Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 10/12/2021

Trẻ bị hăm vành tai/Viêm kẽ tai: Biểu hiện và cách chữa trị

3 phút đọc Chia sẻ bài viết

Hăm vành tai là một trong các vấn đề da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay gặp phải. Cùng tìm hiểu trẻ bị hăm vành tai do đâu, biểu hiện ra sao và cách chữa trị thế nào qua bài viết dưới đây của Yoosun Rau Má các mẹ nhé!

Trẻ bị hăm vành taiHình ảnh trẻ bị hăm tai.

I – Nguyên nhân trẻ bị hăm vành tai

Bệnh hăm vành tai chưa có trong thuật ngữ y khoa. Hăm vành tai cũng không phải là bệnh lý mà là tình trạng viêm kẽ tai. Viêm kẽ tai là vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trở sinh đặc biệt là khi tiết trời nóng ẩm.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị hăm vành tai/viêm kẽ tai nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

– Không vệ sinh sạch sẽ vùng tai, kẽ tai gây tích tụ bụi bẩn, mồ hôi gây viêm da.

Viêm kẽ tai ở trẻ sơ sinhHăm vành tai chủ yếu do nấm, vi khuẩn gây ra. 

– Thời tiết nắng nóng làm mồ hôi tiết ra nhiều khiến vùng da tai của bé luôn ở tình trạng thái ấm nóng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây các bệnh lý ngoài ra tấn công và phát triển.

– Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị hăm tai do bị mắc chứng vảy nến, viêm da dầu, viêm da tiếp xúc dị ứng

Muốn biết chính xác nguyên nhân gây hăm tai ở trẻ sơ sinh, các mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.

II – Biểu hiện bé bị hăm ở tai

Khá nhiều mẹ bị nhầm lẫn việc bé bị hăm vành tai với viêm kẽ tai vì vị trí vành tai và kẽ tai khá gần với nhau. Bên cạnh đó, các triệu chứng của viêm kẽ tai và hăm ở tai cũng khá giống nhau. Thông thường trẻ sơ sinh bị hăm vành tai, viêm kẽ tai có các triệu chứng sau:

– Tai sưng tấy, nổi mẩn, ửng đỏ.

– Có thể xuất hiện các vết nứt, có cảm giác như kiến bò.

– Cảm giác ngứa, rát khó chịu khiến bé thường xuyên đưa tay lên gãi.

Hăm tai ở trẻ sơ sinhVùng da tai bị hăm nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến bé khó chịu.

– Mưng mủ, lở loét.

– Chảy dịch vàng.

– Mưng mủ, lở loét.

– Chảy dịch vàng.

( >> Xem thêm: Biểu hiện bị hăm hậu môn ở trẻ sơ sinh )

III – Cách chữa hăm vành tai cho bé hiệu quả và an toàn 

Tùy từng mức độ nghiêm trọng của hăm tai/viêm kẽ tai mà sẽ có cách chữa hăm tai cho bé phù hợp và hiệu quả. Đối với các bé bị hăm tai/viêm kẽ tai nặng thì các mẹ không nên tự ý chữa trị tại nhà mà nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách trị hăm tai/viêm kẽ tai phù hợp.

Đối với các trường hợp trẻ bị hăm ở tai mở mức độ nhẹ và mới bị thì các mẹ có thể sử dụng kem bôi da Yoosun rau má bôi cho bé để cải thiện các triệu chứng ngứa, rát, ửng đỏ và cảm giác khó chịu.

Sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản, không corticoid, không paraben  nên rất an toàn và không gây ra tác dụng phụ trên da bé.

Cách chữa hăm tai cho béKem bôi da Yoosun Rau má giúp ngăn ngừa hăm tai hiệu quả. 

Thành phần có trong kem Yoosun rau má gồm dịch chiết rau má có tác dụng làm mát da, giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau và kích thích lên da non hiệu quả. Hoạt chất D-panthenol làm dịu da và giảm ngứa rát; Chlorhexidine bảo vệ da làn da của bé khỏi vi khuẩn còn vitamin E có tác dụng giữ ẩm cho da bé luôn mịn màng.

Để đạt hiệu quả như mong muốn, các mẹ nên thoa kem Yoosun rau má lên vùng vành tai bị hăm của bé đều đặn từ 2-3 lần/ngày sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ.

( >> Xem thêm: Có nên dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sơ sinh không? Giải đáp )

IV – Lưu ý khi chữa hăm vành tai

Để đảm bảo hiệu quả, an toàn và tránh xảy ra các rủi ro không muốn, trong quá trình chữa hăm vành tai trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ các mẹ cần lưu ý:

– Vệ sinh vùng tai sạch sẽ: Vệ sinh tất cả vàng tai, lỗ tai, kẽ tai thường xuyên và đều đặn 1-2 lần/ngày để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ.

Với vùng kẽ tai và vành tai mẹ nên sử dụng tăm bông nhỏ thấm nước muối sinh lý để làm sạch hiệu quả. Còn với vùng vành tai các mẹ có thể dùng khăn mềm sạch để vệ sinh.

Bệnh viêm kẽ tai ở trẻ emVệ sinh vùng da tai sạch sẽ là cách phòng ngừa hăm tai đơn giản nhưng hữu hiệu. 

– Giảm tiết mồ hôi: Để giảm tăng tiết mồ hôi ở trẻ, nhất là khi thời tiết nắng nóng các mẹ nên mặc cho bé rộng rãi, làm từ các chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ môi; bật điều hòa, quạt…

– Không nên sử dụng phấn rôm để chữa hăm tai/viêm kẽ tai cho bé vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề trẻ bị hăm vành tai hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

4.5/5 - (4 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục