Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 12/03/2024

Bị dị ứng phấn hoa: Dấu hiệu, cách chữa trị và phòng tránh

8 phút đọc Chia sẻ bài viết

Phấn hoa là tác nhân gây tình trạng dị ứng rất phổ biến và là nỗi ám ảnh của nhiều người. Hãy cùng Yoosun Rau má tìm hiểu chi tiết về dị ứng phấn hoa để có biện pháp phòng tránh cũng như nhận biết và xử lý khi gặp phải hiện tượng này.

I – Dị ứng phấn hoa là gì?

Phấn hoa là một loại bột mịn do cây cối, hoa, cỏ tạo ra để thụ phấn với các loại cây khác. Trong phấn hoa có thành phần Cellulose pentose, Extrin, Protein và Phosphore.

Ở những người dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch nhận diện các thành phần phấn hoa như một tác nhân xâm nhập gây nguy hiểm nên bắt đầu sản sinh các hoạt chất để chống lại phấn.

Sự phản ứng quá mức này được gọi là phản ứng dị ứng phấn hoa ((tên khoa học là Hay Fever). Đây cũng là lý giải cho câu hỏi tại sao lại bị dị ứng phấn hoa?

Bệnh dị ứng phấn hoa là gìPhấn hoa là tác nhân dễ gây dị ứng

Một số người bị dị ứng với phấn hoa quanh năm, trong khi có người chỉ bị trong những thời điểm mùa nhất định. Cụ thể là:

– Tháng 2 đến tháng 11: Đây là giai đoạn phấn hoa phát tán, người bệnh rất dễ bị dị ứng khi đi dạo gần vườn hoa vào những ngày nhiều gió.

– Tháng 5 đến tháng 6: Giai đoạn này phấn hoa hoạt động mạnh mẽ, cỏ dại và cây cối sinh trưởng cũng là mùa côn trùng sinh sản nhiều nên dễ dị ứng phấn hoa và côn trùng.

– Giữa mùa hè: Tế bào rêu mốc phát triển và chúng sẽ tồn tại đến mùa đông, đó cũng là một nguyên nhân gây ra dị ứng phấn hoa.

II – Triệu chứng dị ứng phấn hoa 

Tùy theo cơ địa, lượng phấn hoa và thời gian tiếp xúc mà người bệnh có thể bị dị ứng ở mức độ nặng nhẹ khác theo với những dấu hiệu nhận biết dị ứng phấn hoa sau đây:

– Hắt hơi nhiều và kéo dài, dị ứng phấn hoa viêm mũi khiến mũi bị nghẹt và khó thở, thỉnh thoảng còn bị chảy nước mũi.

– Dị ứng phấn hoa ở mắt có dấu hiệu chảy nước mắt, đỏ mắt, dị ứng phấn hoa ngứa mắt.

Triệu chứng dị ứng phấn hoa thực phẩmNgứa mắt do dị ứng

– Biểu hiện dị ứng phấn hoa cổ họng bị khô và ngứa rát, có khi sưng cả môi và lưỡi.

– Dị ứng phấn hoa nổi mề đay, phát ban ở nhiều vùng da trên cơ thể như mặt, tai, cổ,… đôi khi bị sưng tấy thành mảng lớn.

– Các cơn khò khè, khó thở đến liên tục và kéo dài, ho dị ứng phấn hoa tăng nguy cơ bị hen suyễn là những triệu chứng dị ứng phấn hoa nguy hiểm.

– Dấu hiệu bị dị ứng phấn hoa còn gây giảm hoặc rối loạn vị giác và khứu giác.

III – Những loại hoa dễ bị dị ứng phấn hoa

Việc dị ứng với loại hoa nào phụ thuộc đặc điểm hệ miễn dịch của từng người. Dưới đây là một số loại dị ứng thường gặp như:

1. Dị ứng phấn hoa ly

Phấn hoa ly là một trong những tác nhân có thể gây dị ứng vì bản thân phấn hoa có chứa protein nên có thể gây dị ứng mẩn ngứa cơ thể hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi.

Biểu hiện dị ứng phấn hoa như thế nào phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Bị dị ứng phấn hoa lyPhấn hoa ly có thể gây dị ứng cho một số người

2. Dị ứng phấn hoa thông

Tuy đây là dược liệu nhưng có một vài người có biểu hiện khi tiếp xúc với phấn hoa thông, đặc biệt là vào tháng 4-5, khi hoa nở rộ.

Người bệnh bị dị ứng với phấn hoa thông tươi cũng rất dễ dị ứng với phấn hoa sau khi đã bào chế thành dược liệu.

3. Dị ứng phấn hoa anh đào

Đối với những người bị dị ứng phấn hoa thì hàng năm vào mùa xuân mùa của hoa anh đào là thời kỳ vô cùng khó chịu và khổ sở.

Phấn hoa có nhiều trong không khí, xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường mũi, mắt và miệng gây ra các dị ứng phấn hoa biểu hiện ngứa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,…

4. Dị ứng phấn hoa bồ công anh

Hoa  bồ công anh có thể gây ra phản ứng dị ứng khi tiếp xúc và khi dùng bên trong hoặc bôi lên da. Những ai dễ bị dị ứng với hoa cúc cũng có khả năng bị dị ứng với hoa bồ công anh.

Biểu hiện dị ứng phấn hoa bồ công anhHoa bồ công anh

5. Dị ứng phấn hoa sữa 

Mùa hoa sữa thực sự bắt đầu từ cuối tháng 9 và kéo dài đến khoảng đầu tháng 12 dương lịch. Tác hại lớn nhất của nó chính là mùi hương nồng nặc.

Nếu ngửi nhiều quá có người bị dị ứng, gây ho, hen suyễn, mẩn ngứa, dễ gây cảm giác choáng váng, mệt mỏi, khó thở.

6. Dị ứng phấn hoa sốt cỏ khô

Dị ứng phấn hoa sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng thường xuất hiện nhiều vào những ngày trời khô và lộng gió. Lúc này trong gió và không khí sẽ chứa lượng lớn phấn hoa, nếu không cẩn thận hít phải có thể gây dị ứng.

7. Dị ứng phấn hoa xoan

Rất nhiều người mỗi năm tới mùa hoa xoan nở liền bị nổi các nốt đỏ lựng và ngứa như muỗi đốt, khoảng 1 ngày thì lặn rồi nổi các nốt mới, gây ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do dị ứng với phấn hoa xoan. Loại phấn hoa này còn gây viêm mũi, viêm xoang dị ứng.

Dấu hiệu của dị ứng phấn hoa ở mắtPhấn hoa xoan cũng dễ gây dị ứng, viêm mũi

8. Dị ứng phấn hoa tuyết tùng

Tuyết Tùng là một loại cây ở Nhật, còn có tên Sugi dùng để làm vật liệu xây dựng. Hoa thụ phấn trong những tháng mùa đông, thường là giữa tháng 11 và tháng 1.

Những người dị ứng sẽ có các dấu hiệu của dị ứng phấn hoa điển hình là mắt dị ứng phấn hoa gây ngứa, mũi, hắt hơi, ngạt mũi,…

IV – Dị ứng phấn hoa uống thuốc gì? Thuốc dị ứng phấn hoa 

Dị ứng phấn hoa thì phải làm sao? Tùy theo tình trạng và mức độ dị ứng mắc phải mà có nhiều cách xử lý khác nhau như thuốc chữa dị ứng phấn hoa đường uống, thuốc tiêm, thuốc xịt mũi hoặc sử dụng mẹo dân gian.

1. Xử lý bằng thuốc uống dị ứng phấn hoa

Người bị dị ứng thường được bác sĩ kê các loại thuốc kháng Histamine để điều chỉnh lượng histamine trong cơ thể, kìm hãm và đẩy lùi được các triệu chứng do bệnh gây ra như: phát ban, ngứa rát, sưng đỏ, ngứa mắt vì dị ứng phấn hoa… Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi làm sao để hết dị ứng phấn hoa?

Thuốc dị ứng phấn hoaThuốc kháng Histamin đẩy lùi các triệu chứng dị ứng

2. Dùng thuốc xịt, thông mũi

Dùng thuốc xịt mũi dị ứng phấn hoa là một trong những phương pháp hữu hiệu khi bị dị ứng phấn hoa. Nó có tác dụng chống viêm, chống ngứa, làm giảm các triệu chứng dị ứng vùng mũi như nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… nhưng chỉ với những người bệnh nhẹ, đối với trường hợp nặng, thuốc không có tác dụng.

3. Thuốc tiêm khi bị dị ứng phấn hoa

Trong trường hợp người bệnh đã sử dụng các loại thuốc chữa dị ứng phấn hoa khác mà không thuyên giảm thì sẽ được chỉ định dùng thuốc tiêm.

Phương pháp trị dị ứng phấn hoa này sẽ được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo đúng liều lượng và an toàn cho bệnh nhân. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh sẽ có các loại thuốc tiêm khác nhau.

Cũng có trường hợp được tiêm phòng dị ứng phấn hoa.

4. Dị ứng phấn hoa và cách chữa dân gian

Một số các chữa bệnh dị ứng phấn hoa bằng phương pháp dân gian như:

– Dùng nghệ: Nghệ có khả năng ngăn chặn quá trình tiết histamin – nguyên nhân gây dị ứng và làm giảm tình trạng viêm nhiễm, khó chịu.

Chữa dị ứng phấn hoa thôngNghệ và mật ong là bài thuốc dân gian có tác dụng cho người bị dị ứng

Người bệnh chỉ cần bổ sung khoảng 300mg nghệ/ngày bằng các món ăn, đồ uống. Bạn đang băn khoăn dị ứng phấn hoa nên làm gì có thể tham khảo mẹo này.

– Mật ong: Đối với tình trạng dị ứng phấn hoa mật ong có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm tình trạng kích ứng, viêm nhiễm.

Cách thức thực hiện phương pháp này rất đơn giản, người bệnh chỉ ăn 2 thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng mật ong nguyên chất để tăng hiệu quả.

Gợi ý cho câu hỏi làm gì khi bị dị ứng với phấn hoa bằng hương pháp tại nhà mang tính chất tham khảo vì chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị. Dùng trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng để hỗ trợ điều trị khi kết hợp cùng phương pháp khác.

(>> Xem chi tiết cách xử lý trứng TẠI ĐÂY)

V – Cách giảm dấu hiệu dị ứng phấn hoa bằng kem Yoosun rau má

Đối với những trường hợp bị mẩn ngứa nhẹ do dị ứng phấn hoa phải làm gì? Bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu vùng da đang bị khô, ngứa ngáy..

Bị dị ứng phấn hoa phải làm saoKem Yoosun rau má làm dịu dị ứng mẩn ngứa 

Nhờ thành phần gồm dịch chiết rau má, vitamin E cùng các hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin,… giúp dưỡng ẩm da hiệu quả và nhanh chóng. Đồng thời  bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, giảm ngứa, khô rát, bong tróc da.

Chất kem Yoosun rau má mát lành, thẩm thấu rất nhanh sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, dễ chịu ở vùng da bị dị ứng phấn hoa ngay sau khi sử dụng.

Sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép.

Cách sử dụng rất đơn giản: Vệ sinh vùng da dị ứng với phấn hoa, thoa một lượng vừa đủ kem Yoosun rau má lên, thấm nhẹ nhàng, không cần rửa lại với nước. Mỗi ngày có thể thực hiện 2 – 3 lần.

(>> Xem thêm: Yoosun Rau má có trị bỏng không?)

VI – Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị kiểm soát triệu chứng thì cách phòng dị ứng phấn hoa phù hợp dưới đây sẽ giúp hạn chế đối đa khả năng bị dị ứng phấn hoa, ngăn bệnh tái phát như:

– Không phơi quần áo gần nơi có phấn hoa cũng là cách hạn chế tình trạng người lớn và trẻ sơ sinh bị dị ứng phấn hoa.

Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa và côn trùngHạn chế phơi quần áo nơi nhiều phấn hoa 

– Người có tiền sử dị ứng cần hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời vào những ngày nhiều gió để tránh sự tiếp xúc của cơ thể với phấn hoa gây dị ứng. Đây cũng là một giải đáp cho câu hỏi dị ứng phấn hoa nên kiêng gì?

– Khi ra ngoài nên dùng khẩu trang hoặc dụng cụ che chắn. Cách này thường áp dụng cho những người dị ứng phấn hoa ở hàn, Nhật,…bởi các con đường ở các nước này thường có rất nhiều hoa lá khiến nhiều người bị khó thở, đau và ngứa khi mắt bị dị ứng phấn hoa.

– Vệ sinh môi trường sống và phòng ngủ, đồ dùng cá nhân luôn sạch sẽ.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin C, uống nhiều nước,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó nắm vững dị ứng phấn hoa kiêng ăn gì cần tránh xa thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa,…

– Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, bảo vệ cơ thể tốt hơn trước các tác nhân gây dị ứng.

– Người dễ bị dị ứng cần hạn chế trồng hoặc trưng bày các loại hoa vì có thể khiến phấn của chúng lan tỏa vào không gian sống kích hoạt dị ứng.

– Có thể sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà có trẻ dị ứng với phấn hoa để giữ cho môi trường sống luôn trong lành và sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về khái niệm, triệu chứng dị ứng phấn hoa và cách điều trị. Giải đáp một số thắc mắc tại sao bị dị ứng phấn hoa?Làm gì khi bị dị ứng phấn hoa? bị dị ứng phấn hoa phải làm sao? Hi vọng sẽ giúp bạn đọc có thể chủ động được trong việc phòng tránh và xử lý hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục