Có nên dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh không? Giải đáp
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Sử dụng phấn rôm trị hăm cho bé gây nhiều tác hại nguy hiểm tới hệ hô hấp trên, làm bít tắc lỗ chân lông, đặc biệt là ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của bé. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về việc bôi phấn rôm chống hăm qua bài viết dưới đây các mẹ nhé!
Có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm không?
I – Có nên bôi phấn rôm trị hăm cho bé không?
Bé bị hăm có nên bôi phấn rôm? Đáp án cho câu hỏi này chắc chắn là KHÔNG các mẹ nhé. Lý do là vì việc sử dụng phấn rôm không đúng cách gây ra nhiều tác hại và nguy hiểm khôn lường:
– Làm tắc nghẽn lỗ chân lông: Việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh khiến lỗ chân lông trên da bé bị tắc nghẽn, tình trạng hăm vì thế cũng nghiêm trọng hơn, thậm chí có có nguy cơ bị viêm nhiễm.
– Ảnh hưởng tới sức khỏe đường hô hấp trên: Như các mẹ cũng đã biết thì phấn rôm được thiết kế dưới dạng bột mịn và có trọng lượng khá nhẹ nên rất dễ khuếch tán vào trong không khí khi có gió.
Nếu không máy hít phải các bé có thể bị khó thở, ho, sổ mũi, hắt hơi; nặng hơn nếu hít phải nhiều thì có thể gây tràn khí màng phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn tiểu phế quản…
– Tác động xấu đến cơ quan sinh dục: Việc thoa phấn rôm ở phần bụng dưới làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng gấp 4 lần so với bình thường.
Một số nghiên cứu và thống kê cho thấy, cứ khoảng 70 trẻ em sử dụng phấn rôm thì có 1 bé bị u ác tính ở buồng trứng.
Nguyên nhân là do bộ phận sinh dục bên trong và hố chậu của bé gái thông với bên ngoài. Chính vì vậy bụi phấn rôm có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm và hình thành các tế bào ung thư.
Mẹ không nên trị hăm cho trẻ bằng phấn rôm.
Với những tác hại và nguy hiểm kể trên nên chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa đáp án cho câu hỏi có nên dùng phấn rôm trị hăm là KHÔNG các mẹ nhé.
Việc bôi phấn rôm trị hăm không những không có hiệu quả mà còn có thể gây tắc lỗ chân lông khiến bí bách da và tình trạng hăm theo đó cũng nặng hơn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng phấn rôm cho bé hàng ngày, các mẹ cũng cần lưu ý tìm hiểu sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.
( → Xem thêm: Hăm đít (Hăm hậu hôn): Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị )
II – Lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho bé
Để phòng tránh các tác hại và biến chứng nguy hiểm do sử dụng phấn rôm sai cách, trước và trong quá trình sử dụng phấn rôm cho bé, các mẹ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề dưới đây:
– Không nên thoa phấn rôm lên các vùng da có nếp gấp hoặc các bộ phận như quanh hậu môn, bụng dưới, đùi của bé. Vì các vùng da này dễ đổ mồ hôi nếu thoa phấn rôm rất dễ gây hăm và viêm da.
– Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên mặt, mũi, mắt, cổ của bé vì đây là các vị trí rất gần với bộ phận mũi của bé. Việc hít phải phấn rôm sẽ khiến bé có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
– Chỉ nên thoa phấn rôm ở vùng mông và lưng của bé. Khi thoa các mẹ cần đổ một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay rồi thực hiện các thao tác bôi thật nhẹ nhàng. Tránh đổ trực tiếp phấn rôm lên người trẻ.
Mẹ chỉ nên thoa phấn rôm vào vùng lưng của bé.
( → Xem thêm cách trị hăm tã bằng dầu dừa TẠI ĐÂY )
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho các thắc mắc phấn rôm có trị hăm không và có nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm không. Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên các mẹ đã biết phấn rôm chữa hăm được không và cần lưu ý những gì khi sử dụng phấn rôm để đảm bảo an toàn cho bé.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc có nên bôi phấn rôm trị hăm cho bé không, các mẹ vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!