹ hãy đem rửa sạch rồi phơi khô.
Mỗi lần dùng lấy khoảng 2 nắm, sau khi rửa sạch thì cho vào nồi đổ nước đun cho tới khi sôi. Đun cho tới khi lá chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ bay lên là được. Lọc bỏ bã rồi pha với nước mát cho bé tắm.
Tìm kiếm tắm gì trị rôm sảy cho bé mau khỏi, mẹ nên sử dụng lá mảnh bát nấu nước tắm đều đặn hàng ngày cho bé trong 1 tuần.
Tắm lá mảnh bát giúp bé tránh xa rôm sảy
10. Bé bị rôm sảy nên tắm gì? Tắm nước rau sam
Rau ram là loại lá tiếp theo chúng tôi muốn nhắc tới khi mẹ thắc mắc bé bị nổi sảy tắm lá gì mau khỏi. Loại rau này mọc hoang hoặc ở vườn, chủ yếu ở các vùng đất ẩm.
Theo Đông y, rau sam có tính hàn, không độc, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và sát trùng. Để trị rôm sảy cho bé, các mẹ chỉ cần giã nát 1 nắm rau sam, vắt lấy nước bôi lên vùng da bị rôm sảy hoặc hòa với ấm tắm cho bé mỗi ngày.
Tắm nước rau sam giúp bé nói không với rôm sảy
III – Bé bị rôm sảy tắm lá gì? Những chú ý cần nhớ
Cách tắm lá trị rôm sảy chỉ phù hợp và hiệu quả với trường hợp rôm sảy nhẹ. Trước khi áp dụng, các mẹ nên tìm hiểu kỹ những lưu ý dưới đây để đảm bảo thực hiện đúng:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Không phải trẻ nhỏ nào bị rôm sảy cũng phù hợp để tắm lá. Hơn nữa, nếu không biết cách sơ chế và nấu nước đúng cách có thể khiến vi khuẩn, vi trùng, bụi bẩn bám sót lại gây kích ứng trên da cho trẻ. Hậu quả là tình trạng rôm sảy có thể nặng hoặc bị nhiễm trùng.
Các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tắm lá trị rôm sảy cho con.
Do đó, trước khi áp dụng cách tắm lá trị rôm sảy cho con, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có mẫn cảm hay dị ứng với thành phần nào của lá cây hay không. Đồng thời tư vấn loại lá trị rôm sảy phù hợp.
2. Mua các loại lá tắm ở nơi uy tín
Các loại lá tắm trị rôm sảy được bày bán ở rất nhiều địa chỉ khác nhau nhưng các mẹ cần hết sức lưu ý khi mua. Vì hiện nay, các loại lá tắm có thể chứa chất độc hại, dư lượng chất trừ sâu. Nếu sử dụng phải loại lá có thể khiến tình trạng rôm sảy nghiêm trọng hơn.
Do đó, để mua được lá tắm chất lượng, an toàn và không sử dụng hóa chất, bố mẹ nên tìm đến các địa chỉ bán uy tín. Nên chọn loại lá tắm còn lá tươi, không bị phun hóa chất, không sâu bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
3. Rửa sạch lá, ngâm trong nước muối loãng
Khi sử dụng nguyên liệu trị rôm sảy là những loại lá, quả hay rễ cây để tắm cho bé cần chú ý rửa sạch sẽ hết mức có thể để tránh cho vi khuẩn còn sót lại và xâm nhập vào làn da nhạy cảm của bé.
Tốt nhất, để loại bỏ vi khuẩn và hóa chất có trong các loại lá, tốt nhất các mẹ nên ngâm lá trong nước muối loãng khoảng 30 phút trước khi sử dụng.
4. Không tắm khi da bị mưng mủ
Tuyệt đối không nên tắm lá trị rôm sảy cho trẻ khi da bé có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, mưng mủ, bị tổn thương hoặc có vết thương. Với trường hợp này, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Không nên tắm lá cho trẻ khi da có dấu hiệu bị viêm nhiễm, mưng mủ.
5. Lọc lấy nước, không xát xác lá lên da
Sau khi đun sôi nước lá bố mẹ nên lọc vứt bỏ bã, chỉ sử dụng phần nước để tắm cho bé.
Khi tắm lá cho con trị rôm sảy, các mẹ không nên xát xác lá lên vùng rôm, đặc biệt là vùng bị trầy xước để không làm tổn thương da bé. Bên cạnh đó, nên tắm cho con nhẹ nhàng, trành kỳ cọ mạnh tránh để các vết rôm sảy bị vỡ hoặc trầy xước.
6. Làm sạch da trước khi tắm lá
Các loại nước lá dùng để tắm cho bé mặc dù rất mát nhưng không có chức năng hòa tan dầu thừa trên da bé. Chính vì thế, bố mẹ nên tắm sơ bé với sữa tắm dịu nhẹ trước khi cho trẻ bị rôm sảy tắm lá.
7. Nhiệt độ nước phù hợp
Khi pha nước lá để tắm cho bé, bố mẹ cần chú ý pha nước có độ ấm vừa phải. Không nên tắm nước quá nóng sẽ khiến con bị bỏng, kích ứng da. Cũng không nên tắm cho bé nước quá lạnh vì có thể khiến bé bị viêm phổi, cảm lạnh, viêm phế quản.
Theo các chuyên gia sức khỏe, mức nhiệt nước tắm cho bé tốt nhất nên dao động từ 36 – 38 độ C. Với mức nhiệt này, cơ thể trẻ sẽ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi tắm.
Mức nhiệt nước tắm cho bé tốt nhất nên dao động từ 36 – 38 độ C.
8. Thử nước lá lên vùng da nhỏ
Da của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên có thể dị ứng với bất kỳ loại lá nào. Vì vậy, trước khi tắm lá toàn thân cho con, các mẹ nên thử nước lá lên một vùng da nhỏ. Nếu không phản ứng gì thì mẹ có thể tắm cho con.
9. Tắm ở nơi kín gió, không tắm quá lâu
Khi tắm cho bé cần chú ý chọn nơi kín gió, đóng kín cửa tránh gió lừa khiến bé bị cảm lạnh
Thời gian tắm cho trẻ thích hợp nhất từ khoảng khoảng 5-7 phút, không nên cho trẻ tắm quá lâu hoặc ngâm người.
10. Tắm lại bằng nước sạch
Sau khi tắm cho trẻ bằng nước lá, bố mẹ cần tắm lại cho con bằng nước sạch để loại bỏ hết chất cặn bã, lá bán trên da và đọng lại trong lỗ chân lông.
11. Mặc quần áo rộng rãi
Trong thời gian điều trị rôm sảy, các mẹ nên chú ý mặc quần áo rộng rãi và thoải mái cho con. Nên mặc cho con quần áo được làm từ cotton mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi và không gây kích ứng da.
Nếu tình trạng rôm sảy của trẻ tiếp tục nặng hơn sau vài ngày tắm lá, bố mẹ nên đưa bé đi khám để có hướng điều trị phù hợp hơn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc sử dụng Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và Kem bôi da Yoosun Rau má để cải thiện rôm sảy, mẩn ngứa cho con.
– Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má: Thành phần chính là chiết xuất Rau má, chiết xuất Củ gừng và Bisabolol giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da bé…
Gel tắm gội thảo dược cho bé Yoosun Rau má được nhiều mẹ lựa chọn vì không sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol. Vì vậy, các mẹ có thể yên tâm tắm gội hàng ngày cho con để phòng ngừa các tác nhân gây rôm sảy, mẩn ngứa.
– Kem bôi Yoosun Rau má: Chứa thành phần chính là tinh chất rau má hết hợp vitamin E, D-Panthenol và hoạt chất kháng khuẩn Chlorhexidine giúp chống nhiễm khuẩn, làm mát da, kích thích tái tạo tế bài da, giúp bé yêu phòng và hỗ trợ giảm rôm sảy hiệu quả.
Mẹ nên thoa Yoosun rau má sau khi tắm bé, nên massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu rồi mới mặc quần áo cho bé. Thực hiện mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để mang đến kết quả tốt nhất.
Bộ đôi gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má đánh bay rôm sảy nhanh chóng.
>> CLICK VIDEO xem những công dụng của kem Yoosun rau má <<
Không chỉ giải đáp thắc mắc trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì tốt nhất? bài viết còn hướng dẫn các mẹ cách tắm lá đúng cho con để nhanh chóng hỗ trợ cải thiện rôm sảy và bảo vệ da bé. Trường hợp trẻ bị rôm sảy nặng, có biểu hiện nhiễm trùng, đau nhức, sốt cao thì cần đưa bé đi khám để được điều trị y khoa.
Nếu còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.1125 (miễn cước phí).
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?
- Nguyên nhân bị rôm sảy ở NGƯỜI LỚN là gì? Cách trị rôm sảy ở nguời lớn tại nhà
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!