Xử lý viêm nang lông sau khi wax tưởng khó mà hóa lại dễ với các cách này!
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Viêm nang lông sau khi wax là tình trạng không hiếm gặp vì có thể trong quá trình wax bạn đã thực hiện sai cách. Vì thế, đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn phòng ngừa và xử lý viêm nang lông do wax
I – Nguyên nhân wax lông bị viêm nang lông
Viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông là do vi khuẩn, nấm, virus thâm nhập vào bên trong nang lông, gây viêm.
Khi wax lông, nếu bạn thực hiện không đúng cách, cũng có thể khiến vi khuẩn, nấm thâm nhập vào nang lông. Cụ thể là:
– Không vệ sinh da trước khi wax lông: vệ sinh da cẩn thận trước khi wax lông sẽ loại bỏ vi khuẩn và nấm có trên da. Ngược lại, nếu không làm như vậy, vi khuẩn và nấm sẽ dễ dàng tấn công làn da đang bị nhạy cảm sau khi wax lông.
Wax lông quá thường xuyên có thể gây viêm nang lông.
– Không tẩy da chết trước khi wax lông: Tương tự như không vệ sinh cẩn thận thì không tẩy tế bào chết cũng là một yếu tố khiến da bị viêm lỗ chân lông do wax.
– Wax lông quá thường xuyên: việc này khiến da bị yếu, bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm thâm nhập, gây viêm nang lông.
II – Biểu hiện của viêm nang lông
Viêm nang lông do wax lông thường biểu hiện bởi những nốt sần nhỏ, có màu đỏ hoặc không. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng lông mọc cuộn tròn, không thoát ra khỏi bề mặt da, gây ngứa ngáy, khó chịu.
Nếu tình trạng này kéo dài, không được chữa khỏi có thể gây viêm nhiễm, xuất hiện mụn mủ, kèm theo cảm giác đau nhức.
III – Cách xử lý khi wax lông bị viêm lỗ chân lông
1. Tắm rửa bằng nước lá trà xanh hoặc trầu không
Nước lá trầu xanh hoặc trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên. Do vậy, bạn có thể dùng nước lá trầu không/ trà xanh để tắm rửa hàng ngày nhằm xoa dịu tình trạng viêm nang lông.
Xử lý viêm nang lông sau wax bằng nước lá trầu không.
(>> Xem thêm các cách dùng lá trầu không tri viêm nang lông TẠI ĐÂY)
2. Thoa giấm táo
Trong giấm táo có hoạt chất kháng khuẩn và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da. Vì thế, dùng giấm táo giúp làm giảm viêm nang lông hiệu quả.
Sau khi vệ sinh vùng da bị viêm nang lông sạch sẽ, bạn lấy 1 lượng giấm táo vừa đủ, thoa trực tiếp lên da.
Chờ khoảng 15 phút, bạn rửa lại bằng nước ấm.
Bạn nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi tuần.
3. Thoa kem bôi chứa kháng sinh
Kem bôi chứa kháng sinh không cần kê đơn sẽ thấm sâu vào da, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm… Nhờ đó, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, bạn không nên thoa kháng sinh vào các vùng da khỏe mạnh vì có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở đó.
4. Oxy già
Bạn cũng có thể dùng oxy già để sát khuẩn trên vùng da bị viêm nang lông. Bạn thoa trực tiếp oxy già lên đó hoặc pha oxy già với một chút nước rồi xịt lên da.
Cũng tương tự như các loại kem bôi không chứa kháng sinh, bạn không nên dùng oxy già để lau rửa vùng da khỏe mạnh.
5. Sử dụng thuốc kê đơn
Nếu bạn viêm nang lông do wax ở mức độ nặng, bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám. Qua đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn.
Các loại thuốc có thể được kê là kháng sinh đường uống, kháng nấm đường uống, kem bôi điều trị triệu chứng…Bạn nên uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
IV – Phòng tránh wax lông gây viêm nang lông
Để phòng viêm nang lông khi wax lông, bạn nên thực hiện như sau:
– Vệ sinh da cẩn thận và tẩy tế bào chết trước khi wax lông.
– Không wax lông quá thường xuyên.
– Sau khi wax lông nên thoa dưỡng ẩm để bảo vệ da.
– Mới wax lông xong da thường rất yếu, bạn không nên để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Để đề phòng viêm nang lông, chúng ta không nên wax lông quá thường xuyên.
Như vậy, chúng ta đã hiểu hơn về vấn đề viêm nang lông sau wax lông. Để được tư vấn kỹ hơn các vấn đề liên quan đến chăm sóc da, bạn vui lòng liên hệ dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Tham khảo thêm:
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!