Nổi mề đay ở mông: Nguyên nhân, cách xử lý và phòng tránh
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Mề đay là bệnh về da khá phổ biến, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có mông. Vậy bạn đã biết tại sao nổi mề đay ở mông, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị chưa?
I – Nguyên nhân bị nổi mề đay ở mông
Mề đay hay còn gọi là mày đay xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
– Dị ứng: Các dạng dị ứng khác nhau như dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa, dị ứng lông động vật, dị ứng thức ăn… là nguyên nhân hàng đầu gây nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở mông nói riêng.
– Nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn: Một số loài ký sinh trùng, vi khuẩn, virus… khi thâm nhập vào cơ thể chúng ta có thể gây nổi mề đay.
Nọc độc của ong cũng có thể gây nổi mề đay.
– Nọc độc của côn trùng như ong, kiến… khi đốt vào cơ thể người cũng có thể gây nổi mề đay.
– Các bệnh lý sẵn có như lupus ban đỏ, tuyến giáp tự miễn… cũng có nguy cơ nổi mề đay.
– Di truyền: Trong gia đình có người bị mề đay thì nguy cơ mắc cũng cao hơn người khác.
II – Dấu hiệu dị ứng nổi mề đay ở mông
Để nhận biết nổi mề đay trên mông, bạn dựa vào các dấu hiệu như:
– Phát ban nổi mẩn: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mày đay ở mông chính là những nốt ban đỏ hoặc trắng.
– Nốt mề đay có thể lằn dài hoặc mọc chằng chịt như mạng nhện, nhưng cũng có khi giống vết muỗi đốt.
Triệu chứng nổi mề đay.
– Các vết lằn sẽ ngứa ngáy, rất khó chịu. Cảm giác ngứa sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm
– Da vẽ ngứa: Trên da sẽ nổi lên các vết hằn và rất ngứa.
Ngoài ra, nổi mày đay ở mông cũng có những biểu hiện hiếm gặp hơn như mụn nước, nhiễm trùng, sốc phản vệ…
Các triệu chứng này cho thấy mày đay đã phát triển ở giai đoạn nặng, cần được thăm khám, chữa trị hoặc cấp cứu kịp thời.
III – Các cách trị nổi mề đay ở mông
Khi bị ngứa nổi mề đay ở mông bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây để giảm ngứa:
– Hòa muối với nước ấm để rửa vùng da bị nổi mề đay.
– Rang lá khế nóng lên, rồi đùm trong khăn sạch, chườm lên vùng da bị mẩn ngứa, mề đay.
– Chườm lạnh cũng là một cách giảm ngứa do bị mề đay.
– Thoa kem Yoosun Rau má. Với thành phần chính là dịch chiết rau má, Yoosun Rau má sẽ làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và được kê đơn phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamin để bạn sử dụng, nhằm giảm nguyên nhân gây bệnh.
IV – Cách phòng tránh mông bị nổi mề đay
Để phòng tránh nổi mề đay, bạn nên:
– Sử dụng hóa mỹ phẩm an toàn, không tẩy rửa mạnh.
– Hạn chế tiếp xúc các căn nguyên gây dị ứng nếu đã có tiền sử dị ứng.
– Mặc quần áo đủ ấm nếu bị nổi mề đay do lạnh.
Như vậy, chúng ta đã hiểu hơn về bệnh nổi mề đay ở mông. Nếu bạn cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!