Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 10/07/2024

Bị hăm da là gì? Thông tin cần nắm về bệnh da liễu phổ biến

12 phút đọc Chia sẻ bài viết

Bệnh hăm da có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, gây cảm giác khó chịu, đau rát và kích ứng da. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh ăn không ngon, sụt cân, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Yoosun.vn để cùng tìm hiểu hăm da là như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách xử trí và phòng ngừa hăm da nhé!

I – Hăm da là gì?

Hăm da là sao – đây là một hiện tượng của bệnh viêm da, xảy do vi khuẩn nấm hoặc bội nhiễm của vi khuẩn. Đây không phảo là tình trạng nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không được chăm sóc và điều trị đúng cách, da có thể vị nấm hay bị nhiễm khuẩn.

Hăm da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường gặp hơn cả là ở những vùng da có nếp gấp như nách, bẹn, háng, kẽ ngón chân hoặc mông, đùi, hông, cơ quan sinh dục. Nguyên nhân là vì so với các vùng da khác, những vùng da này ra nhiều mồ hôi, bí bách dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hình thành và phát triển.

Bệnh hăm da là gìHình ảnh da bị hăm.

II – Những ai có nguy cơ bị hăm da?

Hăm da là tình trạng về da phổ biến, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em nhưng phổ biến hơn ở những đối tượng sau:

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do da của trẻ rất nhạy cảm và thường xuyên phải mặc tã bỉm.

– Người có hệ miễn dịch kém.

– Người có cơ địa yếu.

– Đặc biệt là những người bị tiểu đường, béo phì.

III – Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hăm da

Việc nắm được các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây hăm da sẽ giúp bạn biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hăm da hiệu quả.

1. Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hăm da bao gồm:

– Do vi khuẩn và nấm: Một số vi khuẩn và nấm ký sinh trên da có thể gây kích ứng và hình thành phản ứng viêm, dẫn đến hăm da. Cụ thể, phải kể đến Corynebacterium, vi khuẩn Staphylococcus aureus, vi nấm Candida albicans và các vi khuẩn, nấm men khác.

– Do thói quen mặc trang phục ôm sát cơ thể: Thường xuyên mặc quần áo bó sát với cộng với việc chất liệu vải cứng, thấm hút mồ hôi kém khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí bách. Khi vận động, quần áo sẽ cọ vào da và gây tổn thương hoặc viêm ở khu vực da có nếp gấp.

– Do cơ thể đổ nhiều mồ hôi: Bệnh hăm da phổ biến hơn vào những ngày nắng nóng, khiến cơ thể tăng tiết và đổ nhiều mồ hôi. Khi da luôn trong trạng thái ẩm ướt, vi khuẩn và vi nấm sẽ dễ dàng sinh sôi phát triển dẫn đến hăm da.

– Do vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ và không đúng cách, nhất là ở vùng cơ quan sinh dục có thể gây hăm và ngứa rát.

– Do kích ứng da: Kích ứng da có thể là hệ quả của quá trình ma sát giữa quần áo/tã/băng vệ sinh và da. Ma sát thường xuyên xẩy ra khiến hàng rào bảo vệ và biểu bì của da bị tổn thương. Nguyên nhân gây hăm da này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do thường xuyên phải mặc tã bỉm.

– Chất kích thích: Dùng xà bông, kem cạo râu hoặc hóa chất tẩy rửa chứa chất kích thích mạnh có thể khiến da bị kích ứng và hậu quả là dẫn đến hăm da.

Bị hăm da là như thế nàoNguyên nhân gây bệnh hăm da là do nhiễm vi khuẩn và nấm, vệ sinh không đúng cách hoặc da bị kích ứng.

2. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài các nguyên nhân gây hăm da kể trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy mắc bệnh gồm:

– Người mắc bệnh đái tháo đường/bệnh tiểu đường.

– Rượu và hút thuốc làm tăng khả năng mắc bệnh hăm da, đặc biệt là dạng nhiễm trùng.

– Người có cơ địa yếu và hệ miễn dịch kém: trẻ sơ sinh, người bị suy dinh dưỡng, béo phì.

– Người dùng nẹp, thanh nẹp hoặc chi giả: do các thiết bị hỗ trợ gây bí bách và tích tụ mồ hôi trên da.

– Môi trường ô nhiễm: Nước bẩn, khói bụi làm tăng nguy cơ hăm da nhiễm trùng.

– Bệnh về da: Ví sự như bệnh vảy nến.

IV – Triệu chứng của bệnh hăm da

Tình trạng hăm da thường khỏi sau khi điều trị tại nhà, ít khi gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bị hăm da kéo dài không điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men và nhiễm khuẩn da.

Để tránh các tác động tiêu cực ở trên, bạn nên nắm được các biểu hiện bị hăm da để có thể nhận biết bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.

1. Triệu chứng hăm da nhẹ

Các triệu chứng hăm da khi ở mức độ nhẹ gồm:

– Da xuất hiện các mảng đỏ hoặc đốm hồng/đỏ.

– Da đỏ kèm ngứa rát.

– Xuất hiện một số mảng hoặc đốm da khô.

– Ngứa da.

– Mụn nhỏ, đỏ mọc trên da.

– Phát ban.

Viêm hăm da là sao Da xuất hiện các mảng đỏ hoặc đốm hồng/đỏ.

2. Triệu chứng hăm da nghiêm trọng

Các dấu hiệu và triệu chứng hăm da nghiêm trọng khi bệnh tiến triển nặng hơn gồm:

– Da bị đỏ một mảng lớn.

– Da bị sưng và viêm nhiễm.

– Chảy dịch ở vùng da bị hăm và tổn thương.

– Đau nhiều ở vùng da bị hăm.

– Ngứa và rát dữ dội.

3. Triệu chứng hăm da có xuất hiện nhiễm trùng

Trường hợp bệnh hăm da có xuất hiện nhiễm trùng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

– Sốt hoặc ớn lạnh.

– Mọc mụn nước/mủ.

– Đau nhức toàn thân.

– Mệt mỏi/suy nhược.

4. Triệu chứng bị hăm da cần đi thăm khám ngay

Các biểu hiện hăm da đáng chú ý cần đi khám bác sĩ ngay là:

– Phát ban kèm theo sốt.

– Phát ban nghiêm trọng, bất thường và không cải thiện sau 3 ngày.

– Phát ban gây nóng rát hoặc đau khi đi tiểu hoặc đại tiện.

– Phát ban ngứa, chảy máu hoặc chảy nước.

– Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giảm nguy cơ bệnh tiến triển năng gây biến chứng nguy hiểm.

Hiện tượng bị hăm daHăm da nặng khiến da bị sưng và viêm nhiễm kèm theo chảy dịch ở vùng da bị hăm và tổn thương.

>> Xem VIDEO B/S tư vấn cách xử lý hăm da ở trẻ sơ sinh <<
Video trẻ sơ sinh bị hăm da

V – Bị hăm da có nguy hiểm không?

Hiện tượng bị hăm da thường không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị tại nhà khi phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu để hăm da kéo dài không điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn da và một số biến chứng nguy hiểm khác.

1. Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men (Candida) có thể phát triển nếu hăm da không được điều trị trong hơn một vài ngày. Dấu hiệu nhận biết gồm các vùng da màu đỏ sẫm có hoặc không nổi lên các mụn mủ chứa đầy chất lỏng màu vàng, có thể vỡ và bong tróc.

2. Nhiễm khuẩn da

Hăm da gây ngứa ngáy khiến người bệnh liên tục cào, gãi để giảm cảm giác ngứa. Tuy nhiên, hành động lại diễn ra liên tục có thể làm rách da, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập. Hậu quả là có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm kể trên, ngay khi có dấu hiệu bị hăm da, bạn nên áp dụng ngay các biện pháp khắc phục tại nhà. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khoảng 2-3 ngày, hãy đi thăm khám ngay.

3. Ăn không ngon, sụt cân

Bị hăm nặng kèm theo đau rát dữ dội khiến người bệnh ăn không ngon. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân và luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.

Bệnh hăm da có nguy hiểm khôngHăm da nặng không được điều trị có thể gây nhiễm khuẩn da và đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

4. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Hăm da lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Không chỉ gây viêm nhiễm tại chỗ, người bị hăm da ở vùng kín còn có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do bị viêm ngược lên đường tiết niệu. Biến chứng này thường hay gặp ở nữ giới.

5. Suy giảm chức năng thận

Hăm da kéo dài dài không chỉ gây viêm nhiễm đường tiểu dưới mà còn lan lên đường tiểu trên. Hậu quả là gây biến chứng bể thận, viêm thận và suy thận.

6. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Nữ giới bị hăm da ở vùng bẹn và sinh dục do nấm canida, nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ gây viêm âm đạo.

Với nam giới, nếu hăm da xảy ra ở vùng sinh dục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh gây tổn thương dẫn tới viêm hạch bẹn, đái buốt, viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính. Hậu quả là ảnh hưởng trực tiếp tơi khả năng sinh sản.

Để phòng ngừa xảy ra các biến chứng nguy hiểm trên, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên tìm cách trị hăm cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.

VI – Viêm hăm da có lây không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, do không là bệnh lý truyền nhiễm nên bệnh hăm da sẽ không lây lan từ người bệnh qua người khỏe mạnh qua bất kỳ con đường nào.

Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng, hăm da nặng kèm mụn nước, mưng mủ hoặc chảy dịch thì khả năng lây nhiễm cho mọi người xung quanh tương đối cao, đặc biệt là khi sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: quần, đồ lót hoặc khăn tắm…

Bị viêm hăm da có lây khôngHăm da không phải là bệnh truyền nhiễm.

VII – Chẩn đoán bệnh hăm da bằng cách nào?

Để có thể chẩn đoán chính xác người bệnh có phải bị hăm da không, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau:

1. Thăm khám hiểu hiện lâm sàng

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh hăm da ở người lớn thông qua các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng. Cùng với đó là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân.
Trong trường hợp một số cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng để xác định rõ nguyên nhân gây hăm.

2. Xét nghiệm dị ứng

Các xét nghiệm dị ứng, chẳng hạn như xét nghiệm chích (trầy xước) da và xét nghiệm vá, xác định các chất gây dị ứng cũng có thể được bác sĩ chỉ định.

Trong các xét nghiệm này, nhà bác sĩ sẽ cho da người bệnh tiếp xúc với một lượng nhỏ chất gây dị ứng và quan sát phản ứng. Bạn có thể được kiểm tra chỉ một vài chất gây dị ứng hoặc nhiều chất cùng một lúc. Nếu bị dị ứng nếu da chuyển sang màu đỏ, sưng tấy hoặc phát ban.

3. Sinh thiết

Nhân viên y tế có thể lấy một mẫu nhỏ (sinh thiết) trên da hoặc mô khác của người bệnh để kiểm tra sự hiện diện của vi rút hoặc vi khuẩn.

Cách trị hăm da Bệnh hăm da thường được chẩn đoán dễ dàng thông qua các triệu chứng lâm sàng.

4. Xét nghiệm máu

Một số bệnh ngoài da có thể do kháng thể lưu thông trong máu gây ra, có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu.

Các phát ban khác có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân khác và cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra sự liên quan của các hệ cơ quan khác.

5. Phương pháp khác

– Vi sinh: Cạo một phần da để nuôi cấy, soi và xác định loại vi khuẩn gây hăm da ở người lớn.

– Vi nấm: Cạo da để nuôi cấy và soi vi nấm.

VIII – Hăm da phải làm sao? Cách chữa hăm da hiệu quả

Khi phát hiện có dấu hiệu bị hăm da, điều quan trọng là bạn cần phải tìm cách khắc phục ngay khi bệnh ở giai đoạn nhẹ để tránh bệnh tiến triển nặng hơn. Nếu tình trạng hăm da không phải cải thiện hoặc trở nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp, tránh gây biến chứng nguy hiểm.

1. Điều trị tại nhà

Hăm da ở mức độ nhẹ và mới khởi phát có thể dễ dàng điều trị khỏi hoàn toàn nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà dưới đây:

– Giữ da sạch và khô: Bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa và điều trị hăm da là giữ vùng da bị hăm luôn khô ráo và sạch sẽ. Ngoài việc tắm rửa hàng ngày, để vệ sinh vùng da bị hăm, hãy nhúng khăn sạch vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng. Đừng chà xát da quá mạnh và tránh lau bằng cồn.

– Mặc quần áo mềm, thoáng khí: Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái bằng các loại vải mềm và thoáng khí. Hạn chế mặc quần áo làm từ các vải từ sợi nhân tạo, vải nilon, vải da để giữ da luôn mát mẻ, thông thoáng, tránh bị bí bách, ẩm ướt.

Cách chữa hăm daNgoài việc tắm rửa hàng ngày, để vệ sinh vùng da bị hăm, hãy nhúng khăn sạch vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng.

– Giữ quần áo sạch sẽ, dùng nước giặt phù hợp: Quần áo sau khi giặt sạch sẽ cần chắc chắn được phơi thật khô kỹ. Nên sử dụng nước giặt, nước xả vải có độ PH phù hợp để tránh da bị kích ứng.

– Tránh gây kích ứng da: Tránh sử dụng các sản phẩm có mùi thơm cao, bao gồm nước xả vải và giấy sấy. Nên sử dụng sản phẩm không gây dị ứng và không có mùi thơm ít gây khó chịu hoặc kích ứng da.

– Dùng kem trị hăm da: Bị hăm da bôi gì – người bị hăm da có thể tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ để lựa chọn được sản phẩm kem hăm phù hợp với tình trạng và mức độ hăm da của mình.

Để giúp vùng da bị hăm nhanh khỏi, bạn có thể cân nhắc và sử dụng kem bôi da Yoosun Rau má. Yoosun Rau má có thành phần chính là dịch chiết rau má, D- Panthenol, Chlorhexidine Digluconate, vitamin E, không chứa parabens và corticoid nên có thể yên tâm sử dụng.

Mỗi ngày, bạn nên thoa Yoosun Rau má 2 lần, không cần rửa lại với nước. Sau khoảng vài ngày, vết hăm sẽ dịu xuống.

Cách dùng Yoosun Rau má để giảm hăm cho người lớn như sau:

– Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm.

– Bước 2: Dùng khăn bông sạch thấm khô da.

– Bước 3: Tiếp đến lấy một lượng Yoosun Rau má vừa đủ, thoa lên vùng da bị hăm cần tác động.

Bị hăm da bôi gìKem bôi da mát lành Yoosun Rau Má.

Nếu đã áp dụng những cách trị hăm da ở trên nhưng tình trạng hăm da không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp.

2. Điều trị bằng thuốc

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân gây hăm da mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị hiệu quả – phù hợp cho từng bệnh nhân.
Các loại thuốc trị hăm da thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị hăm da hiện nay gồm:

– Thuốc chống nấm: Với trường hợp nguyên nhân gây hăm da ở người lớn là do nhiễm nấm, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chống nấm tại chỗ. Thuốc chống nấm phổ biến là nystatin, imidazole, ciclopirox, clotrimazole, terbinafine, imidazole. Người bệnh dùng thuốc liên tục trong 7-10 ngày. Nếu không đáp ứng với các thuốc này, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được chỉ định dùng kết hợp với thuốc uống.

– Thuốc kháng sinh: Người lớn bị hăm da do nhiễm khuẩn được chỉ định dùng thuốc thuốc kháng sinh tại chỗ. Chẳng hạn như thuốc mỡ mupirocin và kem axit fusidic, dùng trong 7-10 ngày, ngày 2-3 lần. Ngoài ra, có thể kết hợp với thuốc kháng sinh uống như flucloxacillin và erythromycin.

– Thuốc ức chế calcineurin: Kem pimecrolimus, thuốc mỡ tacrolimus có hiệu quả với hăm da tại các vị trí có nếp gấp.

– Kẽm oxit: Có thể được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị viêm da khăn ăn hoặc viêm da tiếp xúc do kích ứng không kiểm soát.

– Kem bôi steroid tại chỗ loại nhẹ: Hydrocortisone thường được sử dụng trong các bệnh viêm da.

Bị hăm da phải làm saoNgười bị hăm da nặng cần dùng thuốc điều tị hăm da theo chỉ định của bác sĩ.

!Lưu ý: Người bệnh chỉ dùng thuốc điều trị hăm da khi có chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Trong thời gian điều trị bằng thuốc, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian uống để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

IX – Chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp phòng ngừa bệnh hăm da

Chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hăm da hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho bạn:

1. Về chế độ sinh hoạt

– Tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày để giữ da luôn sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt là những vùng da có nếp gấp, vúng kín và bộ phận sinh dục.

– Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH 5,5; tránh sử dụng các sản phẩm sữa tắm có chứa hóa chất, chất tẩy rửa mạnh để da không bị kích ứng hoặc tổn thương.

– Giữ cho da luôn thoáng mát, tránh để hầm, bí bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt và mềm mại. Không nên mặc quần áo bó sát, dày cứng và làm từ chất liệu không thấm hút mồ hôi.

– Thay quần áo ngay khi bị hoặc đẫm mồ hôi quá lâu; thay quần lót, băng vệ sinh hoặc tã thường xuyên.

– Giặt quần áo nước nước xả vải và nước giặt phù hợp, tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng da.

– Khi phơi quần áo cần chú ý phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, bảo quản quần áo nơi khô ráo tránh bị ẩm mốc.

– Tránh chung mặc quần áo hoặc dùng chung đồ cá nhân với người khác vì rất dễ lây lan vi khuẩn, nấm và các bệnh về da nói chung.

– Không nên vận động quá sức hoặc tập luyện cường độ mạnh, đặc biệt là vào mùa nóng oi bức.

– Duy trì lối sống tích cực, thoải mái, vui vẻ; hạn chế lo lắng, căng thẳng.

– Tìm hiểu và cân nhắc sử dụng các sản phẩm có khả năng đặc trị chứng đổ mồ hôi cho các vùng nách, bẹn.

– Thoa kem chống nắng hàng ngày để hạn chế các tác hại từ tia UV.

– Dùng kem dưỡng ẩm cho các vùng da nhạy cảm và có nguy cơ cao bị hăm da tránh ma sát, giảm nứt nẻ và sưng viêm.

Thuốc hăm da Tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày với sản phẩm sữa tắm phù hợp để giữ da luôn sạch sẽ, khô thoáng.

2. Về chế độ ăn uống

Để phòng ngừa hăm da qua chế độ ăn uống, bạn nên chú ý những điều sau:

– Nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ, đạm.

– Uống đủ nước, nhất là vào mùa hè nắng nóng để tránh cơ thể bị mất nước.

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm có tính axit như cam, cà chua, dâu tây, dứa… Vì theo nghiên cứu, thực phẩm có tính axit thường là nguyên nhân gây kích ứng da, làm tăng nguy cơ bị hăm da nếu tiêu thụ quá nhiều.

Bệnh hăm da thường không nguy hiểm và có thể dễ dàng điều trị. Vì vậy, nhiều người thường chủ quan không áp dụng các cách điều trị hăm da sớm khiến bệnh tiến triển nặng gây khó khăn cho việc điều trị và tiềm ẩn nguy cơ cao gây biến chứng. Các chuyên gia sức khỏe khuyên, khi nghi ngờ có dấu hiệu bị hăm da, hãy áp dụng các cách chữa hăm da tại nhà hoặc thuốc hăm da theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (2 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

2 bình luận cho “Bị hăm da là gì? Thông tin cần nắm về bệnh da liễu phổ biến”

  1. Kevin Tom,

    Kem bôi da Yoosun rau má bán ở đâu ạ?

    • Yoosun Rau Má,

      Chào bạn, Yoosun rau má có bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, giá khoảng 20-25k/tuýp. Bạn ở khu vực/quận/huyện cụ thể nào để ad kiểm tra địa chỉ mua gần nhà cho bạn nha.

      [Đọc tiếp]

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục