Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 19/07/2024

Bé trai bị hăm bìu (hăm chim): Biểu hiện và cách xử lý an toàn cho bé

13 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bé trai bị hăm bìu nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây đau đớn, ngứa rát dữ dội, nặng hơn là có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm/suy thận và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé về sau. Bài viết này của Yoosun Rau Má sẽ chỉ ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả – an toàn, ba mẹ cùng đọc nhé!

I – Bìu là bộ phận gì, có chức năng như thế nào?

Bìu là một bộ phận sinh dục của hệ thống sinh sản ở nam giới. Bìu hay bìu dái là túi da lỏng lẻo, giống như túi treo sau dương vật.

Bìu chứa tinh hoàn (tinh hoàn) cũng như các dây thần kinh và mạch máu. Đây cũng là nơi chứa tinh hoàn sản xuất ra tinh dịch và tinh trùng.

Vùng bìu của bé trai vốn là nơi nhạy cảm, vì thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu, chất thải và phân (khi phải đóng bỉm) nên rất dễ bị hăm ở vùng da này.

Bé trai bị hăm bìuHình ảnh bé trai bị hăm bìu.

II – Nguyên nhân bé trai bị hăm bìu

Bìu là vị trí rất nhạy cảm trên cơ thể nên khi không may bé gặp phải tình trạng hăm các mẹ chắc chắn sẽ lo lắng không ít. Xác định chính xác nguyên nhân bé trai bị hăm bìu sẽ giúp mẹ biết cách xử trí đúng đắn, hiệu quả. Các nguyên nhân hăm bìu ở bé trai chủ yếu là do:

1. Do dễ dọng mồ hôi, nước tiểu và phân

Do bộ phận sinh của bé trai có nhiều nếp gấp nên dễ dọng mồ hôi, nước tiểu và phân. Việc vệ sinh làm sạch lại khó khăn hơn so với bé gái nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển và hậu quả là gây hăm bìu.

2. Khả năng lây chéo vi khuẩn cao

Bộ phận bìu của bé trai nằm gần ở hậu môn nên khả năng lây chéo vi khuẩn là rất cao. Nếu không được loại bỏ ngay bằng cách tắm rửa và vệ sinh thì vi khuẩn sẽ phát triển và khiến bé trai bị hăm bìu.

Bé bị hăm chimBé bị hăm bìu do mặc tã bỉm thường xuyên hoặc sử dụng tã bỉm kém chất lượng. 

3. Do không thay tã bỉm thường xuyên

Hăm bìu ở trẻ sơ sinh còn xảy ra do trẻ không được thay tã bỉm thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc vùng da quanh bìu sẽ phải tiếp xúc lâu với nước tiểu, chất thải, vi khuẩn dẫn đến bị nổi mẩn đỏ, đau rát và hăm.

4. Do sử dụng tã bỉm kém chất lượng

Trẻ bị hăm đỏ bìu do sử dụng tã bỉm kém chất lượng, nhái giả, khả năng thấm hút kém nên da luôn trong tình trạng bí bách, ẩm ướt.

Bên cạnh đó, các loại bỉm kém chất lượng thường thô ráp, da bé lại mỏng và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng, trầy xước và mẩn đỏ khi thường xuyên cọ xát.

III – Biểu hiện bé trai bị hăm bìu

Tùy từng mức độ hăm bìu nhẹ hay nặng mà trẻ sẽ gặp bác triệu chứng với cấp độ khác nhau. Cụ thể:

1. Biểu hiện nhẹ

Ở mức độ nhẹ, trẻ bị hăm bìu thường có các biểu hiện và triệu chứng điển hình sau:

– Vùng da quanh bìu căng bóng, ửng đỏ.

– Nổi mẩn đỏ bất thường, lan rộng dần thành vùng đỏ trợt, khi cọ xát sẽ chảy dịch gây đau.

– Trẻ nhỏ cảm giác khó chịu, quấy khóc nhiều khi bố mẹ thay tã bỉm hay quần áo.

– Với trẻ đã nói được sẽ kêu đau và thường xuyên gãi bìu do ngứa ngáy.

hăm chim ở trẻ sơ sinhBé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục kèm theo mụn li ti 

2. Biểu hiện nặng

Khi hăm bìu tiến triển nặng, trẻ có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sau:

– Ban đỏ lan rộng, xuất hiện các mụn li ti kèm ngứa ngáy dữ dội.

– Sau vài ngày các mụn nhỏ sẽ phát triển thành mụn nước và mưng mủ, thậm chí có thể gây lở loét, chảy dịch vàng.

– Bé hãi và khóc mỗi lần đi vệ sinh, thay tã bỉm hoặc mẹ vệ sinh bìu và vùng kín cho bé.

– Bé bị hăm ở bìu hay quấy khóc, ngủ không ngon, mệt mỏi, bỏ ăn vì đau đớn, ngứa rát và khó chịu.

– Hăm bìu lan rộng ra vùng đùi và xung quanh hậu môn kèm theo dấu hiệu sưng nề, tấy đỏ, thậm chí mưng mủ rất dễ gây nhiễm trùng.

IV – Trẻ bị hăm bìu có nguy hiểm không?

Tùy từng mức độ hăm ở bìu mà sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Trường hợp em bé bị hăm bìu nặng với dấu hiệu lở loét, chảy dịch và viêm nhiễm thì có thể gây viêm đường tiết niệu, thậm chí là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé về sau.

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Hăm bìu ở bé trai kéo dài không điều trị tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sinh sôi và tấn công cơ thể. Hậu quả là bé trai có thể bị viêm nhiễm gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Bé bị hăm bìu có nguy hiểm khôngTrẻ bị hăm bìu nặng có thể gây viêm đường tiết niệu, thậm chí là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bé về sau.

2. Nhiễm trùng đường tiểu dưới, viêm hoặc suy thận

Hăm bìu ở bé trai lâu ngày còn dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu dưới, thậm chí có thể lan lên phía trên gây viêm hoặc suy thận.

3. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Đặc biệt, bé trai bị hăm bìu do nhiễm nấm candida nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm bộ phận sinh dục, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến khác năng sinh sản của bé trai.

Do đó, trong quá trình vệ sinh vùng kín cho bé trai, nếu phát hiện con bị hăm bìu, ba mẹ cần theo dõi sát sao và đưa con đi thăm khám ngay để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

V – Cách trị hăm bìu cho bé trai hiệu quả và an toàn

Hăm bìu ở bé trai được phân thành 5 mức độ tổn thương để giúp ba mẹ có cách xử trí tương ứng, gồm:

– Mức độ 1: Vùng bìu chỉ nổi mẩn đỏ trên một diện tích nhỏ, trẻ có thể cảm giác ngứa, khó chịu nhưng da vẫn khá khô ráo.

– Mức độ 2: Vùng bìu của trẻ bị tổn thương nhiều hơn, mẩn đỏ có màu đậm và lan rộng hơn kèm ngứa ngáy khó chịu tăng. Khi quan sát, có thể thấy da ở vùng bìu bị hăm nổi các nốt mụn li ti.

– Mức độ 3: Vùng bìu của bé trai ửng đỏ lan rộng, đau và ngứa nhiều khiến trẻ quấy khóc liên tục.

– Mức độ 4: Vùng bìu bị tổn thương nặng, bị tấy đỏ kèm mưng mủ và mùi hôi rõ rệt.

– Mức độ 5: Vùng da bị hăm lan rộng sang các vùng da khác (xuống đùi và xung quanh hậu môn). Kèm theo đó là tình trạng tấy đỏ, sưng nề, nghiêm trọng hơn là mưng mủ và chảy dịch gây nhiễm trùng.

Khi phát hiện trẻ bị hăm bìu, ba mẹ cần đánh giá mức độ hăm cẩn thận. Khi trẻ hăm bìu ở mức độ 3 trở lên nên đưa trẻ đến cơ sở đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách trị hăm bìu cho bé phù hợp.

Trường hợp bé bị hăm bìu giai đoạn đầu với các triệu chứng nhẹ đỏ da thì sẽ chỉ quấy khóc, ăn kém và ngủ không ngon do bị ngứa ngáy và khó chịu. Lúc này, mẹ có thể trị hăm bìu cho bé tại nhà thông qua một số cách như:

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bìu

Vệ sinh sạch sẽ vùng da quanh bìu và bộ phận sinh dục cho bé đúng cách. Cụ thể ba mẹ nên:

– Vệ sinh đều đặn 2-3 lần/ngày; tập trung làm sạch 2 bên bìu, dương vật và 2 bên bẹn.

– Sử dụng khăn mềm và nước ấm rửa nhẹ nhàng, tránh cọ sát mạnh.

– Sau khi vệ sinh xong ba mẹ nên dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng vùng da bìu tránh để ẩm ướt.

– Không dùng xà phòng/dung dịch vệ sinh; nên vệ sinh tuần tự từ trước ra sau hậu môn…

– Ba mẹ cần sát khuẩn tay với xà phòng kỹ khi chăm sóc hoặc vệ sinh vùng bìu cho trẻ.

Cách trị hăm bìu cho bé traiMẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bìu, thay tã bỉm cho bé thường xuyên.

2. Hạn chế đóng bỉm

Hạn chế đóng bỉm tã trong thời gian trẻ bị hăm bìu. Điều này sẽ giúp vùng da hăm ở bìu luôn khô thoáng, không bị bí bách và ẩm ướt, tình trạng hăm bìu theo đó cũng được cải thiện rõ rệt.

3. Thay tã bỉm thường xuyên

Vì việc mặc tã ướt và bẩn có thể gây kích ứng da của bé và khiến da bé dễ bị bìu, nên hãy cố gắng thay tã cho bé thường xuyên.

Cụ thể, đối với các bé không thể bỏ bỉm, các mẹ nên thay bỉm 3-4 tiếng một lần cho bé lớn, trẻ sơ sinh nên thay 2-3 tiếng/lần.

Đồng thời cần mua bỉm của thương hiệu uy tín đảm bảo chất lượng, chất liệu mềm mại, không chứa chất tạo mùi và có khả năng thấm hút tốt. Bố mẹ cũng cần để ý lựa chọn kích thước bỉm phù

hợp với trẻ để hạn chế cọ xát gây tổn thương da và hăm bìu.

Cách xử lý hăm bìu cho trẻNên thay tã bỉm cho bé 2-4 tiếng một lần.

4. Sử dụng phương pháp dân gian

Trước khi sử dụng cách trị hăm bìu cho bé bằng lá cây, thảo dược như lá chè, lá trà xanh, búp ổi non, lá khế, dầu dừa, mướp đắng, sữa mẹ, giấm táo, nha đam… các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

– Sữa mẹ: Rất ít mẹ biết rằng, việc chấm sữa mẹ lên hăm tã cũng có thể làm dịu vùng da bị tổn thương do hăm. Sữa mẹ chứa đầy các đặc tính chữa lành và sát trùng, đồng thời là chất dưỡng ẩm tự nhiên đồng thời cũng có tác dụng chống viêm. Đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi ba mẹ muốn điều trị hăm bìu một cách tự nhiên cho con.

– Dầu dừa: Loại dầu đa năng này có đặc tính chống nấm và kháng khuẩn tự nhiên có thể tiêu diệt candida gây hăm. Nó cũng làm giảm viêm và tăng cường độ ẩm đồng thời hoạt động như một rào cản giúp giảm hăm cho bé.

– Giấm táo: Hăm bìu do nhiễm nấm hoặc nhiễm nấm men có thể được điều trị tự nhiên bằng giấm táo. Chất lỏng lên men này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây kích ứng phát ban và ngăn ngừa sự phát triển của nấm men. Ba mẹ nên pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên da cho con và chỉ sử dụng cách trị hăm bìu cho bé này khi vết hăm do nấm gây ra.

– Dầu ô liu: Dầu ô liu có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn giúp giảm viêm, giảm ngứa do hăm bìu hiệu quả. Loại dầu này cũng cực kỳ bổ dưỡng và giữ ẩm nên có thể giúp làm dịu bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu nào liên quan đến hăm bìu.

– Xịt mật ong và hoa cúc: Ba mẹ có thể tạo ra một loại bình xịt sát trùng tự nhiên, cực kỳ dễ chịu bằng cách hòa tan một thìa mật ong nguyên chất vào hai cốc trà hoa cúc. Sau đó đổ hỗn hợp vào một bình xịt nhỏ để xịt trực tiếp vào vùng bìu của bé. Nhưng hãy đảm bảo hỗn hợp nước hoa cúc và mật ong đã nguội hoàn toàn.

– Sữa chua không đường nguyên chất: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và vi khuẩn có lợi, giúp tái lập cơ chế chữa lành của da. Kết cấu mát lạnh của nó giúp làm dịu vùng da bị hăm và giúp bé dễ chịu hơn. Ba mẹ dùng sữa chua nguyên chất, không đường vì bất kỳ loại đường nào thêm vào cũng có thể gây kích ứng phát ban thêm.

– Lô hội: Lô hội (nha đam) có đặc tính chống viêm và làm dịu da cực tốt, đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên ba mẹ nên sử dụng phương pháp điều trị tự nhiên này khi con bị hăm bìu.

Cách chữa hăm bìuLô hội có đặc tính chống viêm và làm dịu da nên được sử dụng để chữa hăm bìu cho bé trai.

– Trà xanh: Ba mẹ mẹ có thể sử dụng trà túi lọc hoặc trà xanh để chữa hăm bìu cho bé. Với trà túi lọc, ba mẹ có thể đặt một túi trà khô bên trong tã hoặc trên tã của bé để hàm lượng tanin trong trà giúp giữ cho da bé khô ráo và dần dần phục hồi các vùng da bị tổn thương. Đối với trà xanh tươi, ba mẹ có thể dùng trà xanh cô đặc xịt trực tiếp vào vùng da bị hăm của bé. Hoặc có thể dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó rửa lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chứa Lysozyme giúp sát khuẩn da, tiêu diệt vi khuẩn gây hăm.

– Lá khế: Theo các tài liệu Y học cổ truyền. lá khế có tác dụng trị các bệnh ngoài da, ao gồm hăm tã, chàm da, sơn lở, dị ứng, lở loét. Để chữa hăm bìu cho bé, ba mẹ hãy rửa sạch khoảng 100 – 150g lá khế non và hoa. Cho vào nấu cùng 5-6 lít nước khoảng 15 phút. Lấy nước tắm cho bé.

– Lá trầu không: Loại lá thảo dược này có chứa nhiều protein, nước, vitamin và thành phần khử trùng, kháng viêm hiệu quả chavicol. Ba mẹ có thể rửa sạch một nắm lá trầu không rồi cắt nhỏ, sao đó cho vào ấm hãm với 500ml nước trong khoảng 15 phút. Dùng bông gòn thấm nước lá trầu không sau đó chấm nhẹ nhàng lên vết hăm da của trẻ. Nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày, 3 ngày/tuần.

– Mướp đắng: Mướp đắng hay khổ tính mát, có khả năng giảm ngứa và chứa nhiều loại vitamin có tác dụng diệt vi khuẩn gây hăm da. Ba mẹ chỉ cần rửa sạch 2-3 quả mướp đắng sau đó thái mỏng rồi cho vào nấu cùng 2 lít nước. Dùng nước này mướp đắng vệ sinh da mỗi ngày 1 lần.

– Lá ổi: Rửa sạch một nắm lá ổi non, ngâm trong nước muối, sau đó đun sôi cho đến khi ấm để tắm cho bé. Đây cũng là mẹo tuyệt vời để điều trị hăm bìu ở trẻ hiệu quả do lá ổi có chứa tanin và chất chống oxy hóa, đặc tính chống viêm, kháng khuẩn có tác dụng tích cực trong việc phục hồi da và giúp loại bỏ vi khuẩn trên da.

Cách chữa hăm bìu ở trẻ Một số loại lá có tác dụng trị hăm bìu cho bé trai ba mẹ có thể sử dụng như lá khế, lá trầu không, lá trà xanh…

5. Sử dụng kem hăm

Sử dụng kem hăm là giải pháp chữa hăm bìu an toàn, hiệu quả và đơn giản được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại kem hăm và không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng do đó các mẹ cẩn thật cẩn trọng khi chọn mua.

Để trị hăm bìu cho bé ăn toàn và hiệu quả, các mẹ nên tìm mua loại kem hăm của thương hiệu uy tín, có xuất xứ rõ ràng và đã được Bộ Y tế kiểm định.

Kem Yoosun rau má là một trong số loại kem ngừa hăm được đông đảo các bà mẹ bỉm sữa tin dùng khi con bị hăm. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol và Chlorhexidine.

Kem Yoosun rau má có tác dụng: giảm ngứa rát, giảm sưng đau, làm dịu da, kích thích lên da non, kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng ẩm giúp bảo vệ da bé toàn diện.

Cách dùng Yoosun Rau má để giảm hăm bìu cho bé như sau:

– Bước 1: Mẹ vệ sinh vùng bìu cho bé sạch sẽ.

– Bước 2: Dùng khăn bông sạch thấm khô da cho bé.

– Bước 3: Tiếp đến lấy một lượng Yoosun Rau má vừa đủ, thoa lên vùng da bị hăm cần tác động.

Mỗi ngày, mẹ thoa Yoosun Rau má cho bé 2 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm vùng bìu sẽ dịu xuống.

Trẻ bị hăm bìu phải làm saoKem bôi da mát lành da Yoosun Rau Má.

6. Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ

Khi đã áp dụng các cách điều trị và chăm sóc trẻ bị hăm bìu tại nhà ở trên theo hướng dẫn nhưng tình trạng hăm không cản thiện, có dấu hiệu lan rộng hơn kèm theo trẻ bị nôn, sốt, bú hoặc ăn kém, ba mẹ nên trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Tùy vào mức độ và tình trạng hăm bìu mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng kem hoặc thuốc trị hăm.

– Kem trị hăm: Nếu vùng da hăm của bé trai chưa có biểu hiện bị lở loét, bác sĩ chỉ định dùng kem trị hăm tã. Loại kem này có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm, cân bằng độ ẩm, sát khuẩn và tạo lớp màng ngăn chặn vi khuẩn.

– Thuốc trị hăm: Trường hợp bé trai bị hăm bìu có triệu chứng vỡ mụn mủ, phù nề hoặc sốt bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị hăm. Thuốc có tác dụng chống viêm giúp giảm sưng đỏ và ngứa cho bé. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm để giảm tình trạng viêm nhiễm; dùng thuốc kháng sinh để ức chế, diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Bị hăm bìu nên làm gì Trẻ bị hăm bùi nặng ba mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay.

Lưu ý: Các mẹ nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị hăm bìu cho bé trai bằng thuốc. Không nên tự ý mua thuốc, cũng không được lấy thuốc của trẻ khác có bệnh tương tự áp dụng cho con mình.

VI – Lưu ý khi chữa hăm bìu cho bé trai

Vì nội dung phần lưu ý trùng với cách điều trị hăm bìu nên chị sẽ thay thế bằng một số nội dung khác dưới đây:

Để cải thiện các triệu chứng hăm bìu nhanh chóng và hiệu quả, trong quá trình chăm sóc bé bị hăm bìu, các mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:

1. Tránh sử dụng sản phẩm chứa thuốc nhuộm hoặc hương liệu

Không phải tất cả các biện pháp khắc phục tại nhà đều an toàn cho làn da của bé. Ba mẹ nên tránh bất kỳ sản phẩm nào có chứa hương liệu hoặc thuốc nhuộm, vì chúng có thể gây kích ứng da.

Nếu bé bị hăm da ở bìun, hãy tránh sử dụng chất tẩy rửa, nước xả vải hoặc giấy sấy có chứa hương liệu.

2. Không dùng phấn rôm hoặc bất kỳ loại bột nào

Không sử dụng bất kỳ loại bột nào lên vết hăm bìu của bé. Bao gồm phấn rôm trẻ em, bột bắp hoặc baking soda. Những thứ này không chỉ khiến tình trạng hăm bìu nghiêm trọng hơn mà còn rất nguy hiểm nếu bé hít phải.

3. Tránh kem steroid

Kem steroid có thể gây kích ứng da của em bé và có thể làm tình trạng hăm bìu trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ bị hăm ở bìuKhông dùng phấn rôm hoặc bất kỳ loại bột nào thoa lên vùng da bìu bị hăm.

( >> Xem thêm: Tại sao không nên dùng phấn rôm khi trẻ bị hăm )

4. Chọn sữa tắm dịu nhẹ

Khi chọn mua sữa tắm cho con, ba nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên độ cân bằng pH và dịu nhẹ an toàn cho da.

5. Ăn uống hợp lý

Trẻ bị hăm bìu nếu ăn nhiều các loại hoa quả có tính axit như cà chua, cam sẽ làm thay đổi tính chất phân của bé. Hậu quả là tình trạng hăm bìu có thể nghiêm trọng hơn.

Do đó, khi chăm sóc trẻ bị hăm bìu, ba mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống, chọn lựa thực phẩm khoa học, hợp lý cho bé. Một số thực phẩm tốt cho trẻ đang bị hăm bìu như: mì ống, ngũ cốc nguyên hạt lên men, sữa chua không đường, yến mạch, hạt diêm mạch, gạo lứt, khoai tây, cơm, bánh quy, bánh mì, chuối…

VII – Cách phòng ngừa hăm bìu ở bé trai

Hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải tình trạng bị hăm bìu. May mắn là, nhiều trường hợp hăm bìu có thể được ngăn ngừa hoặc cải thiện bằng các bước đơn giản. Vì hăm bìu thường do tiếp xúc với độ ẩm, nên điều quan trọng là phải giữ cho vùng da quanh bìu của bé sạch sẽ và khô ráo nhất có thể.

Để giảm nguy cơ hăm bìu ở bé trai, ba mẹ hãy cân nhắc thực hiện những mẹo dưới đây:

– Thay tã cho bé thường xuyên và cần thay ngay khi tã bị bẩn.

– Lau sạch vùng tã của bé bằng khăn mềm và nước ấm hoặc khăn lau trẻ em không mùi không chứa cồn. Tránh dùng khăn ướt có cồn để vệ sinh cho bé.

– Sau khi lau sạch da, hãy thoa kem chống hăm cho bé.

– Hãy cân nhắc chuyển từ tã vải sang tã dùng một lần vì chúng có khả năng thấm hút tốt hơn.

– Đảm bảo tã của bé vừa vặn, không quá nhỏ hoặc quá chật.

– Không nên đóng tã bỉm cho bé cả ngày, hãy dành vài tiếng một ngày cho trẻ “nghỉ” đóng bỉm để vùng da bìu được thông thoáng.

– Mặc cho bé quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thoáng mát và thấm hút tốt.

Cách tránh bé bị hăm ở bìuNếu có thể, ba mẹ hãy bỏ tã bỉm cho con vài tiếng một ngày để da được thông thoáng.

Hăm bìu là tình trạng da phổ biến mà hầu hết trẻ sơ sinh thỉnh thoảng gặp phải. Tình trạng này thường do kích ứng da khi tiếp xúc với độ ẩm, chất bẩn. Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp chữa lành hăm bìu từ nhẹ đến trung bình. Với trường hợp trẻ bị hăm bìu nặng, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị tốt nhất.

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trẻ bị hăm bìu hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khảo thêm:

Tham khảo thêm:

 

Tài liệu tham khảo:

1. Male Reproductive System
https://my.clevelandclinic.org/health/body/9117-male-reproductive-system

2. 11 Natural Diaper Rash Treatments – Home Remedies
https://ecopeaco.com/blogs/pod/how-to-naturally-treat-diaper-rash

3. 5 Natural Diaper Rash Remedies That Actually Work
https://www.mustelausa.com/blogs/mustela-mag/natural-diaper-rash-remedies

4. Home Remedies for Diaper Rash That Actually Work
https://www.verywellhealth.com/home-remedies-for-diaper-rash-8611089

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Có 1 bình luận cho “Bé trai bị hăm bìu (hăm chim): Biểu hiện và cách xử lý an toàn cho bé”

  1. Avataraaaaaaaa,

    san pham oke

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục