Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 24/06/2024

8 Nguyên nhân bị hăm da cần biết để tránh mắc phải

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Nguyên nhân bị hăm da có rất nhiều như vệ sinh chưa sạch sẽ, mặc tã bỉm, dị ứng sản phẩm chăm sóc da… Cha mẹ nên nắm rõ các yếu tố gây hăm để có được biện pháp điều trị thích hợp hạn chế gặp phải những biến chứng khó lường xảy ra.

Hăm da hay là một hiện tượng của viêm da do nấm, vi khuẩn hoặc bội nhiễm của vi khuẩn gây nên. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ nhỏ khi mặc tã do làn da mỏng manh, nhạy cảm.

Tìm hiểu nguyên nhân gây hăm da là cách giúp cha mẹ tìm được biện pháp điều trị cũng như phòng tránh chủ động hơn. Có thể thấy, hăm da ở trẻ nhỏ do nhiều yếu tố gây nên như:

1. Giữ gìn vệ sinh da kém

Vệ sinh da không sạch sẽ được xem là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị hăm da. Những vị trí dễ bị hăm da như cổ, nách, bẹn, háng, mông là nơi đổ ra nhiều mồ hôi và bụi bẩn tích tụ lại.

Nguyên nhân bị hăm da Trẻ bị hăm do có thể do vệ sinh không sạch sẽ.

Nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ cho con sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào làn da. Vi khuẩn, nấm kết hợp cùng với mồ hôi, bụi bẩn chính là tác nhân khiến cho làn da của trẻ bị nhiễm trùng và gây nên tình trạng hăm.

2. Nguyên nhân bị hăm da do nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng

Hệ vi sinh vật (vi sinh vật thường cư trú trên da) trên da vùng nếp gấp gồm có vi khuẩn Staphylococcus aureus, Corynebacterium, vi nấm Candida albicans và các vi khuẩn cùng một số loại nấm men khác.

Thông thường, nấm hoặc vi sinh trùng ký sinh ở da không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi làn da của trẻ bị ẩm ướt hoặc do do dính nước tiểu hoặc phân thì nấm và vi trùng sẽ phát triển quá mức. Từ đó, gây bệnh trên da khiến cho da đỏ và nổi nhiều mụn đỏ kèm theo tình trạng ngứa rát khó chịu.

3. Hăm da do mặc bỉm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ bị hăm da, đặc biệt là khu vực mông, bẹn, háng. Bởi khu vực này đóng bỉm nên luôn ở trong trạng thái ẩm ướt và không thông thoáng.

Trẻ có nguy cơ bị hăm da cao hơn nếu như cha mẹ mắc phải một số sai lầm sau:

– Vệ sinh kém: Nếu mẹ không thay bỉm thường xuyên sẽ khiến cho làn da mỏng manh, nhạy cảm tiếp xúc trực tiếp với các chất thải, tạo ra môi trường ẩm ướt kéo dài. Đây chính là cơ hội thích hợp cho những vi khuẩn có hại xâm nhập và gây nên tình trạng hăm da.

– Bỉm thấm hút kém: Chất thải không được thấm hút ngay hoặc không thấm hút hết sẽ khiến cho da của trẻ bị ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và gây viêm nhiễm da. Ngoài ra, nếu trẻ mặc các loại bỉm dày không thoáng khí sẽ khiến cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Tại sao bị hăm da Mặc bỉm kém chất lượng là nguyên nhân bị hăm da ở trẻ nhỏ.

– Bỉm không mềm mại: Đây cũng được xem là nguyên nhân bị hăm da ở trẻ nhỏ. Một số loại bỉm kém chất lượng, không đảm bảo được độ mềm mại khi mặc. Do đó, khi trẻ di chuyển, cử động bề mặt bỉm sẽ ma sát lên làn da gây nên những tổn thương và làm tăng nguy cơ hăm da.

– Thành phần bỉm có chứa chất gây dị ứng: Một số trẻ bị hăm da có thể do mẹ chọn bỉm có thành phần gây dị ứng. Chính vì vậy, trước khi lựa chọn mẹ nên tìm hiểu kỹ để tránh mua phải bỉm chứa các tạo chất dễ gây kích ứng trên da.

– Khi trẻ bị hăm da do mặc tã thường có một số dấu hiệu như: Vùng da mặc tã chuyển sang màu đỏ, vị trí hăm có thể lan từ mông đến đùi bề mặt hăm da thường căng, lốm đốm đỏ và có mủ.

4. Nguyên nhân bị hăm da do sử dụng sản phẩm mới    

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, khi bạn sử dụng một số sản phẩm mới như khăn ướt, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng,… cũng có thể khiến cho làn da của trẻ bị hăm.

Ngoài ra, hóa chất có trong nước làm mềm vải hoặc bột giặt cũng có thể gây ảnh hưởng tới làn da nhạy cảm của trẻ. Một số loại xà phòng thơm, nước thơm cũng có khả năng khiến cho làn da của trẻ bị kích ứng.

5. Hăm da do tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ có nguy cơ gây ra nhiều tác hại khó lường. Một trong số đó là hiện tượng hăm vùng kín do tiêu chảy.

Tình trạng này là vùng da ở quanh hậu môn của trẻ có dấu hiệu viêm tấy, sưng đỏ trong thời gian trẻ bị tiêu chảy. Trẻ thường bị hăm da sau khi bị tiêu chảy từ 2 đến 5 ngày, lúc đầu vùng xung quanh sẽ chuyển sang màu đỏ rồi tạo thành những vết loét, chảy nước hoặc máu. Trẻ sẽ cảm thấy đau rát khi đi tiểu, đại tiện và quấy khóc nhiều hơn trong ngày.

Nguyên nhân là do vùng da xung quanh hậu môn là vị trí tiếp xúc với nhiều chất thải, chất kích thích.

Khi trẻ bị tiêu chảy nhưng không được vệ sinh sạch sẽ thì vùng da quanh hậu môn sẽ luôn trong trạng thái ẩm ướt do nước tiểu và phân của trẻ. Trong nước tiểu và phân lại có chứa những vi sinh vật, amoniac, men đường ruột… Đây được xem là một trong những tác nhân khiến cho vùng da này bị hăm, mẩn đỏ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng là đối tượng có làn da nhạy cảm nên khả năng bảo vệ da trước những chất gây viêm rất thấp. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây hăm da.

6. Mặc quần áo chật bí bách

Có rất nhiều nguyên nhân bị hăm da khác nhau như đã đề cập phần trên. Ngoài ra, một số trẻ bị hăm da còn có thể do mặc quần áo chật chội và bí bách.

Nguyên nhân hăm daMặc quần áo chật chội không thấm hút mồ hôi gây hăm da.

Nếu cha mẹ có thói quen cho trẻ mặc đồ ôm sát cơ thể, chất vải cứng không có khả năng thấm hút mồ hôi dễ khiến trẻ bị hăm da. Da vùng nếp gấp sẽ có nhiệt độ bề mặt tương đối cao, khi trẻ vận động hàng ngày quần áo cọ sát vào da gây tổn thương hoặc viêm ở những vị trí này.

7. Nhiệt độ và độ ẩm da cao

Môi trường ẩm ướt hay độ ẩm cao, da đổ nhiều mồ hôi cũng được xem là một trong những nguyên nhân bị hăm da. Hiện tượng này cũng thường xảy ra trong những ngày hè oi bức khi cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi. Đây là điều kiện giúp vi khuẩn, nấm dễ dàng tích tụ tại những vùng da có nếp gấp và gây nên các triệu chứng khó chịu.

8. Một số nguyên nhân bị hăm da khác

Ngoài những nguyên nhân trên, hăm da ở trẻ còn có thể do một số yếu tố khác tác động đến như:

– Trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì dễ bị hăm da do khả năng chống lại những tác nhân gây hại yếu hơn. Bởi trẻ nhỏ thuộc đối tượng này có hệ miễn dịch kém nên làn da dễ bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài. Vi khuẩn, tác nhân có hại xâm nhập vào khiến cho da của trẻ bị kích ứng, viêm nhiễm và dẫn tới tình trạng hăm da.

– Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi cũng có nguy cơ bị hăm da cao hơn. Bởi môi trường ô nhiễm có nhiều bụi bặm, tác nhân gây hại đến làn da. Khi chúng kết hợp cùng với mồ hôi, nhiệt độ cao và vệ sinh không sạch sẽ khiến làn da dễ bị hăm hơn. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý tới không gian sống của trẻ cần phải thông thoáng, sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng hăm da.

– Có nhiều nguyên nhân bị hăm da tuy nhiên để biết chính xác do nguyên nhân nào gây nên bạn cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp tránh những biến chứng khó lường xảy ra.

Giới thiệu bộ đôi sản phẩm gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má để phòng tránh hăm da cho trẻ nhỏ

vì sao hăm daCombo chăm sóc da Yoosun Rau má giúp cải thiện tình trạng hăm da.

Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má là combo chăm da đã và đang được hàng triệu mẹ bỉm tin dùng hiện nay.

Dùng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để tắm gội hàng ngày cho bé là một bước quan trọng giúp ngăn ngừa hăm da, rôm sảy cho bé. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, hoạt chất Bisabolol và chiết xuất củ gừng giúp làm mát da, dịu da và ngăn ngừa hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa. Đồng thời, chúng còn giúp làm dịu những vết mẩn đỏ nhanh chóng.

Để cải thiện tình trạng hăm da được hiệu quả mẹ đừng bỏ qua kem bôi da Yoosun Rau má. Sản phẩm được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc giải quyết các vấn đề về da như: Hăm da, rôm sảy, mẩn ngứa, côn trùng cắn…

Khi trẻ bị hăm da mẹ vệ sinh sạch sẽ bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má rồi dùng khăn thấm khô nước và thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên vùng da cần tác động.

Trên đây là những nguyên nhân bị hăm da được chúng tôi tham khảo và tổng hợp lại. Tuy nhiên, để biết chính xác trẻ bị hăm da do đâu bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và làm một số xét nghiệm cần thiết. Nếu như bạn cần chúng tôi hỗ trợ thêm về vấn đề này vui lòng liên hệ ngay với dược sĩ qua hotline 1800.1125 (miễn cước).

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Diaper rash
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diaper-rash/symptoms-causes/syc-20371636

2. Diaper Rash
https://kidshealth.org/en/parents/diaper-rash.html

3. Diaper Rash (Diaper Dermatitis)
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11037-diaper-rash-diaper-dermatitis

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

Đánh giá
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục