Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 03/04/2024

Cách phân biệt rôm sảy và mụn sữa mẹ nào cũng nên biết

8 phút đọc Chia sẻ bài viết

Mụn sữa và rôm sảy đều là những vấn đề ngoài da rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Đôi khi, các mẹ cũng hay nhầm lẫn mụn sữa và rôm sảy nên chữa mãi mà bé không khỏi. Vì thế, hãy cùng Yoosun Rau má phân biệt rõ hơn 2 vấn đề này các mẹ nhé!

I – Rôm sảy là gì?

Rôm sảy còn có tên gọi khác là phát ban nhiệt, là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc bởi bụi bẩn/ghét,… khiến mồ hôi không thoát được ứ đọng dưới da hình thành các mụn nhỏ màu hồng. Do đó, rôm sảy thường hay xuất hiện vào mùa hè nắng nóng.

Nổi sảy khá lành tính và có thể tự khỏi khi thời tiết chuyển từ nóng sang mát. Tuy nhiên, rôm sảy cũng có thể biến chứng thành viêm nang lông, nhọt…

1. Nguyên nhân

Khi ống dẫn mồ hôi bị tắc, mồ hôi sẽ giữ lại dưới da, gây viêm và rôm sảy. Việc ống dẫn mồ hôi bị tắc có thể do các vấn đề sau đây:

– Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ.

– Trẻ mặc quần áo quá ấm, nằm trong lồng sưởi hoặc bị sốt sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, dễ gây bít tắc ống dẫn mồ hôi.

– Thời tiết nóng ẩm cũng là một nguyên do khiến ống dẫn mồ hôi bị bít tắc.

– Trẻ vận động hoặc tham gia hoạt động thể chất cường độ mạnh.

Rôm sảy và mụn sữaRôm sảy thường xuất hiện ở các vùng da bị bí, đổ mồ hôi nhiều.

2. Biểu hiện

Các biểu hiện của rôm sảy là:

– Ban đầu da ửng hồng và có vết sần.

– Rôm sảy thường xuất hiện ở các vùng da bị bí, đổ mồ hôi nhiều.

– Bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy và hay gãi.

– Lâu dần, các nốt sần có thể sưng lên và thành mụn mủ.

II – Mụn sữa là gì?

Mụn sữa là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 20%. Loại mụn này còn được gọi là nang kê, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh.

Mụn sữa đặc trưng bởi các nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng, có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên mặt. Kích thước của nốt mụn thường nhỏ dưới 2mm, đầu có mủ, bên trong không có nhân, các vùng da ở xung quanh có màu đỏ.

Mun sữa và rôm sảy khác nhauMụn sữa là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh, chiếm khoảng 20%.

Đa phần trẻ em đều bị mụn sữa ít nhất 1 lần khi còn nhỏ. Mụn sữa lành tính hơn rôm sảy, nên ít gây khó chịu cho bé.

1. Nguyên nhân

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ. Một số giả thuyết cho rằng có sự liên quan giữa hormon từ mẹ hay trẻ đối với những nốt mụn này.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng cho rằng, các nguyên nhân gây mụn sữa có thể là:

– Do mẹ sử dụng một số thuốc trong thai kỳ.

– Trẻ uống sữa bột và dị ứng với đạm albumin trong sữa, gây nổi mụn.

– Trong thời gian cho con bú, thực đơn của mẹ chứa quá nhiều đồ ăn gây nóng.

– Phì đại tuyến bã cũng là 1 bệnh lý có thể dẫn đến nổi mụn sữa.

Mụn sữa và rôm sảyUống sữa bột cũng có thể là nguyên nhân gây mụn sữa.

2. Biểu hiện

Các biểu hiện khi mọc mụn sữa là:

Mụn nhỏ, có màu trắng hoặc màu đỏ.

Kích thước nốt mụn rất nhỏ.

Mụn sữa thường không có nhân.

Các vị trí mụn sữa hay xuất hiện là mặt, đầu, ngực, cổ…

III – So sánh rôm sảy và mụn sữa

Mụn sữa và rôm sảy đều là những vấn đề ngoài da rất hay gặp ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Cả 2 tình trạng trên đều không lây nhiễm nên các mẹ có thể yên tâm sẽ không lây nhiễm giữa các trẻ với nhau.

Tuy nhiên, đây là 2 bệnh lý về da hoàn toàn khác nhau về đặc điểm, nguyên nhân cũng như cách điều trị. Dưới đây là bảng so sánh cụ thể về rôm sảy và mụn sữa:

Tiêu chíRôm sảyMụn sữa
Khái niệmLà tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc khiến mồ hôi không thoát được ứ đọng dưới da hình thành các mụn nhỏ màu hồng. Mụn sữa là một tình trạng viêm da phổ biến ở trẻ trẻ sơ sinh.
Tên gọi khácPhát ban nhiệt, phát ban do nhiệt Nang kê, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Đối tượngCó thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng trẻ sơ sinh là phổ biến nhất.   Trẻ sơ sinh. 
Nguyên nhânDo ống dẫn mồ hôi bị tắc, mồ hôi sẽ giữ lại dưới da, gây viêm và rôm sảy. Chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây mụn sữa
Vị trí hay mọc Không 
Cảm giác ngứa ngáyThường xuất hiện ở các vùng da bị bí, đổ mồ hôi nhiều như đầu, cổ, ngực, lưng, háng, bẹn…  Phổ biến nhất là ở mặt, cằm, má, mũi, miệng, mắt, trán, thậm chí là đầu, cổ, ngực và lưng.
Màu sắcMàu đỏ hoặc hồng  Màu trắng hoặc đỏ.
Thời điểm xuất hiệnMùa hè nắng nóng.Trẻ có thể bị mụn sữa ngay khi sinh hoặc một vài tuần sau sinh.
Mức độ nguy hiểmCó thể gây viêm da, nhiễm trùng da nếu không điều trị kịp thời và đúng cách Lành tính hơn rôm sảy, ít gây khó chịu, không gây biến chứng
Thời gian kéo dài– Rôm sảy nhẹ sẽ tự biến mất trong vòng ba đến bốn ngày, miễn là không gây kích ứng thêm cho da. 

– Rôm sảy nặng (nhiễm trùng hoặc kích ứng), các triệu chứng có thể kéo dài đến vài tuần. 

Vài tuần, vài tháng hoặc có thể kéo dài đến 2 tuổi.
Điều trị– Có thể tự khỏi nếu rôm sảy nhẹ và được chăm sóc phù hợp. 

– Cần điều trị thuốc giảm viêm, giảm ngứa, kem bôi ngoài da nếu rôm sảy nặng có dấu hiệu viêm nhiễm.

Thường tự khỏi, không cần điều trị bằng thuốc. 
Khả năng tái phátCó thể tái phát nhiều lần và trở nên nặng hơn.Ít tái phát.

Sự khác nhau giữa rôm sảy và mụn sữa Rôm sảy và chàm sữa là 2 bệnh lý về da hoàn toàn khác nhau.

Có thể thấy, rôm sảy và chàm sữa là 2 bệnh lý về da hoàn toàn khác nhau. Do đó cách chữa trị 2 bệnh lý cũng sẽ không giống nhau. Các mẹ cũng tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo nhé!

IV – Cách điều trị rôm sảy và mụn sữa

Điều trị đúng thuốc, đúng vấn đề sẽ giúp rôm sảy và mụn sữa nhanh khỏi hơn. Do đó, mẹ cần xác định chính xác da bé gặp vấn đề gì để điều trị cho phù hợp.

1. Điều trị rôm sảy

Việc đầu tiên là ba mẹ nên đưa bé tới môi trường mát mẻ hơn. Như vậy sẽ cải thiện đáng kể triệu chứng rôm sảy. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm làm dịu rôm sảy như:

1.1. Thuốc mỡ

Khi bé bị rôm sảy nặng hơn, ba mẹ có thể thoa thuốc mỡ để làm giảm khó chịu cho bé. Các loại thuốc mỡ dùng khi bị rôm sảy là:

– Calamine lotion: làm dịu ngứa.

– Lanolin khan: ngăn chặn tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi và ngăn tổn thương mới hình thành.

– Steroid tại chỗ: dùng trong trường hợp nghiêm trọng nhất.

1.2. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà gồm:

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Cố gắng ở trong môi trường có máy lạnh nhiều nhất.

Tắm rửa trong nước mát đều đặn.

Tránh sử dụng các loại kem và thuốc mỡ có chứa dầu mỏ hoặc dầu khoáng, vì chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông hơn nữa.

So sánh nổi sảy và mụn sữa Có thể chữa rôm sảy cho bé bằng cách làm mát da, thoa kem giảm khó chịu.

2. Điều trị mụn sữa

Thông thường, mụn sữa sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Rất ít trường hợp cần phải được các bác sĩ da liễu can thiệp thì mụn mới được điều trị triệt để.

Vì vậy, khi mụn sữa ở trẻ không thuyên giảm sau một thời gian hay bị nhiễm trùng,… ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Không nên tùy tiện sử dụng kem, dầu dưỡng ẩm và các loại thuốc trị mụn để điều trị cho trẻ dễ gây kích ứng, nhiễm trùng da.

Nổi rôm sảy và mụn sữaThông thường, mụn sữa sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Khi trẻ bị rôm sảy và mụn sữa, các mẹ có thể sử dụng Yoosun Rau má để làm dịu nhanh sự khó chịu cho bé.

Với thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da bé, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.

Đồng thời kem Yoosun rau má còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh thâm sẹo giúp da bé luôn mát mềm.

Đặc biệt, kem Yoosun rau má được đánh giá cao về độ an toàn và lành tính, dùng được cho mọi làn da từ trẻ sơ sinh. Sản phẩm đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành.

Do đó, đối với tình trạng rôm sảy và mụn sữa ở trẻ, bố mẹ có thể bôi tuýp kem bôi rau má cho con 2-3 lần mỗi ngày để dịu da, nhanh lành vết thương.

V – Cách phòng tránh rôm sảy và mụn sữa

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa rôm sảy và mụn sữa cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp bé yêu tránh nguy cơ mắc phải hai bệnh lý về da này.

1. Phòng tránh rôm sảy

Để phòng ngừa rôm sảy hiệu quả, bố mẹ nên tuân thủ một số điều nên làm và không nên làm dưới đây:

1.1. Điều nên làm

– Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, đặc biệt là ở các vùng da toát nhiều mồ hôi.

– Giữ trẻ ở nơi thoáng mát nhiều nhất có thể, hạn chế vận động ngoài trời nắng nóng gây đổ nhiều mồ hôi.

– Giữ vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, đảm bảo quần áo trẻ đang mặc luôn khô thoáng.

– Đảm bảo trẻ ăn uống đủ chất và đa dạng, nhất là vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp tái tạo các tế bào da chữa lành tổn thương nhanh chóng.

– Lau mồ hôi cho bé thường xuyên, nhất là vào mùa hè nóng bức.

– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, không chờ đến khi khát mới uống.

– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

Rôm sảy khác mụn sữaBa mẹ cần chú ý vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, nhất là ở các vùng da toát nhiều mồ hôi.

1.2. Điều không nên làm

– Không nên tắm nước lá cho bé khi da đang bị trầy xước, tổn thương hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

– Không dùng tay nặn bóp mụn vì rất dễ gây nhiễm trùng da.

– Không sử dụng quá nhiều dầu dừa, dầu oliu thoa lên da bé vì sẽ gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến rôm sảy.

– Không dùng các loại xà phòng, sữa tắm chứa chất tạo mùi, khiến làn da bị kích ứng, nhiễm trùng.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người (nếu không thực sự cần thiết).

– Khi đưa bé ra ngoài, cần đội mũ rộng vành, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

– Không mặc cho bé quần áo chật, bó sát, chất liệu không thấm hút mồ hôi.

2. Phòng tránh mụn sữa

Để phòng tránh mụn sữa ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý một số vấn để dưới đây khi chăm sóc bé:

2.1. Điều nên làm

– Vệ sinh cơ thể và mặt của trẻ luôn sạch sẽ, khô thoáng.

– Khi trẻ bị tiết ra nhiều mồ hôi, bố mẹ nên lau người và thay quần áo cho con.

– Nên mặc cho bé các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm từ chất liệu cotton mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.

– Chỉ nên tắm nắng cho bé vào buổi sáng vào khoảng thời gian từ 6-9h hoặc chiều muộn.

– Với trẻ bú mẹ, các mẹ nên tăng cường ăn nhiều thức ăn/thực phẩm có tính mát, giàu dinh dưỡng để tiết ra sữa cho bé ti.

– Giữ môi trường sống quanh bé luôn đủ độ ẩm nhưng vẫn đảm bảo độ khô thoáng.

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn ga gối trên giường của bé.

2.2. Điều không nên làm

– Không nên cho trẻ mặc quần áo lông hoặc chất liệu dễ gây kích ứng da.

– Không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào da bé.

– Không tắm cho trẻ bằng xà bông có tính kích thích mạnh.

– Tránh cọ xát mạnh khi tắm cho bé.

– Nếu trẻ bú mẹ, mẹ không nên ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như đậu phộng, nhộng tằm, hải sản…

– Hạn chế giặt với xà phòng hay dùng nước xà có mùi vì dễ gây kích ứng da.

Cách phân biệt rôm sảy và mụn sữa Bố mẹ không nên tắm cho trẻ bằng xà bông có tính kích thích mạnh để tránh gây kích ứng da.

Rôm sảy và mụn sữa đều là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. So với rôm sảy, mụn sữa lành tính hơn, ít gây khó chịu, không gây nguy hiểm và không tái phát. Trong khi đó, rôm sảy nếu không được đúng cách và kịp thời có thể gây viêm da, nhiễm trùng da, thậm chí là nhiễm trùng huyết. Do đó, khi trẻ mới có dấu hiệu bị rôm sảy, bố mẹ nên tìm cách khắc phục ngay.

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã phân biệt rõ hơn rôm sảy và mụn sữa. Nếu mẹ cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với dược sĩ của Yoosun Rau má qua hotline miễn cước 1800.1125.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục