Skip to main content
Yoosun background Yoosun background Yoosun background
Xuất bản: 11/03/2024

Bị dị ứng trứng gà, vịt, ngỗng, cá hồi, kiến: Biểu hiện và cách xử lý

6 phút đọc Chia sẻ bài viết

Dị ứng trứng là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em với các biểu hiện như nổi mề đay, phát ban, nôn mửa diễn ra khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Dưới đây là nội dung đầy đủ về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị dị ứng với trứng.

I – Dị ứng trứng là như thế nào? Nguyên nhân dị ứng

Dị ứng trứng là tình trạng hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm protein có trong trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,.. là chất có hại với cơ thể.

Khi ăn trứng, các kháng thể sẽ nhận ra protein và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất khác gây ra triệu chứng dị ứng.

Dị ứng trứng ở trẻ dưới 1 tuổiDị ứng trứng thường xảy ra ở trẻ em

Tỉ lệ dị ứng trứng gà ở trẻ em cao hơn dị ứng trứng gà ở người lớn, chỉ một số ít trường hợp đến tuổi trưởng thành vẫn còn có thể gặp tình trạng này.

Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể bị dị ứng trứng do protein trong sữa mẹ nếu mẹ tiêu thụ trứng trước đó gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh dị ứng trứng, dị ứng trứng ở trẻ dưới 1 tuổi.

Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa protein gây dị ứng nhưng dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn.

Ngoài ra, một số mũi tiêm vắc-xin cũng có thể chứa protein trứng, nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng:

– Vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR)

– Vắc-xin cúm đôi khi chứa một lượng nhỏ protein trứng.

– Vắc-xin sốt vàng

Trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm saoMột số loại vắc-xin chứa protein trứng cũng có nguy cơ gây dị ứng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng trứng:

– Người lớn hoặc trẻ em bị viêm da dị ứng

– Trẻ có cha mẹ bị hen suyễn, dị ứng thực phẩm hoặc một loại dị ứng thực phẩm khác như nổi mề đay, chàm, dị ứng hoa cỏ có nguy cơ dị ứng trứng cao hơn người khác.

II – Biểu hiện dị ứng trứng

Các triệu chứng dị ứng trứng thường xuất hiện sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng từ vài phút đến vài giờ. Biểu hiện từ nhẹ đến nặng khác nhau ở mỗi người, điển hình là:

– Biểu hiện dị ứng trứng gà ở trẻ bị kích ứng ngoài da: Mẩn ngứa, nổi mề đay

– Triệu chứng hô hấp: Ho, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi

– Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa

– Triệu chứng sốc phản vệ:

+ Co thắt đường thở bao gồm sưng cổ họng hoặc u cục ở cổ họng

+  Đau bụng hoặc chuột rút

+ Mạch đập nhanh

+ Huyết áp giảm nghiêm trọng, chóng mặt, mất ý thức

Biểu hiện dị ứng trứng gà ở trẻ emCần nhận biết triệu chứng dị ứng kịp thời

Mức độ biểu hiện dị ứng với trứng có thể thay đổi mỗi lần xảy ra, vì vậy cần trao đổi với bác sỹ để có biện pháp xử lý kịp thời và linh hoạt với các biểu hiện dị ứng.

III – Các loại dị ứng trứng thường gặp 

Người bị dị ứng trứng thường có các triệu chứng phản ứng với các loại trứng như trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng và tất cả các loại trứng khác.

1. Dị ứng trứng gà 

Dị ứng trứng gà thường xuất hiện khi bé bước vào tuổi ăn dặm trẻ 6 tháng bị dị ứng trứng, tình trạng này cũng có thể kéo dài cho đến khi bé lên 5 tuổi.

Biểu hiện trẻ dị ứng trứng gà là da quanh miệng bé chuyển đỏ, nổi phát ban. Biểu hiện bé dị ứng trứng gà còn có dấu hiệu sưng phù, bé bị nôn trớ, tiêu chảy, xuất hiện những cơn đau vùng bụng.

Một số dấu hiệu bé dị ứng trứng gà khác có thể gặp là chảy nước mũi, mắt bé đỏ và mọng nước, bé thở khò khè kèm theo những cơn ho.

Dị ứng trứng gà ở người lớnTrứng gà là loại thực phẩm dễ gây dị ứng

2. Dị ứng trứng kiến

Dị ứng thực phẩm này xảy ra ở mọi đối tượng, ở nước ta đã ghi nhận các ca dị ứng trứng kiến ở người lớn với các biểu hiện toàn thân bệnh nhân nổi mẩn đỏ, đau bụng, nôn sau khi ăn món trứng kiến khoảng một giờ đồng hồ.

Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu với các triệu chứng sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Chính vì thế sau khi ăn trứng kiến có các biểu hiện dị ứng cần đi khám ngay, bác sỹ sẽ chỉ định dị ứng trứng kiến uống thuốc gì.

3. Dị ứng trứng vịt (vịt lộn)

Thành phần protein trong trứng lộn và trứng vịt nói chung có tính kháng nguyên nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng trứng vịt lộn khác.

Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mẫn cảm với protein nên cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm này.

4. Dị ứng trứng ngỗng

Về giá trị dinh dưỡng, trứng ngỗng có 13,5% chất protein.

Bé bị dị ứng với trứngTrứng ngỗng giàu protein

So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn tuy nhiên những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng sẽ có các phản ứng không mong muốn khi ăn trứng ngỗng, bé bị dị ứng trứng gà cũng sẽ bị dị ứng với trứng ngỗng.

5. Dị ứng trứng tôm 

Tôm là một trong những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng, nhất là loại tôm biển (thuộc nhóm hải sản). Nguyên nhân gây ra dị ứng tôm là do cơ địa của người dùng không tương thích với protein trong thịt tôm, tình trạng này cũng xảy ra tương tự khi ăn bộ phận khác của tôm như là trứng tôm.

( >> Xem thêm: Dị ứng thịt gà phải làm sao? Cách trị dị ứng thịt gà)

6. Dị ứng trứng cá hồi

Trứng cá hồi có chứa hàm lượng protein cao, chứa nhiều axit béo omega-3 và nhiều các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người tuy nhiên những người có tiền sử dị ứng cá hồi hoặc dị ứng trứng sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn trứng cá hồi hoặc các thực phẩm chứa trứng cá hồi.

Dị ứng trứng cá hồiTrứng cá hồi nhiều dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng gây dị ứng

7. Dị ứng trứng cút

Trứng cút là thực phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích tuy nhiên cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao thì thành phần protein có trong trứng cút cũng dễ khiến trẻ em dị ứng trứng do cơ thể phản ứng quá mức khi dung nạp chất này. Các triệu chứng cũng tương tự như khi em bé dị ứng trứng gà.

8. Dị ứng trứng hải sản

Những người có cơ địa dễ dị ứng khi ăn hải sản thì cũng có nguy cơ cao bị dị ứng trứng ghẹ, dị ứng trứng mực, tôm, cua, ..

9. Dị ứng trứng muối

Trứng muối không bổ bằng trứng tươi vì các chất dinh dưỡng như protein đã bị biến chất tuy nhiên vẫn có khả năng gây dị ứng cho những người đã có tiền sử dị ứng thực phẩm nói chung và trẻ dị ứng với trứng gà nói riêng.

Ngoài các loại trứng gây dị ứng trên, một số người còn bị dị ứng trứng sữa bởi thành phần trứng trong thực phẩm này cũng chứa nhiều protein.

Dị ứng trứng cá muốiTrứng muối

IV – Cách xử lý khi bị dị ứng trứng

Một số phương pháp điều trị bằng thuốc có thể can thiệp điều trị các triệu chứng dị ứng như:

1. Sử dụng thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng nhẹ. Cách xử lý dị ứng trứng gà này có thể sử dụng ngay sau khi cơ thể tiếp xúc với protein trứng.

2. Tiêm epinephrine

Liệu pháp này được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp khi cơ thể có dấu hiệu dị ứng nặng, có thể dẫn tới sốc phản vệ.

Epinephrine được tiêm ngay lập tức nếu cơ thể bị sốc phản vệ và bệnh nhân cần cấp cứu theo dõi và điều trị ngăn chặn các triệu chứng nghiêm trọng quay trở lại.

Ngoài những phương pháp điều trị ở trên, đối với các triệu chứng trẻ bị dị ứng với trứng gà mức độ nhẹ, chỉ gây mẩn ngứa, người bệnh có thể thực hiện một số mẹo ngay tại nhà để giảm bớt khó chịu như dùng đá chườm lên vùng da bị ngứa, thoa gel nha đam hoặc chườm nóng bằng lá ngải cứu,…

!Lưu ý: Với 2 cách xử lý dị ứng với trứng trên bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng

Cách xử lý dị ứng trứng gàTiêm Epinephrine trong trường hợp dị ứng sốc phản vệ

Một cách khác để cải thiện tình trạng ngứa, nổi mẩn nhẹ là sử dụng kem bôi da Yoosun rau má.

Nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E,.. kem Yoosun rau má giúp làm dịu mát vùng da bị mẩn ngứa, khô ráp, sưng đỏ.

Có thể thực hiện thoa kem mỗi ngày 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng được cải thiện. Đây cũng là một gợi ý cho các mẹ khi đang băn khoăn trẻ bị dị ứng trứng gà phải làm sao để hết mẩn ngứa.

Cách xử lý dị ứng với trứng

(>> Xem thêm: Kem Yoosun Rau má hạn sử dụng bao lâu? )

Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc và đặc biệt là sử dụng an toàn, phù hợp cho mọi làn da kể cả da bé sơ sinh.

Hiện tượng dị ứng trứng, bé dị ứng với trứng gà không có cách điều trị dứt hẳn vì vậy tốt nhất để tránh dị ứng là loại bỏ các loại trứng và các thực phẩm chứa protein trứng ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Đối với các bé sơ sinh dị ứng trứng mẹ cần kiêng thực phẩm này trong suốt thời gian cho con bú.

Nếu gặp phải tình trạng dị ứng trứng, dù nặng dù nhẹ bệnh nhân vẫn nên thăm khám, tham khảo ý kiến bác sỹ để có xử lý các triệu chứng dị ứng lặp lại ở những lần tiếp theo. Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.

Tham khảo thêm:

Yoosun Rau má thay DIỆN MẠO MỚI – CHÀO TUỔI 20 cùng khát vọng vươn xa!

Các thông tin trên website chỉ dùng để tham khảo, không thể thay thế ý kiến Bác sĩ

Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:

5/5 - (1 bình chọn)
Bình luận mặc định
Bình luận trên facebook

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.

Bài viết cùng chuyên mục