Trẻ dị ứng sữa mẹ: Dấu hiệu và cách xử lý khi dị ứng với sữa mẹ.
Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Nhâm
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tuy nhiên có rất nhiều mẹ lo lắng trước tình trạng con nổi mẩn, quấy khóc, cáu gắt,.. Vậy trẻ có thể bị dị ứng sữa mẹ không? Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục?
I – Nguyên nhân trẻ dị ứng với sữa mẹ
Dị ứng sữa mẹ là tình trạng tương đối hiếm gặp, xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng khi đang bú sữa mẹ hoàn toàn. Thông thường, các biểu hiện dị ứng sữa mẹ sẽ xuất hiện ở tuần đầu tiên bé uống sữa.
Nguyên nhân là do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch nhận nhầm protein trong sữa mẹ là protein gây hại nên sinh ra các kháng thể chống lại dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể bị dị ứng
Trẻ dị ứng sữa mẹ còn tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của người mẹ, môi trường sống xung quanh.
Nếu cơ thể mẹ bị dị ứng có thể có yếu tố di truyền sang con, làm tăng nguy cơ dị ứng ở con nhiều hơn.
Nhiều mẹ cho bé bú sữa trữ đông nhưng không được bảo quản và sử dụng đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng.
( → Xem thêm: Trẻ dị ứng sữa công thức phải làm sao? Dấu hiệu và cách xử lý)
II – Dấu hiệu dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh
Cách nhận biết bé dị ứng sữa mẹ có thể dựa vào một số các triệu chứng sau:
– Nổi mẩn, phát ban: Biểu hiện dị ứng sữa mẹ đầu tiên là trẻ nổi mẩn trên da, xuất hiện các vết chàm và phát ban trên da gây ngứa ngáy.
– Nôn trớ nhiều: Hiện tượng nôn ói, trào ngược ở trẻ diễn ra thường xuyên kể cả khi không phải sau giờ ăn có thể là biểu hiện trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa mẹ.
– Trẻ gặp vấn đề về hô hấp sau khi bú: Một trong các triệu chứng dị ứng sữa mẹ là trẻ có biểu hiện khò khè, khó thở, có đờm trong mũi hoặc trong họng.
Trẻ nổi mẩn sau khi bú mẹ cũng là một triệu chứng dị ứng
– Triệu chứng trẻ dị ứng sữa mẹ quấy khóc, cáu gắt: Sau khi bú mẹ bé vẫn quấy khóc và cáu gắt thì có thể do đang bị đau bụng bởi dị ứng.
– Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, các mẹ nên lưu ý đến khả năng bé bị dị ứng sữa mẹ.
– Cân nặng giảm, không tăng cân: Do thiếu hụt chất dinh dưỡng và cơ thể không hấp thu được sữa mẹ nên bé chậm phát triển, thiếu cân, da vàng, xanh xao,.. cũng được cho là dấu hiệu trẻ dị ứng sữa mẹ, không hợp sữa mẹ.
III – Trẻ bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao?
Tình trạng trẻ sơ sinh dị ứng sữa mẹ sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, nghiêm trọng thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể tham khảo một số gợi ý sau:
1. Trường hợp trẻ dị ứng với sữa mẹ nhẹ
– Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ: Mẹ không nên ăn những thực phẩm có chứa chất kích thích, dễ gây dị ứng làm ảnh hưởng đến lượng sữa cho bé bú.
Thay đổi chế độ ăn của mẹ khi trẻ bị dị ứng
– Điều chỉnh lượng sữa: Mẹ vẫn cho trẻ bú nhưng với lượng ít hơn và tiếp tục theo dõi các biểu hiện trẻ dị ứng sữa mẹ. Nếu bé có dấu hiệu giảm dị ứng sữa mẹ thì tiếp tục cho con bú.
– Theo dõi cân nặng cũng như sự phát triển thường xuyên của trẻ
– Em bé bị dị ứng sữa mẹ chỉ kích ứng ngoài da như mẩn ngứa nhẹ mẹ có thể sử dụng sản phẩm kem bôi da dịu nhẹ, có tính chất dưỡng ẩm để làm dịu da, giảm triệu chứng cho bé.
Kem Yoosun rau má là gợi ý để mẹ tham khảo trong trường hợp này, đây là kem bôi da có thành phần chính là dịch chiết rau má cùng vitamin E và các hoạt chất mang lại cảm giác mát dịu trên da, giảm mẩn ngứa, khó chịu cho bé.
Sản phẩm này đã được sở y tế Hà Nội cấp phép, phù hợp và an toàn cho trẻ sơ sinh. Mỗi ngày mẹ có thể thoa cho bé từ 2 – 3 lần.
Bôi kem dưỡng ẩm, giảm ngứa trong trường hợp dị ứng nhẹ
( → Xem thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì?)
2. Trường hợp bé bị dị ứng sữa mẹ nặng
Đối với các dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa mẹ nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị. Tại đây, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng dị ứng của con và xác định các nguyên nhân gây ra dị ứng ở mẹ.
Mẹ có thể cho bé ngừng bú sữa mẹ và thay thế bằng các loại sữa khác phù hợp với độ tuổi theo sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Đặc biệt, cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm, vì thế khi có dấu hiệu bé dị ứng sữa mẹ, cha mẹ không được cho trẻ sử dụng bất cứ một loại thuốc chống dị ứng nào mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bên cạnh các hướng xử lý như trên, các mẹ cần chú ý thêm một số biện pháp để tránh bé dị ứng sữa mẹ như sau:
– Nên kiêng các sản phẩm từ sữa, trứng, ngô và đậu phộng. Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nhất mà các mẹ nên tránh. Đặc biệt là sữa bò làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh dị ứng với sữa mẹ.
Cẩn trọng với các thực phẩm dễ gây dị ứng
– Socola và các sản phẩm từ lúa mì cũng có khả năng khiến bé sơ sinh dị ứng sữa mẹ.
– Một số thực phẩm có mùi khó chịu, tỏi và hành tây cũng là nhóm thực phẩm mẹ cần tránh để hạn chế tình trạng con bị dị ứng sữa mẹ.
– Không nên sử dụng đồ ăn cay hoặc các loại thực phẩm có tính nóng dễ gây dị ứng cho con hơn.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng dị ứng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh và giải đáp câu hỏi bé bị dị ứng sữa mẹ phải làm sao? Nếu nhận thấy trẻ bú sữa mẹ và gặp phải một số dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để bác sĩ có phương pháp kiểm soát kịp thời.
Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn.
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
Chưa có bình luận!